Sốt phát ban là gì?
Sốt phát ban là một bệnh nhiễm virus nhẹ, gây sốt cao đột ngột và thường kèm theo phát ban. Sốt phát ban còn được gọi là:
- Sốt ba ngày vì cơn sốt cao kéo dài từ 3 đến 7 ngày
- Phát ban ba ngày vì phát ban vô hại kéo dài từ 1 đến 3 ngày và tạo thành các nốt màu hồng hoặc đỏ nhạt khi bạn ấn vào (không phải ai cũng phát ban, nhưng một số người sẽ nổi ban trên da khi hết sốt).
- Sốt phát ban ở trẻ nhỏ vì bệnh này phổ biến nhất ở trẻ em từ 6 đến 12 tháng, với 90% ở trẻ dưới 2 tuổi.
Bệnh sốt phát ban do một trong hai loại virus thuộc họ herpes gây ra: virus herpes 6 ở người (HHV 6) và ít thường xuyên hơn là do virus herpes 7 ở người (HHV 7).
Mặc dù virus không có khả năng lây nhiễm cao, nhưng nó lây lan dễ dàng qua các giọt bắn khi người bệnh hắt hơi, ho hoặc để lại dấu vết của nước bọt trên các bề mặt.
Phụ nữ mang thai có thể mắc sốt phát ban không?
Hầu như tất cả chúng ta đều từng sốt phát ban trong thời thơ ấu và từng có các kháng thể để chống virus gây sốt phát ban. Vì vậy, khả năng bạn bị sốt phát ban khi mang thai là rất thấp.
Trên thực tế, có một nghiên cứu ca bệnh năm 1992 ghi nhận một phụ nữ mang thai bị sốt phát ban, ngoài ra không tìm thấy các báo cáo trước đó nói về bệnh này ở phụ nữ mang thai. Hiện các nghiên cứu mới hơn cũng không đề cập đến con số mắc bệnh sốt phát ban trong thai kỳ.
Nghiên cứu về thai nghén và sốt phát ban
Các nghiên cứu cho chúng ta hiểu rõ hơn về những gì xảy ra trong một số trường hợp hiếm hoi sốt phát ban xảy ra ở phụ nữ mang thai.
Một nghiên cứu năm 2001 cho thấy xuất hiện kháng thể HHV 6 và HHV 7 với nồng độ cao ở trẻ sơ sinh có mẹ từng có kháng thể với cả hai loại virus. Điều này cho thấy rằng các kháng thể được vận chuyển tích cực đến thai nhi qua nhau thai.
Một nghiên cứu khác vào năm 1999 cho thấy rằng virus HHV6 có thể xâm nhập vào bào thai với tỉ lệ khoảng xấp xỉ 1%.
Khi nói đến cơ chế lây bệnh sốt phát ban qua bào thai, ý kiến giữa các nhà nghiên cứu hiện không thống nhất. Một nghiên cứu cho thấy rằng sốt phát ban có thể liên quan đến dị tật bẩm sinh thai nhi mặc dù chúng ta không biết chắc chắn. Một nghiên cứu bổ sung ủng hộ điều này và cho rằng HHV 6 có thể ảnh hưởng đến sự phát triển thần kinh của em bé.
Trong vòng 10 đến 15 năm qua vẫn còn thiếu các nghiên cứu về sốt phát ban và thai kỳ. Điều này cho thấy thực tế bệnh sốt phát ban ở phụ nữ có thai không phải là bệnh phổ biến.
Các triệu chứng ở người lớn
Vì hầu hết chúng ta từng bị sốt phát ban khi còn nhỏ, nên thường sẽ không mắc bệnh này lần thứ hai. Và kể cả có mắc, thật may là các triệu chứng thường là nhẹ. Các triệu chứng bao gồm:
- Sốt
- Ăn mất ngon
- Viêm họng
- Sổ mũi
- Sưng hạch bạch huyết
- Nổi ban hồng
Trong một số trường hợp hiếm hoi, những người suy giảm miễn dịch (tiền sử ghép tạng hoặc ung thư) có thể mắc sốt phát ban hoặc có bị tái phát bệnh.
Sốt phát ban có lây không?
Nếu bạn bị sốt phát ban khi trưởng thành, bạn có thể lây bệnh qua các giọt từ đường hô hấp và qua nước bọt. Tuy nhiên, bạn có thể dễ dàng phòng ngừa lây bệnh bằng cách thực hiện tất cả các biện pháp phòng bệnh tiêu chuẩn - ở trong nhà, che miệng khi ho, tránh xa người khác và đeo khẩu trang.
Bạn nên làm gì nếu bạn đang mang thai và nghi ngờ mình bị sốt phát ban?
Bước đầu tiên là tham vấn ý kiến bác sĩ. Hãy nhớ rằng rất có thể bạn đã tiếp xúc từng bị sốt phát ban khi còn nhỏ. Tuy nhiên, nếu bạn nằm trong số ít người lớn chưa từng mắc bệnh này, bạn có thể lây cho con bạn với một nguy cơ không cao.
Những điểm cần nhớ
Nguy cơ mắc sốt phát ban khi mang thai hoặc bất khi trưởng thành là thấp, nhưng vẫn có thể xảy ra. Có lẽ điều quan trọng hơn là có thể có những bệnh khác cũng gây phát ban khi mang thai, trong đó có một số bệnh nghiêm trọng. Vì vậy, hãy đi khám và hỏi ý kiến bác sĩ nếu bạn bị phát ban khi mang bầu.
Xem thêm: