Nguyên nhân gây đau lòng bàn chân và cách điều trị

Lòng bàn chân (hay gan bàn chân) là nơi phải chịu đựng tất cả áp lực của toàn bộ cơ thể trong suốt cuộc đời mỗi khi chúng ta đi bộ, chạy hay đứng. Đau lòng bàn chân sẽ ảnh hưởng rất nhiều tới chất lượng cuộc sống.

Video Khi lòng bàn chân bị đau 

Trong bài viết này, bạn sẽ được tìm hiểu về giải phẫu bàn chân của mình, các nguyên nhân phổ biến gây đau bàn chân, khi nào nên đi khám bác sĩ và cách chẩn đoán và điều trị.

Nguyên nhân đau lòng bàn chân

Bàn chân của bạn khá phức tạp, với:

  • 26 xương
  • 30 khớp
  • Gần 100 cơ và dây chằng

Mỗi bộ phận, từ ngón chân đến gân Achille, giúp bạn đứng thẳng, giữ thăng bằng và đi bộ.

Chấn thương bàn chân hoặc các vấn đề khác có thể khá đau đớn. Bàn chân của bạn có thể bị kích thích bất cứ lúc nào bạn đứng hoặc đi bộ.

Viêm cân gan chân

Một trong những nguyên nhân phổ biến nhất của đau chân là viêm cân gan chân. Trong tình trạng này, vòm bàn chân của bạn bị viêm. Điều này gây ra những cơn đau nhói gót chân hoặc lòng bàn chân của bạn.

Bạn có thể dễ bị viêm cân gan chân nếu: 

  • Mang giày có hỗ trợ vòm kém
  • Đi bộ hoặc đứng nhiều trên bề mặt cứng
  • Đi chân trần

Các triệu chứng viêm cân gan chân thường nghiêm trọng nhất vào buổi sáng hoặc sau khi không hoạt động. Khi bước ra khỏi giường, bạn có thể cảm thấy đau nhói ở bước chân đầu tiên.

Kéo giãn nhẹ nhàng, chườm đá hoặc chườm nóng và các bài tập ít tác động như đi bộ có thể giảm đau. 

Đau ụ bàn chân

Ụ bàn chân là vùng gan chân ở gốc của các ngón chân.

Pain Ball of Foot | Cause of Pain in the Ball of FootỤ bàn chân. Nguồn ảnh podogo.com)Ụ bàn chân. Nguồn ảnh podogo.com)Đau ụ bàn chân là do các hoạt động có tác động mạnh như chạy hoặc nhảy. Những hoạt động đó có thể gây căng thẳng cho lòng bàn chân của bạn.

Một nghiên cứu cho thấy 80% mọi người bị đau ụ bàn chân vào một thời điểm nào đó. Nó thường hết khi nghỉ ngơi và đi giày chỉnh hình.

Bệnh lý thần kinh ngoại biên

Đối với hàng triệu người, đau chân xuất phát từ hệ thần kinh.

Bệnh thần kinh ngoại biên có thể khó chẩn đoán và điều trị hơn các vấn đề bàn chân khác. Nguyên nhân là do dây thần kinh bị tổn thương hoặc sai lệch.

Đôi khi, bệnh tật hoặc chấn thương có thể làm gián đoạn hoặc thay đổi các tín hiệu thần kinh, dẫn tới đau đớn. Bạn có thể cảm thấy ngứa ran, bỏng rát hoặc cảm giác như bị kim châm. 

Bệnh thần kinh ngoại biên thường được điều trị bằng các loại thuốc như thuốc chống động kinh và thuốc chống trầm cảm. Chúng tác động làm thay đổi hoạt động của hệ thần kinh.

 U thần kinh

U thần kinh là các khối bất thường xuất phát từ các tế bào thần kinh. Nó hình thành giữa các ngón chân, thường là sau một chấn thương.

U thần kinh cũng do các hoạt động có tác động mạnh gây ra, bao gồm:

  • Chạy
  • Mang giày mà không có hỗ trợ thích hợp
  • Thường xuyên đi giày cao gót

U thần kinh có thể giống như một viên sỏi trong giày của bạn. Nó gặp nhiều nhất ở giữa ngón chân thứ hai và thứ ba, hoặc thứ ba và thứ tư.

Các triệu chứng bao gồm tê, ngứa ran và bỏng rát ở các ngón chân hai bên.

Viêm xương vừng và gãy xương vừng do stress

Xương vừng 2 xương nhỏ bên dưới đốt bàn của ngón chân cái. Chúng giúp hỗ trợ phần gân giúp uốn cong ngón chân này.

Sesamoiditis - What Is Sesamoiditis? - Vascular Health ClinicsXương vừng và gãy xương vừng. Nguồn ảnh vascularhealthclinics.orgXương vừng và gãy xương vừng. Nguồn ảnh vascularhealthclinics.orgNhững xương này có thể bị áp lực quá mức gây viêm xương vừng. Tình trạng này gây đau và viêm ở gốc ngón chân cái.

Nếu áp lực nghiêm trọng, bạn có thể bị gãy xương do stress.

Viêm xương vừng có thể được điều trị bằng:

  • Nghỉ ngơi, băng ép và nâng cao chân
  • Buộc hoặc cố định để hạn chế chuyển động
  • Vật lý trị liệu
  • Thuốc chống viêm
  • Trong một số trường hợp hiếm hoi cần phải phẫu thuật

Khi nào cần đi khám?

Đôi khi chứng đau chân sẽ tự biến mất trong vài ngày. Nhưng đôi khi nó trở thành mạn tính. Điều đó có thể ảnh hưởng lớn đến cuộc sống của bạn.

Hãy đi khám bác sĩ nếu bạn có: 

  • Cơn đau mới kéo dài hơn vài ngày
  • Cơn đau khiến bạn không thể bước đi
  • Chóng mặt hoặc buồn nôn liên quan đến đau chân (có thể là dấu hiệu của gãy xương)
  • Sốt hoặc sưng liên quan đến đau chân (có thể là dấu hiệu của nhiễm trùng)
  • Chấn thương gây đau chân
  • Đau chân mạn tính hiện tại trở nên tồi tệ hơn

Chẩn đoán đau lòng bàn chân

Để xác định nguyên nhân gây đau chân, bác sĩ có thể sẽ khám bàn chân của bạn. Họ sẽ đánh giá vị trí đau.

Họ cũng sẽ kiểm tra tình trạng viêm nhiễm, bầm tím, móng chân mọc ngược hoặc các vết thương khác. Họ có thể quan sát bạn đi bộ và yêu cầu bạn duỗi ngón chân.

Tùy thuộc vào những gì bác sĩ khám được, bạn có thể được chỉ định chụp X-quang hoặc xét nghiệm chẩn đoán hình ảnh khác.

Bác sĩ có thể chẩn đoán và điều trị cho bạn hoặc giới thiệu bạn đến một bác sĩ chuyên khoa về bàn chân. 

Điều trị đau lòng bàn chân

Điều trị đau chân phụ thuộc vào chẩn đoán của bạn. Có một số lựa chọn điều trị.

Bác sĩ thường khuyên bạn nên bắt đầu với các lựa chọn điều trị bảo tồn và chuyển sang các phương pháp điều trị khác nếu cần.

Giảm đau

Chườm lạnh hoặc chườm nóng có thể làm giảm cơn đau. Chỉ dùng đá trong 20 phút mỗi lần, tối đa 3 lần một ngày. Không chườm đá hoặc túi gel trực tiếp lên da.

Thuốc giảm đau không kê đơn cũng có thể hữu ích:

Nếu phương pháp điều trị bảo tồn không thành công, tiêm cortisone có thể được áp dụng cho:

  • Viêm cân gan chân
  • Viêm xương vừng
  • U thần kinh

Đối với những cơn đau dữ dội, bạn có thể được sử dụng một loại thuốc opioid  như:

  • Paracetamol với Codeine 
  • Hydrocodone / paracetamol)
  • Oxycodone

Những loại thuốc này có thể gây nghiện. Chúng không được sử dụng lâu dài, chỉ sử dụng chúng theo quy định.

Đối với bất kỳ vấn đề nghiêm trọng nào, bác sĩ có thể đề nghị bạn sử dụng một đôi giày chỉnh hình hoặc giày bốt đặc biệt. Những thứ đó có thể giúp bạn giảm áp lực lên chân.

Thay đổi lối sống

Giày hoặc lót hỗ trợ có thể giúp giảm đau chân. Nghỉ giải lao thường xuyên cũng có thể hữu ích.

Bạn có thể thực hiện một chế độ ăn uống chống viêm. Nó tập trung vào trái cây và rau, cá, các loại hạt và ngũ cốc nguyên hạt.

Thực phẩm có nghệ, nước chanh và chất chống oxy hóa cũng có thể giúp giảm viêm chân. 

Liệu pháp bổ sung và thay thế

Các phương pháp điều trị bổ sung hoặc thay thế có thể làm giảm đau chân, ít nhất là tạm thời, chúng bao gồm:

  • Châm cứu
  • Điện châm (đặc biệt đối với viêm cân gan chân) 
  • Mát xa

Các liệu pháp vận động như yoga hoặc thái cực quyền có thể giúp tăng cường sức mạnh cơ bắp, tính linh hoạt và khả năng giữ thăng bằng. 

Phòng ngừa đau lòng bàn chân

Để ngăn ngừa chấn thương bàn chân trong tương lai:

  • Mang miếng lót chỉnh hình hoặc giày hỗ trợ
  • Cẩn thận đi bộ và vươn vai sau chấn thương
  • Tránh chạy, nhảy hoặc các hoạt động có tác động mạnh 

Tóm tắt

Bàn chân có rất nhiều bộ phận tham gia vào quá trình chuyển động. Tất cả chúng đều quan trọng để giữ thăng bằng, đứng và đi bộ.

Viêm cân gan chân gây đau nhói ở gót chân hoặc lòng bàn chân. Đau ụ bàn chân là đau ở gốc của các ngón chân.

Bệnh thần kinh ngoại biên liên quan đến các dây thần kinh bị tổn thương hoặc rối loạn. Bạn có thể bị ngứa ran hoặc bỏng rát khắp bàn chân.

U thần kinh là một khối tế bào thần kinh nằm giữa các ngón chân, bạn có thể cảm thấy như có một viên đá trong giày. Viêm xương vừng gây đau nhức và sưng tấy ở gốc ngón chân cái.

Để xác định nguyên nhân của đau chân có thể cần thăm khám và chụp X-quang hoặc các loại chẩn đoán hình ảnh khác. 

Điều trị có thể bao gồm giảm đau, thay đổi lối sống và liệu pháp bổ sung.

Xem thêm:

Chủ đề:
Bình luận (0)

Đăng nhập để có thể bình luận

Chưa có bình luận nào. Bạn hãy là người đầu tiên cho tôi biết ý kiến!