Video Chăm sóc vết thương nhiễm trùng
Tuy nhiên, nếu vết thương bị nhiễm trùng, xà phòng và nước sẽ không còn tác dụng. Trước khi gọi cho bác sĩ hoặc sử dụng thuốc kháng sinh bôi ngoài da, bạn có thể cân nhắc thử các biện pháp tự nhiên trước.
Tuy nhiên, lúc này điều quan trọng là phải tìm kiếm sự chăm sóc y tế để phát hiện các dấu hiệu nhiễm trùng. Bất kỳ vết thương nào không ngừng chảy máu, có nhiều mủ hoặc trở nên tồi tệ hơn theo bất kỳ cách nào khác đều có thể cần được điều trị.
Bạn có tò mò về một số biện pháp tự nhiên hiện đang được quảng cáo để điều trị vết thương bị nhiễm trùng không? Dưới đây là những biện pháp tự nhiên có thể được sử dụng cho những vết thương nhẹ trước khi chúng bị nhiễm trùng, cũng như những những minh chứng khoa học về sự an toàn và hiệu quả của chúng.
Các bài thuốc tự nhiên
Trong khi các phương pháp điều trị thông thường thường là tiêu chuẩn hàng đầu trong chăm sóc vết thương, các biện pháp tự nhiên - một số trong số đó đã được sử dụng trong nhiều thế kỷ - đang được nghiên cứu lại.
Tùy thuộc vào chất, các bài thuốc này có thể có đặc tính chống oxy hóa, chống viêm hoặc kháng khuẩn.
Các biện pháp tự nhiên chỉ có thể được sử dụng cho các vết thương nhỏ. Bạn không bao giờ nên sử dụng các biện pháp thay thế thay cho chăm sóc y tế với các vết thương nặng và nhiễm trùng, cũng như trên vết thương hở.
Lô hội (Nha đam)
Có lẽ trước đây bạn đã sử dụng lô hội để chữa cháy nắng, nhưng chất giống như gel từ lá của loài cây cận nhiệt đới này cũng có thể được sử dụng cho các vấn đề về da khác. Theo một đánh giá nghiên cứu năm 2016 và một đánh giá nghiên cứu năm 2012, lô hội có cả tác dụng kháng khuẩn, chống viêm và tăng tốc độ chữa lành mô da.
Công dụng của lô hội bao gồm điều trị mụn trứng cá, bỏng và phát ban, thậm chí có thể giảm đau. Bạn có thể thoa lô hội suốt cả ngày nếu cần.
Mật ong
Mật ong là một trong những biện pháp tự nhiên được nghiên cứu lâm sàng rộng rãi nhất, theo một đánh giá nghiên cứu năm 2012. Nó có thể giúp chữa lành các vết thương nhỏ để ngăn ngừa nhiễm trùng và đôi khi được dùng thay thế cho băng gạc và các vật liệu băng bó khác. Một số loại băng truyền thống cũng có thể được tẩm mật ong, theo một đánh giá nghiên cứu năm 2016.
Tinh dầu oải hương
Một đánh giá nghiên cứu năm 2018 cho thấy hoa oải hương, đặc biệt là ở dạng tinh dầu, có thể tăng tốc độ chữa lành vết thương và cũng mang lại tác dụng kháng khuẩn và chống viêm. Như với bất kỳ loại tinh dầu nào, điều quan trọng là phải pha loãng trước với dung môi, chẳng hạn như dầu jojoba, ô liu hoặc hạnh nhân.
Hoa cúc vạn thọ
Cúc vạn thọ có thể được dùng ở dạng thuốc mỡ, hoặc bạn có thể đắp túi trà đã ủ lên vết thương. Bạn có thể cân nhắc thử miếng dán trước nếu bị dị ứng với phấn hoa.
Bột nghệ
Tuy nhiên, trong khi nghệ đã được nghiên cứu rộng rãi trên động vật, vẫn còn thiếu các nghiên cứu trên người để xem xét vai trò của nó đối với vết thương, theo một đánh giá năm 2012. Ngoài ra, bạn không nên bổ sung nghệ qua đường uống, vì chúng có thể dẫn đến nguy cơ chảy máu.
Tinh dầu
Dầu cây trà là một chất khử trùng tự nhiên cũng có thể điều trị viêm da. Tuy nhiên, các sản phẩm làm từ dầu cây trà không thể được sử dụng cho vết bỏng. Bạn có thể thoa dầu trà pha loãng hoặc các sản phẩm có chứa dầu này lên da tối đa hai lần mỗi ngày.
Kem bôi vitamin E
Chủ yếu được biết đến như một chất chống oxy hóa, vitamin E cũng có đặc tính chống viêm có thể giúp quá trình chữa lành vết thương và ngăn ngừa tổn thương mô khác. Dầu dừa chứa nhiều vitamin E, nhưng bạn cũng có thể tìm thấy các sản phẩm bôi ngoài da tại hiệu thuốc gần nhà.
Một số cách khác cần thận trọng
Không phải tất cả các loại thảo mộc và các biện pháp tự nhiên khác đều giúp điều trị vết thương bị nhiễm trùng. Đặc biệt, bạn nên thận trọng với những bài thuốc sau:
- Uống tinh bột nghệ
- Các chất bổ sung bằng đường uống khác, bao gồm các loại tinh dầu, nhất là khi bạn có một tình trạng kích ứng, dị ứng
- Các loại hoa của St. John’s wort - trong khi một đánh giá nghiên cứu năm 2018 cho thấy nó có thể thúc đẩy quá trình chữa lành vết thương, cũng có bằng chứng cho thấy phương thuốc thảo dược này có thể tương tác với nhiều loại thuốc và cũng làm tăng độ nhạy cảm với ánh nắng mặt trời.
Điều trị
Nếu các biện pháp tự nhiên không giúp vết thương lành lại, bạn có thể cân nhắc chuyển sang phương pháp điều trị lâm sàng không kê đơn (OTC), bao gồm:
- Băng vô trùng để giúp che vết cắt
- Dầu khoáng, khi thoa cả ngày có thể thúc đẩy quá trình chữa lành và ngăn ngừa sẹo
- Thuốc kháng sinh bôi ngoài da
- Paracetamol để giúp giảm đau
Ngoài ra, nếu vết thương của bạn là do vật gỉ, hãy đi khám để vết thương được xử lí tốt và tiêm các loại vắc xin phòng ngừa uốn ván.
Tùy thuộc vào mức độ nghiêm trọng của nhiễm trùng, bác sĩ cũng có thể đề nghị:
- Uống thuốc kháng sinh
- Dung dịch hoặc thuốc rửa kháng sinh thoa tại vết thương
- Corticosteroid chống viêm
- Nhập viện (chỉ dành cho trường hợp nhiễm trùng nặng)
Những điều không nên làm
Các biện pháp tự nhiên đang trở nên phổ biến một phần do lo ngại về tỷ lệ kháng thuốc kháng sinh gia tăng, theo một đánh giá nghiên cứu năm 2014.
Mặc dù bạn có thể sử dụng thuốc mỡ kháng khuẩn OTC cho vết thương bị nhiễm trùng, nhưng những loại sản phẩm này có thể không cần thiết cho vết thương không bị nhiễm trùng.
Bạn cũng nên tránh sử dụng cồn tẩy rửa hoặc hydrogen peroxide cho cả vết thương bị nhiễm trùng cũng như không nhiễm trùng. Những sản phẩm như vậy có thể quá khô và cản trở quá trình hồi phục da.
Các trường hợp nên đi khám bác sĩ
Nói chung, một vết thương nhỏ có thể mất đến một tuần để chữa lành. Nếu vết thương không tốt hơn trong vòng một tuần sau khi sử dụng các biện pháp tự nhiên tại nhà, bạn nên gọi cho bác sĩ.
Bạn cũng nên đi khám ngay đối với các vết thương bị nhiễm trùng:
- Tiết nhiều mủ hoặc tiết dịch - đặc biệt nếu vết thương chảy ra màu vàng hoặc xanh, hoặc có mùi hôi
- Đang trở nên đỏ hoặc đổi màu, và bị viêm hoặc sưng
- Cảm thấy ấm khi chạm vào
- Ngày càng đau
- Có các vệt đỏ hoặc đổi màu và lan rộng ra từ vết thương ban đầu
- Có kèm theo sốt hoặc ớn lạnh
Theo nguyên tắc chung, bạn được khuyến nghị nên đi khám bệnh nếu có vết cắt lớn hơn 2cm hoặc sâu hơn hoặc bằng khoảng 6mm. Ngoài ra, nếu vết cắt của bạn có các mép cách xa nhau mà dường như không liền lại trong quá trình chữa lành, bạn có thể cần phải khâu lại.
Những vết thương không ngừng chảy máu, cũng như những vết thương do động vật cắn cần đi khám để được xử trí kịp thời và đúng cách.
Tổng kết
Khi bạn thỉnh thoảng bị vết cắt, vết xước hoặc bất kỳ loại vết thương nào khác, điều trị kịp thời là điều quan trọng để giúp ngăn ngừa nhiễm trùng. Có một số biện pháp tự nhiên có thể vừa ngăn ngừa và điều trị nhiễm trùng, nhưng bạn nên nói chuyện với chuyên gia y tế trước khi áp dụng lần đầu tiên.
Bạn cũng cần phải biết khi nào là nên bỏ qua các biện pháp điều trị tại nhà và thay vào đó là đi khám bác sĩ, ví dụ như bất kỳ vết thương nào không ngừng chảy máu, lớn hoặc sâu hoặc có dấu hiệu nhiễm trùng nghiêm trọng. Khi có nghi ngờ, tốt nhất bạn nên gọi cho chuyên gia y tế.
Xem thêm: