Bàn chân bẹt là gì? Biện pháp chẩn đoán và điều trị

Nếu bạn nhìn bàn chân người lớn từ bên trong, bạn thường sẽ nhận thấy một đường cong hướng lên ở giữa. Đây được gọi là vòm bàn chân. Những dải gân thắt chặt gắn ở gót chân và xương bàn chân - tạo thành vòm. Một số gân ở bàn chân và cẳng chân của bạn phối hợp với nhau để tạo thành vòm bàn chân.

Video Bàn chân bẹt: Dấu hiệu nhận biết và cách điều trị

Khi tất cả các gân đều kéo với một lực thích hợp thì bàn chân của bạn sẽ tạo thành hình vòm bình thường, vừa phải. Khi các gân không kéo lại với nhau đúng cách, vòm không rõ hoặc không có vòm, tạo nên hình ảnh bàn chân bẹt, hay bàn chân phẳng.

Tự kiểm tra bàn chân bẹt

Bạn có thể dễ dàng tự kiểm tra xem mình có bị bàn chân bẹt hay không. Thực hiện theo 3 bước sau:

  1. Làm ướt chân.
  2. Đứng trên một bề mặt phẳng nơi có thể in dấu chân của bạn, chẳng hạn như trên một lối đi bê tông.
  3. Bước ra xa và nhìn vào các dấu chân. Nếu bạn nhìn thấy những dấu ấn hoàn chỉnh của đáy bàn chân thì có khả năng bạn đang có bàn chân bẹt.

Nhiều trẻ nhỏ có bàn chân bẹt. Khi trẻ đứng, bàn chân trông bằng phẳng. Nhưng khi đứa trẻ nhón chân lên thì sẽ xuất hiện một đường cong nhẹ. Trong hầu hết các trường hợp, khi trẻ lớn hơn, các vòm chân sẽ phát triển.

Nguyên nhân của bàn chân bẹt 

Bàn chân bẹt ở người lớn có thể phát sinh từ nhiều nguyên nhân khác nhau. Đây là những nguyên nhân phổ biến nhất:

  • Bất thường có từ khi sinh ra
  • Gân bị kéo căng hoặc bị rách
  • Tổn thương hoặc viêm gân chày sau, nối từ cẳng chân của bạn, dọc theo mắt cá chân , đến giữa vòm
  • Gãy xương hoặc trật khớp 
  • Một số tình trạng sức khỏe, chẳng hạn như viêm khớp dạng thấp
  • Các vấn đề về thần kinh

Các yếu tố khác có thể làm tăng nguy cơ của bạn gồm:

Các triệu chứng của bàn chân bẹt

Nhiều người có bàn chân bẹt nhưng không nhận thấy vấn đề gì và không cần điều trị. Nhưng những người khác có thể gặp các triệu chứng sau:

  • Đau hoặc nhức bàn chân, đặc biệt là ở các khu vực của vòm và gót chân
  • Lòng bàn chân của bạn bị sưng tấy
  • Chuyển động chân, chẳng hạn như đứng trên ngón chân, rất khó
  • Đau lưng và chân

Nếu bạn nhận thấy bất kỳ triệu chứng nào trong số này, đã đến lúc bạn phải đến gặp bác sĩ.

Chẩn đoán bàn chân dẹt

Bác sĩ kiểm tra bàn chân của bạn để xác định 2 điều:

  • Bạn có bàn chân bẹt hay không
  • Nguyên nhân có thể gây ra bàn chân dẹt

Một buổi kiểm tra có thể bao gồm các bước sau:

  • Kiểm tra tiền sử sức khỏe của bạn để tìm bằng chứng về bệnh tật hoặc chấn thương có thể liên quan đến bàn chân bẹt
  • Nhìn vào đế giày của bạn để tìm các kiểu mòn bất thường
  • Quan sát bàn chân và cẳng chân khi bạn đứng và thực hiện các động tác đơn giản, chẳng hạn như kiễng chân lên
  • Kiểm tra sức mạnh của cơ và gân, bao gồm cả các gân khác ở bàn chân và cẳng chân, chẳng hạn như gân Achilles hoặc gân chày sau
  • Chụp X-quang hoặc MRI bàn chân của bạn

Điều trị bàn chân bẹt

Điều trị bàn chân bẹt phụ thuộc vào mức độ nghiêm trọng và nguyên nhân của vấn đề. Nếu bàn chân bẹt không gây đau đớn hoặc khó khăn khác, thì có lẽ không cần điều trị. Trong các trường hợp khác, bác sĩ có thể đề xuất một hoặc nhiều phương pháp điều trị sau:

  • Nghỉ ngơi và chườm đá để giảm đau và giảm sưng
  • Bài tập kéo giãn
  • Giảm đau bằng thuốc, chẳng hạn như chống viêm không steroid
  • Vật lý trị liệu
  • Dụng cụ chỉnh hình, chỉnh sửa giày, nẹp 
  • Thuốc tiêm để giảm viêm, chẳng hạn như corticosteroid

Nếu đau hoặc tổn thương chân nghiêm trọng, bác sĩ có thể đề nghị phẫu thuật. Các thủ tục có thể bao gồm những điều sau:

  • Hợp nhất xương bàn chân hoặc mắt cá chân với nhau (arthrodesis)
  • Loại bỏ xương hoặc gai xương phát triển
  • Cắt hoặc thay đổi hình dạng của xương
  • Làm sạch lớp bao bảo vệ của gân (bao hoạt dịch)
  • Thêm gân từ các bộ phận khác của cơ thể vào gân ở bàn chân để giúp cân bằng "lực kéo" của gân và tạo thành hình cung (chuyển gân)
  • Ghép xương vào bàn chân để làm cho vòm tăng lên tự nhiên hơn 

Các biện pháp khắc phục tại nhà

Có các biện pháp khắc phục tại nhà để ngăn ngừa hoặc kiểm soát cơn đau do bàn chân bẹt. Dưới đây là một số biện pháp có thể được xem xét:

  • Mang giày hoặc lót giày phù hợp với hoạt động của bạn.
  • Khi cơn đau xuất hiện, hãy thử điều trị tại nhà bằng cách nghỉ ngơi, chườm đá và dùng thuốc chống viêm không steroid hoặc NSAIDS không kê đơn, chẳng hạn như ibuprofen. Nói chuyện với bác sĩ trước nếu bạn dùng bất kỳ loại thuốc nào khác hoặc có bất kỳ vấn đề y tế nào.
  • Yêu cầu bác sĩ hoặc chuyên gia vật lý trị liệu chỉ cho bạn các động tác kéo giãn có thể giúp bạn chuẩn bị cho các hoạt động tập trung vào đôi chân.
  • Hạn chế hoặc điều trị các yếu tố nguy cơ có thể làm cho bàn chân bẹt trở nên tồi tệ hơn, chẳng hạn như bệnh tiểu đường, huyết áp cao và béo phì.
  • Tránh các hoạt động gây căng thẳng quá mức cho đôi chân của bạn, chẳng hạn như chạy bộ.
  • Tránh các môn thể thao có tác động mạnh như bóng rổ, khúc côn cầu, bóng đá và quần vợt.
  • Biết khi nào cần được giúp đỡ. Khi cơn đau dữ dội hoặc cản trở các hoạt động, đây là lúc bạn nên đến gặp bác sĩ để được thăm khám và điều trị toàn diện.

Xem thêm:

Chủ đề:
Bình luận (0)

Đăng nhập để có thể bình luận

Chưa có bình luận nào. Bạn hãy là người đầu tiên cho tôi biết ý kiến!