Phải làm gì khi con bạn bị sốt phát ban? Dấu hiệu nhận biết, điều trị và chăm sóc trẻ

Sốt phát ban là một bệnh nhiễm virus phổ biến ở trẻ em. Sốt phát ban không phải là một bệnh nghiêm trọng, có thể tự khỏi. Nhưng nếu như trẻ bị sốt phát ban, bạn có thể chăm sóc và làm dịu các triệu chứng bệnh giúp trẻ cảm thấy tốt hơn.

Nguyên nhân gây bệnh

Sốt phát ban là do nhiễm một loại virus thuộc họ herpes ở người. Bệnh lây lan qua các giọt bắn trong không khí khi người bị nhiễm bệnh hắt hơi hoặc ho. Sốt phát ban thường gặp ở trẻ em từ 6 tháng đến 2 tuổi.

Các triệu chứng của sốt phát ban

Phát ban ở trẻ bị sốt phát ban. Nguồn: healthdirect)Các triệu chứng tiến triển theo từng giai đoạn như sau:

  • Giai đoạn 1: Trẻ sẽ bị sốt cao từ 3 đến 7 ngày, 39 ° C - 40 ° C. Trẻ quấy khóc, có thể biểu hiện khó chịu khi sốt.
  • Giai đoạn 2: Phát ban xuất hiện đầu tiên trên cổ, lan xuống thân mình sau khi hết sốt. Ban có màu đỏ, hồng, có thể gồ lên hoặc ban phẳng. Đôi khi nó có thể lan lên mặt hoặc ra tay, chân. Nốt ban  không đau, có thể diễn biến tốt hơn hoặc trở nặng hơn trong vòng 3 đến 4 ngày. Trẻ có thể cảm thấy khó chịu hoặc ngứa ngáy trong giai đoạn phát ban.

Chẩn đoán sốt phát ban

Không có xét nghiệm chẩn đoán xác định cho sốt phát ban. Bệnh chỉ được chẩn đoán khi xuất hiện ban đỏ trên da sau khi hết sốt. Trong một số trường hợp, bác sĩ sẽ khám cho trẻ và làm một số xét nghiệm để loại trừ các nguyên nhân gây sốt khác.

Điều trị sốt phát ban

Sốt phát ban không cần điều trị. Bệnh có thể tự khỏi. Cho đến khi bệnh thoái lui, có thể chăm sóc trẻ bị sốt phát ban tại nhà để giúp trẻ cảm thấy dễ chịu hơn :

  • Cho trẻ được nghỉ ngơi tại nhà và uống nhiều nước.
  • Bác sĩ có thể đề nghị cho trẻ uống paracetamol hoặc ibuprofen để hạ sốt và làm dịu sự khó chịu của trẻ. Không dùng ibuprofen cho trẻ dưới 6 tháng tuổi, hoặc trẻ bị mất nước, nôn mửa liên tục. Không cho con uống aspirin để hạ sốt. Việc sử dụng aspirin để điều trị sốt ở trẻ em có thể gây ra một biến chứng nghiêm trọng do thuốc là hội chứng Reye.
  • Thuốc chống ngứa (kháng histamine) có thể được dùng khi trẻ sốt phát ban có  ngứa.

Đi học trở lại

Sau khi hết sốt trong 24 giờ, trẻ không còn khả năng lây nhiễm virus nữa. Vì vậy, trẻ có thể đi học ngay cả khi vẫn còn phát ban.

Khi nào cần cho trẻ đi khám

Sốt phát ban thường không phải là bệnh nặng đối với trẻ em khỏe mạnh. Vậy khi nào cần đưa trẻ đi khám ?

Đưa trẻ đi khám sớm nếu trẻ có bất kỳ dấu hiệu nào sau đây:

  • Sốt (xem phần sốt bên dưới)
  • Trẻ bị co giật do sốt
  • Sốt trở lại sau khi hết phát ban
  • Phát ban trở nên nặng hơn hoặc không bắt đầu biến mất sau 4 đến 5 ngày
  • Phát ban kéo dài hơn vài tuần

Những điều cần biết về sốt ở trẻ em

Hình: Đo thân nhiệt ở miệng cho trẻ từ 4 tuổi trở lên. (Nguồn: BASS Urgent Care)Luôn sử dụng nhiệt kế để kiểm tra thân nhiệt của trẻ. Không nên sử dụng nhiệt kế thủy ngân.

Đối với trẻ sơ sinh và trẻ mới biết đi, hãy đảm bảo sử dụng nhiệt kế đo ở trực tràng một cách chính xác. Nhiệt kế trực tràng có thể vô tình chọc một lỗ trong (làm thủng) trực tràng. Nó cũng có thể lây nhiễm vi trùng từ phân. Sử dụng đúng theo hướng dẫn của nhà sản xuất. Nếu bạn không cảm thấy thoải mái khi đo thân nhiệt qua trực tràng, hãy sử dụng cách khác. Khi liên hệ với bác sĩ, hãy cho họ biết bạn đã đo thân nhiệt độ cho trẻ bằng loại nhiệt kế nào.

Dưới đây là hướng dẫn về đo thân nhiệt. 

Nhiệt độ ở tai không chính xác đối với trẻ dưới 6 tháng tuổi. Không đo nhiệt độ ở miệng cho đến khi trẻ được ít nhất 4 tuổi.

Trẻ sơ sinh dưới 3 tháng tuổi:

  • Hãy tham vấn ý kiến bác sĩ về cách đo thân nhiệt cho trẻ.
  • Nhiệt độ trực tràng hoặc trán (động mạch thái dương) từ 38 ° C trở lên nghĩa là trẻ bị sốt, hoặc theo chỉ dẫn của nhà sản xuất
  • Nhiệt độ ở nách ° F 37,2 ° C trở lên, hoặc theo chỉ dẫn của nhà sản xuất

Trẻ từ 3 đến 36 tháng tuổi được cho là sốt khi:

  • Nhiệt độ trực tràng, trán (động mạch thái dương) hoặc tai từ 38,9 ° C trở lên, hoặc theo chỉ dẫn của bác sĩ
  • Nhiệt độ nách từ 38,3 ° C trở lên, hoặc theo chỉ dẫn của nhà cung cấp

Lưu ý với trẻ em ở mọi lứa tuổi:

  • Nhiệt độ lặp lại từ 40 ° C trở lên. 
  • Sốt kéo dài hơn 24 giờ ở trẻ em dưới 2 tuổi hoặc trong 3 ngày ở trẻ em từ 2 tuổi trở lên.

Xem thêm: 

Chủ đề:
Bình luận (0)

Đăng nhập để có thể bình luận

Chưa có bình luận nào. Bạn hãy là người đầu tiên cho tôi biết ý kiến!