Bạn có thể bị thủy đậu hai lần không?

Thủy đậu hay còn gọi là bỏng dạ (phỏng dạ), là một bệnh truyền nhiễm. Chúng có thể đặc biệt nghiêm trọng đối với trẻ sơ sinh, người lớn và những người có hệ thống miễn dịch suy yếu. Virus varicella-zoster (VZV) gây ra bệnh thủy đậu. Triệu chứng của bệnh này là phát ban dạng mụn nước, thường xuất hiện đầu tiên ở bụng, lưng và mặt.

Phát ban thường lan rộng ra toàn bộ cơ thể, gây ra 250 đến 500 mụn nước. Sau đó, chúng vỡ ra, tạo thành vết loét và cuối cùng đóng vảy. Phát ban có thể gây ngứa nhiều và thường kèm theo mệt mỏi, đau đầu và sốt. 

Mặc dù không phổ biến nhưng bạn có thể bị thủy đậu nhiều lần. Phần lớn những người đã mắc bệnh thủy đậu sẽ có khả năng miễn dịch khỏi bệnh này suốt đời. 

Bạn có thể dễ bị nhiễm virus thủy đậu hai lần nếu: 

  • Mắc bệnh thủy đậu lần đầu tiên khi chưa được 6 tháng tuổi.
  • Lần đầu tiên bị thủy đậu mức độ rất nhẹ.
  • Hệ thống miễn dịch suy yếu. 

Trong một số trường hợp, một người xuất hiện bệnh thủy đậu lần thứ hai thực sự là người mắc bệnh thủy đậu đầu tiên của họ. Một số phát ban có thể nhầm lần với bệnh thủy đậu. Có thể người đó chưa từng bị thủy đậu, mà là trước đó chẩn đoán sai. 

Virus thủy đậu

Bạn có thể không bị thủy đậu hai lần, nhưng VZV có thể gây bệnh hai lần. Khi bạn đã mắc bệnh thủy đậu, virus vẫn tồn tại ở dạng không hoạt động trong mô thần kinh. Mặc dù không chắc bạn sẽ bị lại bệnh thủy đậu, nhưng virus này có thể tái hoạt động sau này và gây ra một tình trạng liên quan gọi là bệnh zona. 

Zona 

Bệnh zona là tình trạng nổi mụn nước gây đau đớn. Phát ban phát triển ở một bên mặt hoặc cơ thể và thường kéo dài khoảng ba tuần. Các mụn nước thường đóng vảy trong một hoặc hai tuần. 

Theo Trung tâm Kiểm soát và Dự phòng Bệnh tật, khoảng một phần ba dân số Hoa Kỳ mắc bệnh zona. Bệnh zona có thể dẫn đến các biến chứng đáng kể, nhưng trường hợp này rất hiếm. 

Thủy đậu lây lan như thế nào?

Thủy đậu là một bệnh rất dễ lây lan, dễ lây truyền từ người này sang người khác. Hít thở không khí mà người bị bệnh thủy đậu thở ra, ho hoặc hắt hơi có thể khiến bạn bị phơi nhiễm. Bệnh thủy đậu cũng có thể lây khi tiếp xúc với dịch trong các mụn nước. 

Nếu bị thủy đậu, bạn sẽ có khả năng lây cho người khác trong khoảng hai ngày trước khi phát ban. Bạn sẽ lây nhiễm cho đến khi mụn nước đóng vảy hoàn toàn. 

Bạn có thể mắc bệnh thủy đậu khi tiếp xúc với một người chủ động mắc bệnh, chẳng hạn như: 

  • Ở trong phòng với họ ít nhất 15 phút
  • Chạm vào mụn nước.
  • Chạm vào các đồ vật gần đây có dính dịch hô hấp hoặc dịch từ các mụn nước. 

Nếu dễ bị bệnh thủy đậu, bạn có thể bị nhiễm bệnh này nếu bạn chạm vào các nốt phát ban của người bị bệnh zona. 

Dấu hiệu nhận biết mắc thủy đậu

Dấu hiệu nhận biết và điều trị thủy đậu. Nguồn ảnh: thechildrensclinicpa.com Nếu bạn tiếp xúc trực tiếp với người bị thủy đậu và bạn chưa tiêm vắc xin thủy đậu hoặc bản thân đã mắc bệnh, thì rất có thể bạn sẽ bị lây bệnh. 

Phát ban liên quan đến bệnh thủy đậu thường dễ nhận biết, đặc biệt là bởi nhân viên y tế. Nhưng khi bệnh thủy đậu trở nên ít phổ biến hơn nhờ vắc-xin, các bác sĩ trẻ tuổi có thể không quen thuộc với dạng phát ban này. Các triệu chứng ngoài phát ban bao gồm: 

Điều trị bệnh thủy đậu như thế nào?

Nếu bạn lo lắng rằng bạn hoặc con bạn bị thủy đậu, hãy liên hệ với nhân viên y tế. Nếu đó không phải là trường hợp nghiêm trọng, thông thường bạn sẽ được khuyên điều trị triệu chứng trong khi chờ bệnh diễn biến hết. Những loại thuốc điều trị điều triệu chứng thường được khuyến cáo bao gồm: 

  • Thuốc giảm đau không phải aspirin như acetaminophen (Tylenol) có thể giúp hạ sốt.
  • Kem dưỡng da không kê đơn như kem dưỡng da calamine có thể làm giảm ngứa. 

Cảnh báo

Trẻ em và những người dưới 18 tuổi không bao giờ được dùng aspirin khi bị bệnh. Điều này là do nguy cơ mắc một tình trạng hiếm gặp nhưng gây tử vong được gọi là hội chứng Reye.

Nếu bác sĩ cảm thấy rằng bạn hoặc con bạn có khả năng diễn biến tình trạng nặng hơn, họ có thể đề nghị một loại thuốc kháng virus như acyclovir (Zovirax). 

Vắc xin thủy đậu

Các bác sĩ cũng khuyên bạn nên tiêm vắc xin thủy đậu. Theo Vaccines.gov, hai liều vắc xin thủy đậu có hiệu quả ngăn ngừa bệnh thủy đậu khoảng 94%. Những người đã tiêm phòng nhưng vẫn mắc bệnh thường biểu hiện bệnh nhẹ hơn rất nhiều. 

Tổng kết

Rất ít khả năng bạn sẽ bị thủy đậu nhiều lần. Và rất hiếm gặp trườn hợp những người đã tiêm vắc xin thủy đậu bị nhiễm virus.

Nếu bạn nghĩ rằng bạn hoặc con bạn đã nhiễm virus, hãy đến gặp bác sĩ. Họ thường có thể xác định các triệu chứng của bệnh thủy đậu bằng cách kiểm tra phát ban và các triệu chứng khác. Trong trường hợp hiếm hoi mà chẩn đoán không rõ ràng, các xét nghiệm khác có thể được thực hiện nếu cần.

Xem thêm: 

Chủ đề:
Bình luận (0)

Đăng nhập để có thể bình luận

Chưa có bình luận nào. Bạn hãy là người đầu tiên cho tôi biết ý kiến!