Ăn hành có tác dụng gì? Hành lá hay hành củ tốt hơn?

Tuy cùng là một họ nhưng sự khác nhau về chủng loại nên hành lá và hành củ có tác dụng khác nhau trong chữa bệnh. Hằng ngày chúng ta sử dụng chúng để chế biến món ăn nhưng mấy ai có thể biết được tác dụng đặc biệt của hai loại này. Cùng chúng tôi tìm hiểu nhé!

Hành lá và giá trị dinh dưỡng

Video: 9+ tác dụng của hành lá mà bạn nên biết.

Hành lá hay còn gọi là hành xanh, hành hoa, có thân dài hình ống màu xanh, ruột rỗng. Chúng có thể ăn sống hoặc nấu chín như một loại rau hay gia vị giúp làm tăng hương vị cho món ăn.

Hành lá có khoảng 5 loại khác nhau cùng thuộc chi hành, chúng được thưởng thức hầu như ở khắp nơi trên thế giới, đặc biệt là ở những nước Châu Á, trong hành lá có rất nhiều khoáng chất tốt cho sức khỏe.

Thành phần chính có trong hành lá là nước. Một chén hành lá chỉ chứa 32 calo, chứa ít chất béo và không có cholesterol. Nó cũng chứa ít đường và ít carbohydrates hơn các loại rau khác như cà rốt, khoai tây và ngô.

Hành lá hay hành hoaHành lá hay hành hoaThành phần dinh dưỡng đáng chú ý có trong 1 chén hành lá gồm có:

  • Hàm lượng vitamin K gấp hai lần khuyến cáo hàng ngày cho người lớn, giúp đông máu và giữ cho xương chắc khỏe.
  • Cung cấp 25% nhu cầu vitamin C hàng ngày, là một chất chống oxy hóa giúp hạn chế tổn thương các tế bào lành mạnh trong cơ thể.
  • Cung cấp khoảng 16% nhu cầu folate hàng ngày, loại vitamin có trong cấu trúc của các các sợi ADN và đặc biệt quan trọng với phụ nữ mang thai.

Ngoài ra, trong hành lá có chứa tinh dầu có chứa sunfua và chất kháng sinh allin, acid malic, galantin và allinsufit; hạt chứa S-propenyllein sunfoxit tốt cho bệnh nhân bị viêm họng, ho.

Hành củ và giá trị dinh dưỡng

Hành củ hay còn gọi là củ hành tím hoặc hành khô, có lớp vỏ màu vàng nâu hoặc màu tím hồng, tím đậm. Chúng được trồng và sử dụng rộng rãi trong nền ẩm thực trên khắp thế giới. Hành củ có mùi hăng, vị hơi cay, trong món ăn có thể ăn sống hoặc nấu chín đều được.

Hành củ hay hành tímHành củ hay hành tímHành củ thường dùng để phi vàng thơm để tăng hương vị cho món ăn, một vài món ăn Việt có sử dụng hành củ phi như: bún riêu, xôi mặn, hủ tiếu, bún mọc,... Ngoài ra hành củ còn rất được yêu thích trong các món xốt châu Âu.

Hành củ có nhiều ứng dụng y học có giá trị vì chúng chứa nhiều chất dinh dưỡng, vitamin, khoáng chất và các hợp chất hữu cơ, bao gồm: các hợp chất lưu huỳnh và quercetin. Hành cũng chứa các thành phần khoáng chất như canxi, magiê, natri, kali, selen, phốt pho và là một nguồn cung cấp vitamin C, vitamin B6 và chất xơ rất tốt.

Lợi ích của hành lá và hành củ

Tuy cùng là một họ nhưng sự khác nhau về chủng loại nên hành lá và hành củ có tác dụng khác nhau trong chữa bệnh

Hành lá

Theo Đông y: Hành lá có vị cay, tính nóng, tác dụng làm ra mồ hôi, thông khí, hoạt huyết, lợi tiểu, trợ tiêu hóa, sát trùng, an thai. Thường dùng chữa cảm lạnh, nhức đầu, sổ mũi, ăn uống không tiêu, đầy bụng, bụng lạnh. Dùng ngoài giã nát, đun sôi để rửa các vết thương, vết loét, chàm(eczema), viêm da.

Theo Y học hiện đại: Nhờ các hoạt chất hoạt tính, hành lá mang lại nhiều lợi ích sức khỏe. Dưới đây là một vài lợi ích chính hành lá mang lại:

  • Hỗ trợ tiêu hóa: Hành lá giàu chất xơ giúp tiêu hóa tốt hơn. Bạn nên ăn hành lá thường xuyên, có thể nấu chín hoăc thêm vào salad.
  • Tăng cường hệ miễn dịch: Hành lá giàu vitamin C và vitamin A, giúp tăng cường hệ thống miễn dịch và bảo vệ cơ thể khỏi nhiễm trùng.
  • Kiểm soát đường huyết và ngăn ngừa tiểu đường: Hợp chất lưu huỳnh có trong hành lá giúp giảm lượng đường trong máu do đó ngăn ngừa bệnh tiểu đường.
  • Ngăn ngừa cảm lạnh: Hành lá có tính kháng khuẩn và kháng virus, giúp chống lại các bệnh viêm nhiễm do virus như cảm lạnh và giúp loại bỏ các dịch nhày.

Hành lá được sử dụng nhiều trong hỗ trợ điều trị cảm lạnhHành lá được sử dụng nhiều trong hỗ trợ điều trị cảm lạnh

  • Chống ung thư: Hành lá giàu flavonoid và hợp chất allyl sulfide giúp chống lại các gốc tự do và ngăn ngừa sự phát triển của các tế bào ung thư, do đó giúp chống lại bệnh ung thư.
  • Tốt cho mắt: Hành lá giàu vitamin A và carotenoid giữ cho mắt luôn khỏe mạnh, ngăn ngừa mất thị lực.
  • Tốt cho tim: Hành lá giàu vitamin C và các chất chống ôxy hóa giúp chống lại các gốc tự do và làm giảm nguy cơ mắc bệnh tim.
  • Giúp cho xương chắc khỏe: Hành lá giàu vitamin C, vitamin K và một số chất dinh dưỡng thiết yếu khác, giúp cho xương chắc khỏe. Bạn nên ăn hành lá thường xuyên. 

Hành củ

Có thể liệt kê các lợi ích của hành củ dưới đây

  • Một trong những thành phần trong hành củ là quercetin, có tác dụng ngăn ngừa lão hóa.
  • Nhờ chứa nhiều chất chống oxy hóa nên hành củ có tác dụng ngăn ngừa bệnh ung thư mạnh mẽ. Các quercetin và allicin trong hành đã được chứng minh giúp giảm viêm, có lợi cho cả phòng và điều trị ung thư.
  • Ngoài ra, hành củ cũng cũng được chứng minh giúp hạn chế nguy cơ mắc ung thư thực quản, tử cung và vòm họng… Hành củ còn bổ máu vì chứa nhiều chất sắt. Trong khi đó, sắt là vi chất tham gia tích cực vào quá trình tạo máu, vận chuyển oxy từ phổi đến các tế bào.

Hảnh củ bổ máu vì chứa nhiều sắtHảnh củ bổ máu vì chứa nhiều sắt

  • Trong hành củ có hàm lượng phenoplast cao, có tác dụng tích cực vào quá trình thanh lọc, thải độc cho gan nên hạn chế nguy cơ mắc ung thư gan.
  • Hành củ có chứa nhiều flavonoid (chất chuyển hóa trung gian) và các hợp chất lưu huỳnh. Vì thế nó có tác dụng làm loãng máu, hòa tan máu đông và lọc các chất béo không lành mạnh.
  • Hành củ cũng giàu chất xơ nên giúp phòng chống chứng táo bón. Tuy nhiên, các chuyên gia y tế khuyến cáo không nên tiêu thụ nhiều loại hành này vì nó chứa oitrosamin, khi vào cơ thể có khả năng làm tăng nguy cơ ung thư dạ dày, gây hại gan, tim, phổi…

Lưu ý khi ăn hành

Theo Đông y, các loại hành nói chung có tính ấm nên tránh dùng cho người có dương thịnh, hỏa bốc. Ăn quá nhiều sẽ gây phản tác dụng như có thể làm mắt mờ, tóc chóng bạc, thậm chí cản trở ra mồ hôi.

  • Phụ nữ có kinh sớm, kinh nhiều nên tránh ăn nhiều hành. Ngoài ra, người bị cao huyết áp cũng nên hạn chế ăn.
  • Không nên ăn hành lámật ong vì các loại enzym có trong mật ong và các chất trong hành khi kết hợp với nhau sẽ gây phản ứng có hại cho sức khỏe con người, đặc biệt có thể gây chứng tiêu chảy, khó chịu ở đường tiêu hóa.
  • Với phụ nữ mang thai nên hạn chế ăn hành bởi ăn nhiều hành làm tăng chứng ợ nóng khi mang thai.
  • Một số người cơ địa dị ứng với hành có thể xuất hiện các triệu chứng như buồn nôn, khó thở, chảy nước mũi, phát ban

Câu hỏi liên quan

Gà nấu hành tăm Cơm gà hấp củ nén Mì quảng tôm thịt
Xem thêm
Phòng ngừa ung thư: Theo nhiều nghiên cứu, chất chống oxy hóa và các chất hóa học thực vật như disulphide, trisulphide, cepaene và quercetin có trong hành tím được chứng minh là giảm viêm, điều trị và phòng ngừa ung thư. Ngoài ra, nếu như ăn hành tím đều đặn còn giúp cải thiện các vấn đề về tiêu hóa như đầy bụng, khó tiêu, ăn không ngon miệng, rối loạn dạ dày, đại trực tràng và túi mật. Điều trị thiếu máu: Hành tím có chứa hàm lượng chất sắt khá cao, có tác dụng giúp điều trị bệnh thiếu máu. Mỗi ngày, bạn nên ăn 1 củ hành tím để tăng cường hàm lượng chất sắt cho cơ thể. Ngoài ra, hành tím còn chứa chromium, một chất có tác dụng làm giảm nồng độ insulin trong máu, cải thiện đáng kể lượng glucose, giúp hạn chế lượng đường được hấp thu vào cơ thể. Bảo vệ sức khỏe cho tim mạch: Khi ăn hành tím sẽ giúp giảm cholesterol và triglyceride. Bên cạnh đó, hợp chất lưu huỳnh có trong củ hành tây tím cũng có tác dụng chống máu vón cục. Quercetin trong hành tím làm nhiệm vụ ngăn ngừa xơ cứng động mạch bằng cách loại bỏ các mảng bám, từ đó giảm thiểu được nguy cơ đau tim. Cải thiện các vấn đề về hô hấp: tác dụng kháng viêm của hành tím sẽ giúp nới lỏng các cơ của đường hô hấp và làm giảm triệu chứng của bệnh hen suyễn cùng với viêm phế quản. Không những vậy, nó cũng rất hiệu quả trong việc điều trị và ngăn ngừa bệnh về đường hô hấp như ho, hắt hơi, cảm lạnh, cúm và chảy nước mũi. Kháng viêm và diệt khuẩn, đẩy lùi bệnh tật do độc tố trong thực phẩm gây ra: Trong hành tây tím chứa các chất có tác dụng kháng khuẩn, loại bỏ các chất độc hại trong cơ thể. Từ đó, giúp điều trị các bệnh do độc tố của thực phẩm gây nên, tiêu diệt các loại vi khuẩn lây nhiễm, như vi khuẩn E.coli, vi khuẩn salmonella. Ngoài ra, các chất hóa học thực vật trong hành tím còn giúp làm giảm nguy cơ viêm loét dạ dày.. Bảo vệ hệ tiêu hóa, chống táo bón: Nguồn chất xơ dồi dào trong hành tím có tác dụng rất hữu hiệu và thúc đẩy sự phát triển của lợi khuẩn trong ruột, chống táo bón rất tốt. Vậy nên, hãy ăn một củ hành mỗi ngày sẽ giúp bạn cải thiện được tình trạng táo bón. Tăng tiết sữa mẹ: Việc ăn hành tím sẽ giúp cho lượng sữa của người mẹ đang cho con bú tiết ra nhiều hơn. Trước khi ăn, cần tham khảo ý kiến của bác sĩ, để được tư vấn cách ăn phù hợp. Điều trị huyết áp cao: Trong hành tím có lượng calo thấp, lượng kali khá cao, nhưng lại ít natri và không chứa chất béo. Sự tác động giữa kali và natri sẽ giúp điều chỉnh huyết áp ở người cao tuổi, hành tím cũng giúp tăng sự độ đàn hồi của mạch máu và có tác dụng hiệu quả trong việc làm giảm huyết áp. Đây chính là một cách làm giảm huyết áp tự nhiên. Pha loãng máu: Trong hành tím rất giàu flavonoid, một chất chuyển hóa trung gian, có tác dụng làm loãng máu, hòa tan máu đông, đồng thời giúp thanh lọc máu, lọc các chất béo không lành mạnh.
Xem thêm
Cách chọn củ hành tăm: Để chọn được hành tăm ngon thì nên chọn những củ hành tròn đều, có màu trắng ngà, có mùi thơm đặc trưng. Đồng thời, không nên chọn quả quá to, không bị dập nát và sâu bệnh. Để bảo quản củ hành tăm thì bạn có thể thực hiện theo 2 cách sau: Cách 1: Khi mua hành tăm sử dụng trong ngày thì bạn nên bảo quản ở nơi thoáng mát, tránh để hành ở túi kín sẽ khiến hành bị bí hơi, dễ làm hư hành. Đặc biệt, không để hành ở nơi có nhiệt độ quá thấp hoặc nhiệt độ quá cao. Cách 2: Để sử dụng hành tăm trong khoảng thời gian dài thì nên rửa sạch hành và hong hành khô khoảng 1 tuần. Điều đặc biệt, chỉ nên để hành ở nơi thoáng mát có gió để hong hành.
Xem thêm
Ở trên chúng ta đã biết bé mấy tháng ăn được hành tỏi rồi, khi biết bé mấy tháng ăn được hành tỏi, mẹ hãy chế biến những món ngon cho bé có thêm gia vị này để con bồi bổ sức khỏe nhé. Cháo tỏi Tôm rim tỏi ăn với cháo
Xem thêm
Hành tím Trung Quốc củ to, tròn, thường chỉ có 1 tép, màu đỏ nhạt không thơm, vỏ mỏng. Còn hành tím Việt Nam thường có khoảng 2 đến 3 tép nhỏ vừa. Bạn nên mua những củ nhỏ và nhọn, thường có vài tép trên một củ, lớp vỏ dày, có mùi thơm đặc trưng của hành. Nên chọn mua những củ hành ta chắc, già vỏ và đều. Hành phải có lớp vỏ khô và dễ bong để có thể lột bỏ dễ dàng. Không mua hành bị mọc mầm, bị ướt, có những đốm mềm hoặc bị hõm ở phần cuống. Vì những củ hành này thường rất nhanh hỏng.
Xem thêm
Theo như một nghiên cứu được thực hiện bởi đại học Laval (Canada) và trung tâm nghiên cứu Nestlé (Thuỵ Sĩ) về việc duy trì giảm cân trong những bệnh nhân béo phì, thì các nhà nghiên cứu đã tìm được sự liên quan giữa các lợi khuẩn trong thực phẩm lên men và việc giảm mỡ bụng. Mặc dù còn cần nhiều nghiên cứu nhưng nhiều nhà khoa học tin rằng hai loại lợi khuẩn có trong thức ăn lên men là Lactobacillus rhamnosus và Lactobacillus gasseri đã góp phần trong việc giúp các bệnh nhân béo phì giảm cân. Như vậy hành muối là một loại thực phẩm lên men nên nó khi ăn hỏi bạn ăn hành muối có giảm cân hay không thì câu trả lời chắc chắn là có rồi nhé.
Xem thêm
Làm rậm lông mày bằng củ hành tím tươi Làm rậm lông mày bằng hành tím, mật ong và dầu dừa
Xem thêm
Gây sung huyết: Cây hành biển có thể làm đỏ da hoặc gây phỏng da, kích ứng mạnh trên niêm mạc. Các nhà khoa học cho biết các tinh thể oxalat canxi hình kim trong loại dược thảo này là nguyên nhân chính gây ra các phản ứng kể trên. Tuy nhiên, khi học hết các tinh thể đó thì phản ứng gây sung huyết vẫn tồn tại. Tác dụng trên tim mạch: Hành biển có thể làm chậm mạch, tăng huyết áp. Với liều độc cây có thể gây tim đập nhanh, loạn nhịp tim, ngừng tâm thu. Thông tiểu: Hành biển có tác dụng chọn lọc trên biểu mô thận, tăng thể tích nước tiểu và tăng lượng ure bài tiết. Tác dụng trên bài tiết: Tăng tiết dịch phế quản và mồ hôi.
Xem thêm
Không nên ăn nhiều và liên tục, đặc biệt không ăn khi bụng rỗng. Một tuần một người trưởng thành chỉ nên tiêu thụ khoảng 50g. Không ăn đồ muối khi còn hăng, cay, có vị khác lạ, bị khú, bị ủng hoặc quá chua, đổi màu, dưa hành đã nổi váng trắng (vàng) hoặc nấm đen... Trước khi ăn nên rửa qua nước đun sôi nhiều lần để giảm hàm lượng muối và độ chua. Khi muối dưa, hành phải đảm bảo nguyên liệu và các dụng cụ được vệ sinh thật kỹ. Không muối vào thùng nhựa đã qua sử dụng vì hóa chất độc hại còn sót ở thùng có thể bị ngấm vào thực phẩm. Nên muối vào bình thủy tinh, bình gốm sứ. Không nên ăn các loại dưa muối xổi (vừa muối xong đã ăn), chỉ nên ăn sau khi muối khoảng 2-3 ngày. Bản chất của dưa hành muối rất mặn, vì vậy trước khi ăn nên rửa qua với nước đun sôi để nguội và vắt bớt nước để giảm bớt lượng axit, muối trong dưa. Nên ăn dưa tự muối hơn là mua ngoài hàng. Tự muối dưa giúp bạn điều chỉnh được lượng muối thêm vào và đảm bảo được thực phẩm sạch, không chất phụ gia, không chất bảo quản, dụng cụ muối sạch. Dưa muối ăn thừa không cho lại vào lọ vì dễ làm hỏng dưa có sẵn trong đó; dùng muỗng, đũa sạch để gắp dưa; đậy kín lọ và nên bảo quản trong ngăn mát của tủ lạnh.
Xem thêm
Hàu nướng mỡ hành: Mùi hương thơm nồng của hành hoa sẽ giúp lấn át đi mùi tanh của hàu, làm tăng thêm hương vị của món ăn. Bắp nướng mỡ hành: Bắp nướng mỡ hành là một món ăn vặt sẽ cho bạn một cảm giác vô cùng thích thú với hạt bắp vàng ngọt ăn cùng mỡ hành vừa béo vừa thơm. Bánh hỏi heo quay mỡ hành: Những cuốn bánh hỏi trắng tinh được phết lên phía trên là một lớp mỡ hành xanh bóng đẹp mắt, khi ăn kèm heo quay nóng hổi và nước mắm chua thì sẽ vô cùng ngon miệng.
Xem thêm
Xem tất cả hỏi đáp với chuyên mục: Hành (gia vị)
Bình luận (0)

Đăng nhập để có thể bình luận

Chưa có bình luận nào. Bạn hãy là người đầu tiên cho tôi biết ý kiến!