8 phương pháp điều trị viêm khớp háng

Thoái hóa khớp háng là tình trạng sụn khớp háng bị bào mòn, gây ma sát, làm tổn thương xương và gây viêm khớp. Người bệnh thường thấy đau và cứng khớp.

Các phương pháp điều trị viêm khớp háng sẽ phụ thuộc vào:

  • Sức khỏe tổng thể của người bệnh
  • Mức độ nghiêm trọng của các triệu chứng
  • Hạn chế về vận động và khả năng chịu trọng lượng của khớp
  • Các yếu tố khác của người bệnh

Tất cả các phương pháp điều trị thoái hóa khớp háng đều nhằm mục đích kiểm soát cơn đau và cải thiện khả năng vận động. Việc lựa chọn phương pháp điều trị phù hợp sẽ phụ thuộc vào từng người bệnh. Các phương pháp điều trị ban đầu có thể đơn giản như tập thể dục và giãn cơ.

Video Đau khớp háng và vùng chậu

Tuy nhiên, thoái hóa khớp là một bệnh mạn tính, các triệu chứng thường tiến triển nặng lên theo thời gian. Khi khớp háng bị phá hủy hoàn toàn, bác sĩ có thể chỉ định phẫu thuật thay khớp háng.

Kiểm soát cân nặng

Những người có chỉ số khối cơ thể (Body mass index – BMI) cao có nguy cơ bị thoái hóa khớp cao hơn. Cân nặng tăng sẽ tạo nhiều áp lực lên các khớp và góp phần gây viêm khớp.

Cân nặng tăng có thể làm cho các triệu chứng tồi tệ hơn và khiến bệnh tiến triển nhanh hơn.

Đối với những người bị thừa cân hoặc béo phì, bác sĩ đặc biệt khuyến cáo người bệnh cần giảm cân bằng cách thay đổi chế độ ăn và tập thể dục thường xuyên.

Sử dụng thuốc

Thuốc giảm đau có thể được chỉ định cho những người bị viêm khớp, kết hợp với tập thể dục và kiểm soát cân nặng.

Đối với những người có các triệu chứng nhẹ, thuốc chống viêm không steroid (Nonsteroidal anti-inflammatory drugs – NSAID) đường uống có thể giúp kiểm soát triệu chứng đau và tình trạng viêm khớp, ví dụ như:

Những người bị viêm khớp háng mức độ trung bình đến nặng có thể cần sử dụng các thuốc giảm đau opioid như duloxetine hoặc tramadol.

Ngoài tramadol, bác sĩ không khuyên dùng các loại giảm đau opioid khác vì có nhiều nguy cơ gây nghiện thuốc.

Sử dụng thuốc đường tiêm

Bác sĩ có thể chỉ định tiêm thuốc chống viêm corticosteroid để giảm sưng và đau khớp mức độ nặng.

Corticosteroid có thể giúp kiểm soát cơn đau nhờ cơ chế giảm viêm. Tuy nhiên, chỉ nên sử dụng corticosteroid trong thời gian ngắn. Sử dụng kéo dài có thể dẫn đến nhiều tác dụng phụ.

Tập thể dục và vật lý trị liệu

Tập thể dục là điều cần thiết để giảm nguy cơ thoái hóa khớp và làm chậm sự tiến triển của bệnh. Tập thể dục không chỉ giúp kiểm soát cân nặng mà còn cải thiện sức mạnh, độ linh hoạt và khả năng vận động của xương khớp.

Các bài tập cường độ thấp ít gây áp lực lên các khớp bị tổn thương. Bác sĩ đặc biệt khuyến khích những người bị thoái hóa khớp háng nên tập thái cực quyền.

Các hình thức tập luyện khác bao gồm:

  • Yoga
  • Đạp xe
  • Bơi lội và các môn thể thao dưới nước
  • Bài tập kháng lực
  • Đi bộ

Nếu bạn đã không tập thể dục trong một thời gian dài, bác sĩ có thể tư vấn các bài tập phù hợp với bạn để giảm thiểu nguy cơ bị chấn thương.

Giãn cơ

Giãn cơ thường xuyên có thể làm giảm tình trạng cứng khớp, nhức mỏi hoặc đau khớp. Dưới đây là một số lưu ý để giãn cơ an toàn:

  • Thực hiện theo hướng dẫn của bác sĩ vật lý trị liệu
  • Thực hiện tất cả các động tác nhẹ nhàng, từ từ.
  • Dừng lại nếu bạn cảm thấy đau.
  • Tăng cường độ từ từ.

Nếu bạn không cảm thấy đau sau vài ngày đầu giãn cơ, hãy tăng dần thời gian tập luyện. Lúc đầu, bạn có thể cảm thấy khó giãn cơ đến mức tối đa, nhưng việc tập luyện thường xuyên sẽ làm tăng độ linh hoạt của bạn.

Dưới đây là một số động tác giãn cơ mà bạn có thể thực hiện:

Tư thế đứng gập người (Forward fold)

Bắt đầu với tư thế hai chân rộng bằng vai hoặc ngồi trên ghế. Từ từ gập người về phía trước, giữ cho phần thân trên của cơ thể được giãn ra. Bạn sẽ cảm thấy căng ở hông và lưng dưới.

Tư thế gập đầu gối về phía ngực (Knee pull)

Bắt đầu với tư thế nằm ngửa. Gập đầu gối về phía ngực cho đến khi bạn cảm thấy căng cơ. Nếu có thể, hãy sử dụng chân còn lại để kéo căng hơn.

Tư thế đứng ép gối về phía ngực (Extended leg balance)


Đây là bài tập tương tự như tư thế gập đầu gối về phía ngực nhưng bắt đầu với tư thế đứng. Đặt một tay dọc theo tường để có thể ép sâu hơn.

Tư thế rắn hổ mang (Cobra)

Bắt đầu với tư thế nằm úp mặt xuống đất. Lòng bàn tay đặt ngang vai hoặc ngang ngực. Chống hai tay để nâng ngực lên khỏi mặt đất. Bạn sẽ cảm thấy phần lưng dưới và hông được giãn ra. Giữ tư thế này trong 10 giây. Về tư thế bắt đầu. Lặp lại 2 – 3 lần.

Ngoài ra, bạn có thể thực hiện một số động tác dưới đây nếu được bác sĩ cho phép:

  • Tư thế đứng giãn khớp hông (Standing hip flexors)
  • Tư thế ngồi gập người (Sitting stretch)
  • Tư thế xoay người về một bên (Side angle pose)
  • Tư thế ngồi vặn người ra sau (Seated spinal twist)

Hãy hỏi ý kiến của bác sĩ trước khi thực hiện các bài tập giãn cơ.

Thay đổi lối sống

Các chuyên gia cho rằng, người bị bệnh thoái hóa khớp cần phải tự kiểm soát tình trạng của mình bằng cách:

  • Tìm hiểu thông tin về bệnh
  • Biết các phương pháp điều trị bệnh
  • Chú ý đến việc kiểm soát cơn đau và các triệu chứng khác
  • Đi khám khi cần thiết
  • Thực hiện chế độ ăn lành mạnh, ngủ đủ giấc và vận động thích hợp

Một số yếu tố trong lối sống có thể ảnh hưởng đến bệnh viêm khớp háng, bao gồm:

  • Chế độ ăn
  • Hình thức và cường độ tập thể dục
  • Hút thuốc lá và uống rượu bia
  • Điều trị các bệnh lý khác
  • Tình trạng giấc ngủ

Thoái hóa khớp cũng có thể ảnh hưởng đến tinh thần của người bệnh. Lối sống lành mạnh, năng động có thể làm giảm nguy cơ mắc bệnh trầm cảm và rối loạn lo âu ở người bị thoái hóa khớp.

Một số biện pháp thay đổi lối sống giúp cải thiện tình trạng thoái hóa khớp là:

  • Nghỉ ngơi đầy đủ. Bạn nên nghỉ ngơi thường xuyên khi các triệu chứng nặng lên.
  • Kiểm soát căng thẳng. Tập thể dục, thiền và nghe nhạc có thể giúp bạn thư giãn, tránh căng thẳng và cải thiện tâm trạng.
  • Áp dụng chế độ ăn lành mạnh, nhiều trái cây và rau củ, ít đường và chất béo có thể giúp bạn cảm thấy tốt hơn và duy trì cân nặng hợp lý. Hãy chọn thực phẩm tươi sống thay vì các loại thực phẩm đã qua chế biến.
  • Gặp gỡ, nói chuyện hoặc tập thể dục cùng bạn bè có thể giúp giảm căng thẳng và duy trì sức khỏe.
  • Tránh hút thuốc lá và hạn chế rượu bia vì chúng làm nặng thêm các bệnh lý nền cũng như tình trạng viêm khớp.

Thực phẩm chức năng và các liệu pháp thay thế

Một số loại thực phẩm chức năng và liệu pháp thay thế được sử dụng để hỗ trợ điều trị viêm khớp háng. Có một số bằng chứng cho thấy những biện pháp sau đây có thể cải thiện tình trạng viêm khớp, bao gồm:

  • Châm cứu
  • Liệu pháp nhận thức hành vi (Cognitive behavioral therapy – CBT)
  • Chườm nóng
  • Sử dụng thuốc mỡ bôi ngoài da như capsaicin để làm ấm vùng bị tổn thương 

liệu pháp thay thế cần tránh

Một số người sử dụng thực phẩm chức năng chứa glucosamine, dầu cá, vitamin D hoặc chondroitin sulfate. Tuy nhiên, không có đủ bằng chứng để chứng minh rằng các loại thực phẩm chức năng này an toàn và hiệu quả đối với cơ thể.

Trước khi sử dụng thực phẩm chức năng, bạn cần hỏi ý kiến của bác sĩ. Một số thực phẩm chức năng có thể gây ra tác dụng phụ hoặc tương tác với các loại thuốc khác mà bạn đang sử dụng.

Hội Thấp khớp học và Viêm khớp Hoa Kỳ (The American College of Rheumatology and the Arthritis Foundation – ACR/AF) không khuyến cáo sử dụng các biện pháp sau đối với người bị viêm khớp háng:

  • Vật lý trị liệu
  • Mát-xa
  • Phương pháp kích thích thần kinh bằng xung điện qua da (Transcutaneous electrical nerve stimulation – TENS)
  • Liệu pháp tế bào gốc
  • Tiêm botox

Không có đủ bằng chứng để chứng minh lợi ích của những biện pháp này.

Bác sĩ có thể chỉ định tiêm botox hoặc liệu pháp tế bào gốc cho người bị viêm khớp. Dù vậy, những phương pháp điều trị này hiện nay vẫn chưa có đủ bằng chứng về mức độ an toàn và hiệu quả. Một số chuyên gia đã phản đối sử dụng những phương pháp này để điều trị viêm khớp.

Dụng cụ hỗ trợ đi lại

Khung tập đi có thể hỗ trợ người bị viêm khớp háng vận động dễ dàng hơn. (Nguồn ảnh: Ilsau.com.au)Khung tập đi có thể hỗ trợ người bị viêm khớp háng vận động dễ dàng hơn. (Nguồn ảnh: Ilsau.com.au)

Dụng cụ hỗ trợ đi lại có thể làm giảm áp lực lên khớp háng cũng như trợ lực cho các khớp. Nó cũng có thể làm giảm nguy cơ bị ngã bằng việc duy trì sự ổn định và thăng bằng khi đi lại.

Một số dụng cụ hỗ trợ đi lại phổ biến như:

  • Gậy
  • Khung tập đi

Một số lưu ý khi sử dụng gậy

  • Đảm bảo gậy không quá cao hoặc quá thấp. Bạn không nên còng lưng khi chống gậy. Chiều cao của gậy phải ngang mức cổ tay của bạn.
  • Chống gậy ở bên phía khớp háng bình thường. Ví dụ, nếu khớp háng phải bị tổn thương, hãy chống gậy bằng tay trái. Gậy sẽ hỗ trợ khi bước chân phải về phía trước. Bạn hãy tập di chuyển chân bị tổn thương và gậy cùng một lúc.
  • Đưa gậy về phía trước hoặc sang bên cạnh khoảng 5cm. Nếu đưa quá xa cơ thể, bạn có thể bị mất thăng bằng.

Bác sĩ vật lý trị liệu có thể hướng dẫn bạn đi lại bằng gậy một cách an toàn.

Phẫu thuật thay khớp háng

Nếu các biện pháp tập thể dục, giảm cân và thay đổi lối sống không còn hiệu quả hoặc nếu tình trạng viêm khớp gây ảnh hưởng đến khả năng vận động và chất lượng cuộc sống của bạn, bác sĩ có thể chỉ định phẫu thuật thay khớp háng.

Các phương pháp phẫu thuật bao gồm:

  • Thay khớp háng bán phần. Bác sĩ sẽ cắt bỏ phần xương và sụn bị hư hỏng, sau đó sử dụng bao khớp nhân tạo bằng kim loại để bao quanh khớp háng.
  • Thay khớp háng toàn bộ. Ổ chảo và chỏm xương đùi sẽ được thay thế bằng một khớp nhân tạo.

Phẫu thuật thay khớp háng có thể cải thiện chất lượng cuộc sống bằng cách:

  • Cải thiện tình trạng đau
  • Tăng độ linh hoạt của khớp
  • Giảm nguy cơ xảy ra biến chứng, ví dụ như trật khớp háng

Bác sĩ có thể phân tích những ưu và nhược điểm của phẫu thuật thay khớp háng để giúp bạn lựa chọn phương pháp điều trị phù hợp.

Kết luận

Không có biện pháp điều trị triệt để bệnh viêm khớp háng nhưng có nhiều cách để làm chậm sự tiến triển của bệnh và kiểm soát các triệu chứng.

Người bệnh nên thay đổi lối sống bằng cách kiểm soát cân nặng, tập thể dục, tránh căng thẳng và tuân theo chế độ ăn lành mạnh.

Người bệnh có thể được chỉ định các thuốc giảm đau thông thường thoặc thuốc giảm đau kê đơn. Nếu những biện pháp này không thể làm giảm tình trạng đau và không giúp cải thiện khả năng vận động, bác sĩ có thể chỉ định phẫu thuật thay khớp háng.

Nếu bạn bị đau và cứng khớp, hãy đi khám để được chẩn đoán và điều trị kịp thời, hạn chế tối đa phải phẫu thuật thay khớp.

Xem thêm:

Chủ đề:
Bình luận (0)

Đăng nhập để có thể bình luận

Chưa có bình luận nào. Bạn hãy là người đầu tiên cho tôi biết ý kiến!