Mẹ bầu cần đi khám thai bao lâu một lần?

Khi bạn đang mong đợi em bé chào đời, bạn sẽ cần thực hiện một thói quen mới trong cuộc sống của mình: khám thai định kỳ. Như nhiều bà mẹ khác có thể đã chia sẻ với bạn, bạn sẽ cảm thấy vô cùng hào hứng với những chuyến thăm thám này. Bạn sẽ biết được ngày dự sinh và lần đầu tiên nghe được nhịp tim của em bé. Bác sĩ cũng sẽ theo dõi sức khỏe của bạn và thai nhi, cung cấp các hướng dẫn về dinh dưỡng và hoạt động, giải thích những gì có thể xảy ra trong quá trình chuyển dạ và sinh nở, đồng thời đưa ra các lời khuyên về cách chăm sóc và nuôi dưỡng một em bé sơ sinh.

Lịch thăm khám cho một thai kỳ khỏe mạn

Video: các mốc khám thai định kỳ quan trọng

Để có một thai kỳ khỏe mạnh, bạn sẽ cần đi khám thai theo lịch sau đây:

  • Tuần 4 đến tuần 28: Mỗi tháng một lần
  • Tuần 28 đến tuần 36: Hai tuần một lần
  • Tuần 36 đến tuần 40: Mỗi tuần một lần 

Nếu bạn mang song thai, bác sĩ sẽ đề nghị bạn đi khám thai thường xuyên hơn. Bạn cũng có thể cần được kiểm tra thêm giữa các lần khám, chẳng hạn như siêu âm để kiểm tra sự phát triển của từng em bé và lượng nước ối. 

Hãy đảm bảo tuân thủ lịch khám thai mà bác sĩ yêu cầu - ngay cả khi cuộc sống vô cùng bận rộn. Chăm sóc trước sinh là rất quan trọng cho sức khỏe của cả bà mẹ và thai nhi. Trên thực tế, nếu một người mẹ không được chăm sóc trước sinh, con của họ sẽ có nguy cơ sinh nhẹ cân cao gấp 3 lần. Khi đi khám thai thường xuyên, bà mẹ sẽ được phát hiện và điều trị sớm các vấn đề bất thường (nếu có) để có một thai kỳ khỏe mạnh nhất có thể. 

Các yếu tố nguy cơ đòi hỏi bà mẹ phải đi khám thai thường xuyên hơn

Nếu bạn từ 35 tuổi trở lên, bạn có nhiều khả năng sinh con bị dị tật bẩm sinh hơn . Nguồn ảnh: healthline.comNếu bạn từ 35 tuổi trở lên, bạn có nhiều khả năng sinh con bị dị tật bẩm sinh hơn . Nguồn ảnh: healthline.comBác sĩ sẽ cần gặp bạn thường xuyên hơn nếu bạn có bất kỳ vấn đề sức khỏe nào trước hoặc trong quá trình mang thai. Bạn cũng có thể cần thực hiện các xét nghiệm bổ sung để đảm bảo rằng bạn và em bé luôn khỏe mạnh. 

Nếu bạn có bất kỳ yếu tố nguy cơ nào dưới đây, bạn có thể sẽ cần đi khám thai dày hơn: 

Từ 35 tuổi trở lên: May mắn là hầu hết phụ nữ ở độ tuổi cuối 30 và đầu 40 sẽ sinh ra những đứa trẻ khỏe mạnh. Nhưng sau 35 tuổi, bạn có nhiều khả năng sinh con bị dị tật bẩm sinh hơn. Bạn cũng có nguy cơ cao gặp phải biến chứng trong khi mang thai.

Các bệnh lý đã có từ trước: Nếu bạn có tiền sử bị tiểu đường hoặc tăng huyết áp, bạn có thể cần gặp bác sĩ sản khoa thường xuyên hơn. Các tình trạng này cần được quản lý chặt chẽ để không gây ảnh hưởng đến sức khỏe của bạn và thai nhi. Một số bệnh lý khác như hen suyễn, lupus, thiếu máu hoặc béo phì cũng đòi hỏi bà mẹ cần phải đi khám nhiều hơn.

Những vấn đề bất thường xuất hiện trong thời kỳ mang thai: Trong các lần khám thai, bác sĩ sẽ xác định các biến chứng có thể xảy ra trong thai kỳ. Chúng bao gồm tiền sản giật, hay huyết áp cao liên quan đến thai nghén và tiểu đường thai kỳ - một loại tiểu đường xảy ra trong thai kỳ. Nếu bạn gặp bất kỳ vấn đề nào trong số này, bạn có thể cần đến khám thường xuyên hơn để bác sĩ có thể theo dõi chặt chẽ tình trạng sức khỏe của bạn.

Nguy cơ sinh non: Nếu bạn có tiền sử dọa sinh non hoặc sinh non, hoặc nếu bạn bắt đầu có dấu hiệu chuyển dạ sinh non, bác sĩ sẽ cần theo dõi bạn chặt chẽ hơn.

Tới gặp bác sĩ để được chăm sóc trước sinh thường xuyên có thể giúp bạn thoải mái hơn. Bạn có thể yên tâm rằng mình đang làm tất cả những gì có thể để có một em bé khỏe mạnh và thai kỳ an toàn. 

Mang thai đôi và những vấn đề cần lưu ý

Mang thai đôi. Nguồn ảnh: express.co.ukMang thai đôi. Nguồn ảnh: express.co.uk

Các bà mẹ mang đa thai luôn cần nhận được sự quan tâm và chăm sóc nhiều hơn. Bác sĩ sẽ tập trung vào một số vấn đề chính sau trong các lần khám thai: 

Dinh dưỡng và tăng cân hợp lý: Khi mang bầu 2 em bé, bạn sẽ cần tăng cân nhiều hơn so với những phụ nữ chỉ mang một con. Mức tăng cân bình thường của một phụ nữ mang song thai là từ 16-18 kg. Bác sĩ sẽ cho biết cụ thể bạn nên tăng bao nhiêu cân, những loại thực phẩm bạn nên ăn và những chất bổ sung cần thiết. 

Chuyển dạ sinh non: Cuộc chuyển dạ bắt đầu trước khi kết thúc tuần thứ 37 là mối bận tâm lớn nhất đối với song thai. Trẻ sinh non có nguy cơ mắc các vấn đề bất thường cao hơn trẻ đủ tháng. Khoảng một nửa số trẻ sinh đôi bị sinh non. Bác sĩ sẽ tìm các dấu hiệu chuyển dạ sinh non của bạn và theo dõi cẩn thận trong các lần thăm khám để kịp thời nhận ra bất kỳ dấu hiệu chuyển dạ nào. 

Nguy cơ đối với sức khỏe của bà mẹ: Mang song thai làm tăng nguy cơ sản phụ bị tăng huyết áp, thiếu máu, tiểu đường thai kỳ và cần sinh mổ so với người mang thai một con. Bác sĩ sẽ theo dõi các tình trạng này trong các lần khám thai

Những rủi ro về sức khỏe đối với cặp song sinh: Những đứa trẻ sinh đôi có nhiều khả năng được sinh ra với kích thước nhỏ hơn mức trung bình. Các vấn đề liên quan tới rau thai cũng có thể xảy ra khi mang song thai. Những cặp song sinh dùng chung rau thai có nguy cơ mắc hội chứng truyền máu song thai (TTTS). Rối loạn này có thể khiến một em bé nhận được quá nhiều máu và nước ối, trong khi em bé kia lại có quá ít. Nếu hai em bé của bạn có chung rau thai, bạn có thể sẽ phải siêu âm 2 tuần một lần bắt đầu từ tuần thứ 16 của thai kỳ để theo dõi hội chứng truyền máu song thai. 

Xem thêm:

Câu hỏi liên quan

Lần khám thai đầu tiên: Thời gian: thai nhi từ 5 = 8 tuần tuổi. Lần khám thứ hai: Thời gian: thai nhi khoảng 8 tuần tuổi Lần khám thai thứ 3: Thời gian: tuần thai từ 10 - tuần 13 6 ngày Lần khám thứ tư: Thời gian: thai nhi từ 14 - 16 tuần tuổi Lần khám thứ năm: Thời gian: thai nhi từ 16-20 tuần tuổi Lần khám thai thứ 6: Thời gian: thai nhi từ 20 - 24 tuần tuổi Lần khám thai thứ 7: Thời gian: thai nhi từ 24 tuần - 27 tuần 6 ngày Lần khám thai thứ 8: Thời gian: Thai nhi từ 28 - 36 tuần tuổi Lần khám thai thứ 11 đến 14: Thời gian: thai nhi từ 36 - 40 tuần tuổi Lần khám thứ 15: Thời gian: Thai nhi từ 40 - 42 tuần tuổi
Xem thêm
Trong mỗi giai đoạn phát triển của thai kỳ, mẹ bầu đôi khi sẽ không nắm chắc tình trạng sức khỏe và hình hài của thai nhi cũng như sức khỏe của bản thân mình. Đó đó, việc khám thai định kỳ là điều mà mỗi mẹ bầu không nên bỏ qua. Trong suốt thai kỳ, mẹ bầu nên thăm khám thai ít nhất là 3 lần tương ứng với ba giai đoạn quan trọng. Thông thường, con số khám thai có thể lên đến 7 – 10 lần, tùy vào nhu cầu và mục đích cá nhân. Theo các bác sĩ sản khoa, có các mốc thời gian mà mẹ bầu nào cũng phải tiến hành khám sức khỏe là tuần 11- 14, tuần 18 – 21 và tuần 30 – 32 của thai kỳ. Thông qua việc thăm khám, mẹ bầu sẽ nắm rõ tình trạng sức khỏe hiện tại của bản thân và sự phát triển của thai nhi, từ đó sẽ biết bản thân cần làm gì để cả hai cùng khỏe mạnh. Đặc biệt là đối những ai lần đầu mang thai và làm mẹ, việc khám thai định kỳ đóng vai trò rất quan trọng.
Xem thêm
Như đã nói ở trên, khi đi khám thai, đặc biệt là khám thai lần đầu, mẹ có thể sẽ phải làm các xét nghiệm. Để kết quả xét nghiệm chính xác nhất, các bác sĩ chuyên khoa khuyên rằng trước khi đi khám mẹ nên cố gắng nhịn ăn khoảng 8 tiếng. Vì việc ăn uống trước khi thăm khám có thể làm ảnh hưởng đến kết quả của buổi khám. Sau khi khám và thực hiện các xét nghiệm, mẹ có thể ăn nhẹ ngay để tránh tình trạng hạ đường huyết. Ở những lần khám thai sau, tùy thời điểm và mục đích khám thai bác sĩ sẽ có câu trả lời phù hợp cho câu hỏi “đi khám thai mẹ có cần nhịn ăn không”. Nếu lần đó chỉ tiến hành siêu âm bình thường, mẹ có thể ăn một chút thức ăn nhẹ, nhưng tuyệt đối không nên sử dụng các loại nước có gas, cà phê, nước trái cây,…
Xem thêm
Theo quy định đã được nêu tại điểm a khoản 1 Điều 21 Luật Bảo hiểm y tế 2008, sửa đổi, bổ sung 2014 thì việc khám thai định kỳ là một trong những khoản được phép chi trả của BHYT. Tuy nhiên, mẹ bầu sẽ chỉ được chi trả trong điều kiện tham gia khám thai định kỳ theo đúng lịch hẹn chuẩn của bệnh viện và theo quy trình khám tiêu chuẩn. Mẹ bầu sẽ không được BHYT chi trả chi phí khám thai nếu thực hiện xét nghiệm, chẩn đoán không nhằm mục đích điều trị, không có chỉ định của bác sĩ. Để chắc chắn hơn về quyền lợi của mình, mẹ bầu hãy trao đổi về vấn đề chi trả của BHYT với nhân viên tại bệnh viện thăm khám.
Xem thêm
Giai đoạn tuần 32 là mốc quan trọng của thai kỳ. Lúc này em bé đã có cân nặng khoảng 1,5 đến 1,8kg và chiều dài cơ thể 42cm tương đương với kích thước của một quả bí ngô nhỏ. Ở mốc khám thai 32 tuần, lượng nước ối bao quanh trẻ cũng giảm dần và bé có xu hướng di chuyển dần xuống dưới đáy tử cung, không còn tình trạng nằm lơ lửng như trước nữa. Bộ não của trẻ lúc này cũng gần như hoàn thiện, trẻ có thể biểu đạt nhiều cảm xúc khác nhau, đa dạng như: ngáp, cau mày, cười, ngậm ngón tay… Khám thai ở tuần 32 sẽ đảm bảo cho thai nhi phát triển toàn diện và tốt nhất khi chào đời. Lớp màng bảo vệ da của thai nhi giai đoạn này vẫn sẽ tiếp tục phát huy chức năng bảo vệ của mình, lớp lông tơ bao quanh da trẻ cũng dần biến mất. Giai đoạn này đánh dấu sự phát triển vượt trội của trẻ, tất cả các bộ phận đều có thể hoạt động độc lập (trừ phổi).
Xem thêm
Câu trả lời là chậm kinh khoảng từ 5-7 ngày là nữ giới có thể đi siêu âm thai để kiểm tra được. Chậm kinh là một dấu hiệu đặc trưng nhất để nữ giới nhận biết mình đã có thai hay chưa. Bởi sau khi thụ thai, phôi thai sẽ di chuyển vào buồng tử cung làm tổ, các lớp niêm mạc ở tử cung dày lên để tạo điểm bám vững chắc cho phôi thai khiến cho hiện tượng kinh nguyệt không diễn ra.
Xem thêm
Có rất nhiều nguyên nhân khiến mẹ bầu khám thai xong bị ra máu: Bong nhau thai, nhau tiền đạo. Đây đều là những tình trạng nhau thai nguy hiểm. Sảy thai, sinh non và vỡ tử cung cũng có thể khiến mẹ bầu chảy máu trong thai kỳ. Cũng có thể là do chất nhầy được tống ra khỏi tử cung vào cuối thai kỳ, xuất hiện dưới dạng dịch tiết âm đạo kèm máu. Khi chảy máu âm đạo là dấu hiệu của mang thai ngoài tử cung. Ban đầu, máu sẽ ra một chút khiến chị em không để ý, nhầm tưởng đó là hiện tượng bình thường khi mới mang thai. Nhưng tới khi ống dẫn trứng bị vỡ, máu sẽ ra ồ ạt. Chửa ngoài dạ con sẽ bao gồm cả hiện tượng đau bụng dữ dội một bên. Chảy máu âm đạo khi mang thai là dấu hiệu dọa sảy thai. Ngoài ra máu, mẹ bầu sẽ có cảm giác đau tức hoặc đau âm ỉ từng cơn ở bụng dưới, mỏi thắt lưng.
Xem thêm
Xem tất cả hỏi đáp với chuyên mục: Khám thai
Chủ đề:
Bình luận (0)

Đăng nhập để có thể bình luận

Chưa có bình luận nào. Bạn hãy là người đầu tiên cho tôi biết ý kiến!