Có hai chủng phổ biến của virus herpes gây ra các ban màu hồng. Sốt phát ban thường gây ra sốt trong vài ngày, sau đó là phát ban.
Một số trẻ em chỉ có biểu hiện phát ban nhẹ ở ngoài da và không kèm bất kỳ dấu hiệu nào khác, trong khi những trẻ khác có đầy đủ các dấu hiệu và triệu chứng điển hình.
Sốt phát ban thường không nghiêm trọng. Hiếm khi, bệnh có thể có sốt cao và gây biến chứng. Điều trị sốt phát ban chủ yếu là nghỉ ngơi tại giường, truyền dịch và dùng thuốc hạ sốt.
Triệu chứng sốt phát ban
Nếu con bạn tiếp xúc với người bị bệnh và bị nhiễm virus, thường phải mất một hoặc hai tuần ủ bệnh và xuất hiện triệu chứng đầu tiên, nếu có. Một số trẻ bị sốt phát ban nhưng triệu chứng mờ nhạt, chỉ xuất hiện các ban hồng kín đáo trên da nên khó nhận biết.
Video: Cách phân biệt bện sởi và sốt phát ban
Các triệu chứng của sốt phát ban bao gồm:
- Sốt: Sốt phát ban thường khởi phát gây sốt cao đột ngột - thường cao hơn 103 F (39,4 C). Ở một số trẻ có thể có các triệu chứng kèm theo như: đau họng, sổ mũi hoặc ho xuất hiện cùng lúc hoặc thậm chí trước khi sốt. Trẻ cũng có thể nổi hạch cổ kèm theo. Sốt kéo dài từ ba đến năm ngày.
- Phát ban: Phát ban thường xuất hiện sau khi hạ sốt, nhưng không phải lúc nào cũng vậy. Phát ban có màu hồng trên da ở dạng nhiều đốm hoặc các mảng nhỏ. Những đốm này thường bằng phẳng, nhưng một số có thể nổi lên. Có thể có một vòng trắng xung quanh một số đốm hồng ban. Phát ban thường xuất hiện đầu tiên trên ngực, lưng và bụng sau đó lan xuống cổ và cánh tay. Nó có thể lan tới tới chân và lan lên mặt. Nốt phát ban không ngứa hoặc khó chịu, có thể kéo dài từ vài giờ đến vài ngày sau đó mờ dần và biến mất.
Các dấu hiệu và triệu chứng khác của sốt phát ban như:
- Gây khó chịu ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ
- Tiêu chảy nhẹ
- Ăn kém
- Sưng nề mí mắt
Khi nào đến gặp bác sĩ?
Cần đưa trẻ đi khám ngay nếu trẻ xuất hiện co giật (co giật do sốt) nếu thân nhiệt tăng cao. Tuy nhiên, thông thường vào thời điểm bạn nhận thấy thân nhiệt của trẻ tăng cao, nguy cơ co giật có thể đã qua đi. Nếu con của bạn bị co giật không rõ nguyên nhân, hãy đưa trẻ đi khám ngay.
Gọi cho bác sĩ nhi khoa nếu:
- Trẻ sốt cao hơn 39℃
- Trẻ sốt kéo dài hơn bảy ngày kèm phát ban hồng
- Phát ban không cải thiện sau ba ngày
Gọi cho bác sĩ của bạn:
Nếu bạn có tình trạng suy giảm miễn dịch và có tiền sử tiếp xúc với người ốm có phát ban màu hồng, hãy tham vấn ý kiến của bác sĩ. Bạn có thể cần theo dõi nguy cơ mắc bệnh nhiễm trùng vì đối với người lớn, sốt phát ban có thể diễn biến nặng hơn ở trẻ em.
Nguyên nhân sốt phát ban
Nguyên nhân phổ biến nhất của sốt phát ban là do 2 loại virus herpes ở người: HHV 6 và HHV 7.
Giống như các bệnh do virus khác, chẳng hạn như cảm lạnh thông thường, sốt phát ban lây từ người này sang người khác khi tiếp xúc với dịch tiết đường hô hấp hoặc nước bọt của người bệnh. Ví dụ, một đứa trẻ khỏe mạnh dùng chung cốc với một đứa trẻ bị sốt phát ban có thể bị nhiễm virus.
Sốt phát ban có thể lây nhiễm ngay cả khi nguồn lây không có biểu hiện phát ban. Điều đó có nghĩa là bệnh này có thể lây lan trong khi trẻ bị nhiễm trùng chỉ bị sốt, không hoặc chưa có phát ban rõ ràng. Để ý tìm các dấu hiệu của sốt phát ban nếu con bạn đã tiếp xúc với một đứa trẻ khác mắc bệnh này.
Không giống như bệnh thủy đậu và các bệnh do virus ở trẻ em khác lây lan nhanh chóng, sốt phát ban hiếm khi gây bùng phát dịch trong cộng đồng. Sốt phát ban có thể xuất hiện ở bất cứ thời điểm nào trong năm.
Các yếu tố nguy cơ của sốt phát ban
Trẻ bú mẹ giai đoạn sau lứa tuổi sơ sinh có nguy cơ mắc sốt phát ban cao nhất vì chúng chưa kịp sinh các kháng thể chống lại virus. Khi ở trong bào thai, trẻ sơ sinh nhận được các kháng thể truyền từ mẹ để bảo vệ chúng khỏi các bệnh nhiễm trùng, trong đó có sốt phát ban. Nhưng khả năng miễn dịch truyền từ mẹ này sẽ giảm dần theo thời gian. Độ tuổi phổ biến nhất để một đứa trẻ mắc sốt phát ban là từ 6 đến 15 tháng.
Các biến chứng của sốt phát ban
Động kinh ở trẻ em
Trẻ sốt phát ban có thể gặp biến chứng co giật do sốt cao, gây ra động kinh. Trong cơn động kinh, trẻ có biểu mất ý thức trong một thời gian ngắn và co giật tay, chân hoặc đầu kéo dài vài giây đến vài phút. Chúng cũng có thể đại tiểu tiện không tự chủ một cách tạm thời.
Nếu con bạn bị co giật, hãy đưa trẻ đi cấp cứu. Mặc dù biểu hiện triệu chứng có vẻ đáng sợ, co giật do sốt cao ở trẻ nhỏ khỏe mạnh nói chung chỉ tồn tại trong thời gian ngắn và hiếm khi có hại.
Các biến chứng của sốt phát ban là rất hiếm. Đại đa số trẻ em khỏe mạnh và người lớn bị sốt phát ban đều hồi phục nhanh chóng và hoàn toàn.
Mối quan ngại đối với những người suy giảm miễn dịch
Sốt phát ban sẽ đáng ngại hơn khi xảy ra ở những người suy giảm miễn dịch, chẳng hạn như những người mới được ghép tủy xương hoặc ghép tạng. Họ có thể mắc sốt phát ban - hoặc bị tái phát các nhiễm trùng trước đó khi hệ thống miễn dịch bị suy yếu. Bởi vì người suy giảm miễn dịch ít có khả năng chống lại virus nên họ có xu hướng tiến triển thành nhiễm trùng nặng, khó chống lại bệnh tật hơn.
Những người có hệ thống miễn dịch yếu kém khi mắc sốt phát ban có thể gặp các biến chứng nhiễm trùng nghiêm trọng, chẳng hạn như viêm phổi hoặc viêm não, có thể đe dọa tính mạng.
Phòng ngừa sốt phát ban
Vì không có vắc-xin phòng ngừa bệnh sốt phát ban, nên cách tốt nhất để phòng bệnh là tránh tiếp xúc với nguồn lây. Nếu trẻ bị sốt phát ban, hãy giữ trẻ ở nhà và tránh xa những đứa trẻ khác cho đến khi hết sốt.
Hầu hết mọi người đều có kháng thể đối với sốt phát ban từ khi còn tuổi đi học, giúp họ miễn nhiễm với lần nhiễm trùng thứ hai. Mặc dù vậy, nếu một thành viên trong gia đình nhiễm virus, tất cả các thành viên trong gia đình hãy rửa tay thường xuyên để ngăn ngừa virus lây lan cho bất kỳ ai chưa có miễn dịch.
Người lớn chưa từng mắc bệnh sốt phát ban khi còn nhỏ có thể bị nhiễm bệnh sau này trong đời, mặc dù bệnh có xu hướng nhẹ ở người lớn khỏe mạnh. Tuy nhiên, người lớn bị nhiễm bệnh có thể truyền virus cho trẻ em.
Chẩn đoán sốt phát ban
Giai đoạn đầu có thể khó chẩn đoán vì các dấu hiệu và triệu chứng sớm tương tự như các bệnh thông thường khác ở trẻ em. Nếu con bạn bị sốt và rõ ràng là không có cảm lạnh, nhiễm trùng tai, viêm họng hoặc các tình trạng thông thường khác, bác sĩ có thể chờ xem liệu ban đỏ có xuất hiện hay không. Bác sĩ có thể yêu cầu bạn theo dõi phát ban xuất hiện trong khi bạn điều trị sốt cho trẻ tại nhà.
Các bác sĩ chẩn đoán sốt phát ban bằng các triệu chứng lâm sàng, có thể kết hợp với xét nghiệm máu để kiểm tra sự xuất hiện các kháng thể chống lại sốt phát ban.
Điều trị sốt phát ban
acetaminophen (Tylenol,..) hoặc ibuprofen (Advil, Motrin, ...).
Hầu hết trẻ em khỏi bệnh hoàn trong vòng một tuần kể từ khi bắt đầu sốt. Theo lời khuyên của bác sĩ, bạn có thể cho trẻ dùng thuốc không kê đơn để hạ sốt, chẳng hạn nhưThận trọng khi cho trẻ em hoặc thanh thiếu niên dùng aspirin. Mặc dù aspirin được chấp thuận sử dụng cho trẻ em trên 3 tuổi, trẻ em và thanh thiếu niên đang hồi phục sau bệnh thủy đậu hoặc các triệu chứng giống như cúm không nên dùng aspirin. Điều này là do aspirin có liên quan đến hội chứng Reye, một tình trạng hiếm gặp nhưng có khả năng đe dọa tính mạng ở trẻ em mắc những bệnh này.
Không có phương pháp điều trị cụ thể cho bệnh sốt phát ban, nhưng một số bác sĩ có thể kê toa thuốc kháng virus ganciclovir (Cytovene) để điều trị nhiễm trùng ở những người có khả năng miễn dịch suy yếu. Thuốc kháng sinh không hiệu quả trong việc điều trị các bệnh do virus, như bệnh sốt phát ban.
Thay đổi lối sống và các biện pháp điều trị tại nhà
Giống như hầu hết các loại virus, sốt phát ban sẽ diễn biến theo quá trình sinh bệnh học của nó. Khi cơn sốt giảm, trẻ sẽ sớm cảm thấy khỏe hơn. Tuy nhiên, cơn sốt có thể khiến cho trẻ khó chịu. Để điều trị cơn sốt tại nhà, bác sĩ có thể đề nghị:
- Nghỉ ngơi nhiều: Để trẻ nằm nghỉ trên giường cho đến khi hết sốt.
- Uống nhiều nước: Khuyến khích trẻ uống nhiều nước, chẳng hạn như nước lọc, nước gừng, soda chanh, dung dịch bù nước điện giải (Pedialyte,...) hoặc đồ uống dành cho thể thao, chẳng hạn như Gatorade hoặc Powerade, để phòng mất nước. Loại bỏ bọt khí khỏi chất lỏng có ga. Bạn có thể làm điều này bằng cách để yên đồ uống có ga cho bay hơi hoặc bằng cách lắc, đổ hoặc khuấy đồ uống. Việc loại bỏ khí cacbonat giúp trẻ tránh được chứng ợ hơi do dư thừa hoặc do sinh khí trong đường ruột khi uống nước ngọt có ga.
- Tắm bằng nước ấm: Tắm nước ấm hoặc chườm khăn mát lên đầu trẻ giúp làm dịu cơn sốt. Tuy nhiên, tránh dùng nước đá, nước lạnh, quạt hoặc tắm nước lạnh. Những thứ này có thể khiến trẻ bị ớn lạnh.
Không có phương pháp điều trị cụ thể nào cho các ban sẩn, chúng sẽ tự biến mất trong một thời gian ngắn.
Chăm sóc trẻ tại nhà
Khi bị sốt phát ban, nên giữ trẻ ở trong nhà vài ngày. Khi ở nhà với con, hãy lên kế hoạch cùng chơi với trẻ bằng những hoạt động nhẹ nhàng mà trẻ thích. Nếu con bạn bị ốm và bạn cần trở lại làm việc, hãy nhờ tới sự giúp đỡ của những người thân và bạn bè khác.
Chuẩn bị đi khám
Đưa trẻ đi khám bác sĩ nhi khoa nếu trẻ bị phát ban không cải thiện sau một vài ngày, hoặc nếu trẻ bị sốt kéo dài hơn một tuần hoặc sốt cao quá 39,4 o C.
Dưới đây là một số thông tin bạn cần chuẩn bị trước khi đi khám, cũng như những thông tin bác sĩ cần biết.
Thông tin cần thu thập trước
- Liệt kê các dấu hiệu và triệu chứng của trẻ, đồng thời lưu ý trẻ đã mắc chúng trong bao lâu.
- Viết ra tiền sử bệnh tật của con, bao gồm các tình trạng khác mà trẻ đã được điều trị và bất kỳ loại thuốc kê đơn hoặc không kê đơn nào trẻ đã dùng gần đây.
- Liệt kê bất kỳ nguồn lây nhiễm nào có thể xảy ra, chẳng hạn như những đứa trẻ khác gần đây bị sốt cao hoặc phát ban.
- Viết ra các câu hỏi để hỏi bác sĩ: Tạo danh sách các câu hỏi của bạn trước cuộc hẹn của con bạn có thể giúp bạn tận dụng tối đa thời gian của mình với bác sĩ.
Dưới đây là một số câu hỏi cơ bản để hỏi bác sĩ về sốt phát ban. Nếu có bất kỳ câu hỏi nào khác, bạn đừng ngần ngại hỏi bác sĩ.
- Nguyên nhân có thể gây ra các dấu hiệu và triệu chứng của con tôi là gì?
- Có những nguyên nhân nào khác có thể xảy ra không?
- Tôi có nên điều trị sốt cho con tôi không?
- Thuốc hạ sốt không kê đơn nào an toàn cho con tôi, nếu có?
- Tôi có thể làm gì khác để giúp con tôi phục hồi?
- Các triệu chứng của con tôi sẽ cải thiện trong bao lâu?
- Con tôi có lây không? Trong thời gian bao lâu?
Những thông tin bác sĩ cần biết:
Bác sĩ có thể sẽ hỏi bạn một số câu hỏi, bao gồm:
- Các dấu hiệu và triệu chứng của con bạn là gì?
- Những dấu hiệu và triệu chứng này xuất hiện từ khi nào?
- Các dấu hiệu và triệu chứng của con bạn diễn biến tốt hơn hay tồi tệ hơn theo thời gian?
- Có đứa trẻ nào mà con bạn tiếp xúc gần đây bị sốt cao hoặc phát ban không?
- Con bạn đã bị sốt chưa? Nhiệt độ là bao nhiêu?
- Con bạn đã bị tiêu chảy chưa?
- Con bạn có bỏ ăn không?
- Bạn đã thử bất kỳ phương pháp điều trị tại nhà nào chưa? Có gì giúp được không?
- Gần đây em bé của bạn có bị bất kỳ bệnh lý nào khác không?
- Con bạn gần đây có dùng bất kỳ loại thuốc mới nào không?
- Con của bạn có được giữ trẻ không?
- Bạn có muốn hỏi gì nữa không?
Bạn có thể làm gì trong thời gian chờ đợi khỏi bệnh ?
Trước cuộc hẹn, hãy khuyến khích con bạn nghỉ ngơi và uống nước. Bạn có thể làm dịu cơn khó chịu do sốt bằng cách tắm nước ấm bằng bọt biển ấm hoặc chườm mát. Hỏi bác sĩ xem liệu thuốc hạ sốt không kê đơn có an toàn cho con bạn không.
Xem thêm: