Video: Những điều cần lưu ý về vaccine Sởi - Rubella
Vắc xin có tác dụng bảo vệ chống lại 3 bệnh nghiêm trọng:
Những bệnh truyền nhiễm này có khả năng lây nhiễm cao giữa những người chưa được tiêm phòng.
Tiêm phòng rất quan trọng, vì những bệnh truyền nhiễm này có thể gây các vấn đề nghiêm trọng bao gồm viêm màng não, mất thính giác và các vấn đề trong thai kỳ.
2 liều vắc-xin MMR giúp tạo miễn dịch chống lại bệnh sởi, quai bị và rubella.
Khi nào trẻ cần tiêm phòng vắc xin MMR?
Vắc xin MMR được tiêm cho trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ theo lịch tiêm chủng
Lịch tiêm chủng vắc xin MMR
Lứa tuổi | Vắc xin |
1 tuổi | MMR ( mũi 1) |
40 tháng tuổi | MMR (mũi 2) |
Quên tiêm vắc xin
Hãy nhớ rằng phải cập nhật tiêm bất kỳ loại vắc xin nếu bỏ quên.
Bạn vẫn có thể yêu cầu bác sĩ tiêm phòng MMR nếu con bạn bỏ tiêm một trong hai liều.
Câu hỏi thường gặp
Tại sao trẻ sơ sinh được tiêm phòng MMR lúc 1 tuổi và với 40 tháng?
Tiêm vắc xin MMR lúc 1 tuổi
Trẻ dưới 12 tháng tuổi vẫn có kháng thể thụ động từ mẹ truyền sang. Điều này giúp bảo vệ chúng chống lại bệnh sởi, quai bị và rubella trong một thời gian ngắn.
Những kháng thể này làm cho vắc-xin MMR kém hiệu quả hơn nếu được tiêm cho trẻ sơ sinh.
Đến khi trẻ được 1 tuổi, các kháng thể giảm dần thì vắc xin MMR mới phát huy tác dụng.
Tiêm vắc xin MMR lúc 40 tháng
Mũi tiêm nhắc lại được tiêm vào khoảng 4- 6 tuổi, độ tuổi đi học.
Tiêm cả hai liều giúp bảo vệ lâu dài chống lại bệnh sởi, quai bị và rubella.
Vắc xin MMR có thể tiêm sớm hơn cho trẻ sơ sinh không?
Trẻ sơ sinh trên 6 tháng tuổi có thể được tiêm vắc xin MMR sớm hơn bình thường nếu:
- Trẻ có thể đã tiếp xúc với virus sởi
- Đang có đợt bùng phát bệnh sởi
- Đang đi du lịch đến nước phổ biến bệnh sởi
Tuy nhiên khi trẻ lớn hơn vẫn cần tiêm 2 liều MMR thông thường để đảm bảo có miễn dịch đầy đủ.
Làm thế nào để biết lịch tiêm chủng cho con?
Thông thường, bác sĩ sẽ liên hệ khi con bạn đến lịch tiêm chủng định kỳ. Có thể bằng hình thức gửi giấy, tin nhắn, điện thoại hoặc email.
Bạn cũng có thể nhận được giấy mời từ Dịch vụ Thông tin Sức khỏe Trẻ em để thông báo con bạn sắp đến lịch tiêm.
Nếu con mình sắp được tiêm phòng, tốt nhất hãy trao đổi với bác sĩ để đặt lịch hẹn.
Trẻ lớn hơn và người lớn có nên tiêm phòng vắc xin MMR?
Bất kỳ ai chưa tiêm đủ 2 liều vắc xin MMR nên tham khảo ý kiến bác sĩ để có thể hẹn tiêm chủng.
Điều quan trọng là phải kiểm tra xem bạn đã tiêm cả hai liều nếu:
- Chuẩn bị học đại học hoặc cao đẳng
- Chuẩn bị đi du lịch nước ngoài
- Đang có kế hoạch mang thai
- Là nhân viên y tế hoặc nhân viên chăm sóc xã hội ở tuyến đầu
- Sinh từ năm 1970 đến năm 1979, vì có thể chỉ được tiêm vắc xin phòng bệnh sởi
- Sinh từ 1980 đến 1990, vì có thể không có miễn dịch với bệnh quai bị
Câu hỏi thường gặp
Làm cách nào để kiểm tra xem tôi đã tiêm cả hai liều vắc xin MMR hay chưa?
Bác sĩ có thể kiểm tra xem bạn đã tiêm đủ cả hai liều vắc xin MMR hay chưa.
Bạn cũng có thể truy cập hồ sơ tiêm chủng của mình qua trực tuyến.
Nếu hồ sơ tiêm chủng của bạn không có sẵn, hoặc không tồn tại, thì việc tiêm phòng lại vắc-xin MMR cũng không gây hại.
Vắc xin MMR có thể tiêm cho phụ nữ có thai?
Vắc-xin MMR không được khuyến cáo cho phụ nữ mang thai.
Do vậy nên tránh mang thai trong vòng 1 tháng sau khi tiêm vắc xin MMR.
Nếu bạn đã tiêm vắc xin MMR khi đang mang thai hãy cho bác sĩ hoặc nữ hộ sinh biết.
Một số bằng chứng cho thấy sẽ không có hại cho con, tuy nhiên nên cho nhân viên y tế biết nếu bạn đã tiêm vắc xin trong khi mang thai.
Tôi có thể tiêm vắc xin MMR nếu bị suy giảm miễn dịch không?
Vắc xin MMR không được khuyến cáo cho những người có hệ thống miễn dịch suy yếu nghiêm trọng. Ví dụ, những người đang được hóa trị.
Nếu bạn mắc bệnh hoặc đang dùng thuốc có thể ảnh hưởng đến hệ thống miễn dịch, hãy kiểm tra với bác sĩ xem liệu bạn có an toàn khi tiêm vắc xin MMR hay không.
Tham khảo ý kiến bác sĩ nếu như:
- Bạn hoặc con bạn đã bỏ lỡ bất kỳ lần tiêm chủng nào
- Bạn cần thay đổi lịch hẹn tiêm chủng
- Bạn không chắc mình hoặc con đã tiêm đủ 2 liều vắc xin MMR hay chưa
Bác sĩ có thể xếp lịch hẹn tiêm chủng cho bạn hoặc con bạn.
Tốt nhất là nên tiêm vắc xin đúng lịch, tuy nhiên bạn vẫn có thể tiêm đủ các loại vắc xin nếu lỡ bỏ quên.
Cách tiêm vắc xin MMR
Vắc xin MMR được tiêm 2 liều, mỗi liều được tiêm vào đùi hoặc bắp tay.
Cần tiêm 2 liều vắc-xin để đảm bảo miễn dịch đầy đủ.
Con tôi có thể tiêm một loại vắc xin sởi, quai bị hoặc rubella không?
Các vắc xin đơn lẻ cho bệnh sởi, quai bị và rubella không có sẵn và không được khuyến cáo.
Các loại vắc xin kết hợp như vắc xin MMR là an toàn và giúp giảm số lượng mũi tiêm.
Một số lợi ích như:
- Có nguy cơ bị bệnh trong thời gian quên tiêm vắc xin đúng hẹn
- Giảm khó chịu cho con bạn
- Giảm số lượng lịch hẹn
Một số phòng khám tư nhân ở Anh cung cấp vắc xin đơn lẻ chống lại bệnh sởi, quai bị và rubella, nhưng những vắc xin này không được cấp phép. Điều này có nghĩa là không có bằng chứng về tính an toàn và hiệu quả của chúng.
Hiệu quả của vắc xin MMR
Vắc xin MMR rất hiệu quả.
Tác dụng sau khi tiêm đủ 2 liều:
- Khoảng 99% được bảo vệ khỏi bệnh sởi và bệnh rubella
- Khoảng 88% được bảo vệ khỏi bệnh quai bị
Những người đã tiêm vắc xin phòng bệnh quai bị mà vẫn mắc phải thì ít có nguy cơ bị biến chứng nặng hoặc phải nhập viện.
Miễn dịch chống lại bệnh sởi, quai bị và rubella bắt đầu hình thành khoảng 2 tuần sau khi tiêm vắc xin MMR.
Tác dụng phụ của vắc xin MMR
Vắc xin MMR rất an toàn. Hầu hết các tác dụng phụ đều nhẹ và không kéo dài, chẳng hạn như:
- Sưng đỏ vùng tiêm và có cảm giác đau trong 2 đến 3 ngày
- Khoảng 7 đến 11 ngày sau khi tiêm, trẻ sơ sinh hoặc trẻ nhỏ có thể mệt hoặc sốt nhẹ trong khoảng 2 hoặc 3 ngày
Một số trẻ cũng có thể khóc và khó chịu ngay sau khi tiêm. Điều này hoàn toàn bình thường và chỉ cần vuốt ve con sau tiêm là ổn.
Điều quan trọng cần nhớ là các biến chứng có thể xảy ra của các bệnh truyền nhiễm, chẳng hạn như bệnh sởi, quai bị và rubella, nghiêm trọng hơn nhiều.
Tác dụng phụ phổ biến của vắc xin MMR
Vì có 3 loại vắc xin riêng biệt kết hợp trong một lần tiêm nên các tác dụng phụ khác nhau có thể xảy ra vào những thời điểm khác nhau.
Tác dụng phụ của vắc xin sởi
Khoảng 7 đến 11 ngày sau khi tiêm, một số trẻ mắc bệnh sởi dạng rất nhẹ. Triệu chứng bao gồm:
Những triệu chứng này không có khả năng gây lây nhiễm, vì vậy không lây truyền cho những đứa trẻ không được tiêm chủng.
Tác dụng phụ của vắc xin quai bị
Khoảng 3 đến 4 tuần sau khi tiêm, cứ 50 trẻ thì có 1 trẻ bị quai bị nhẹ. Triệu chứng bao gồm sưng các tuyến ở má, cổ hoặc dưới hàm, có thể kéo dài đến 2 ngày.
Các triệu chứng này không lây cho người khác.
Tác dụng phụ của vắc xin rubella
Khoảng 1 đến 3 tuần sau khi tiêm, một số phụ nữ bị đau, cứng hoặc sưng khớp trong khoảng 3 ngày.
Tác dụng phụ hiếm gặp của vắc xin MMR
Các đốm giống như vết bầm tím
Trẻ có thể bị phát ban nhỏ với những nốt giống như vết bầm tím khoảng 2 tuần sau khi tiêm vắc xin MMR.
Tác dụng phụ này có liên quan đến vắc xin ngừa rubella và được gọi là ban xuất huyết giảm tiểu cầu tự phát (ITP).
Người ta ước tính rằng 1 trong mỗi 24.000 liều vắc xin MMR được tiêm có thể bị ITP. Tuy nhiên, nguy cơ bị ITP do bệnh sởi hoặc rubella cao hơn nhiều so với việc tiêm vắc xin.
ITP có thể tự cải thiện mà không cần điều trị, nhưng với bất kỳ phát ban nào, bạn trao đổi với bác sĩ càng sớm càng tốt.
Có một ít khả năng bị co giật trong khoảng 6 đến 11 ngày sau khi tiêm vắc xin MMR. Tình trạng này có thể xảy ra do sốt cao do đáp ứng với virus sởi.
Co giật sau khi tiêm vắc xin MMR có thể rất nguy hiểm nhưng tỷ lệ rất hiếm, chỉ xảy ra ở 1 trong mỗi 1.000 liều được tiêm.
Trên thực tế, các cơn co giật liên quan đến MMR ít xảy ra hơn so với co giật do sởi.
Phản ứng dị ứng với vắc xin MMR
Rất hiếm trường hợp bị phản ứng dị ứng nghiêm trọng với vắc-xin. Nếu có phản ứng dị ứng, nó diễn ra ngay sau vài phút.
Nhân viên tiêm chủng được đào tạo để phản ứng nhanh với các trường hợp này và có kế hoạch điều trị ngay. Do đó, người bệnh sẽ có tiến triển tốt hơn.
Dị ứng gelatine và neomycin
Hãy cho bác sĩ hoặc y tá biết nếu bạn hoặc con bạn đã có các phản ứng dị ứng nghiêm trọng với:
- Gelatine
- Kháng sinh neomycin
Dị ứng trứng
Thuốc chủng ngừa MMR an toàn cho trẻ em và người lớn bị dị ứng trứng nghiêm trọng.
Điều này là do vắc-xin MMR được nuôi cấy trên tế bào gà con, không phải lòng trắng hoặc lòng đỏ trứng.
Vắc xin MMR không liên quan đến chứng tự kỷ
Không có bằng chứng về bất kỳ mối liên hệ nào giữa vắc xin MMR và chứng tự kỷ. Có rất nhiều nghiên cứu đã chứng minh điều này.
Thành phần vắc xin MMR
Có 2 nhãn hiệu vắc xin MMR khác nhau ở Anh. Chúng được gọi là Priorix và MMRVaxPro.
Thành phần chính của vắc xin MMR là một lượng nhỏ virus sởi, quai bị và rubella đã làm giảm độc lực.
Vắc xin MMR không chứa thủy ngân.
MMRVaxPro chứa gelatine lợn để đảm bảo vắc xin vẫn an toàn và hiệu quả trong quá trình bảo quản.
Xem thêm: