60 Bài tập về hình tam giác, hình tứ giác. Hình chữ nhật, hình vuông (có đáp án năm 2024) - Toán lớp 3

1900.edu.vn xin giới thiệu: Tổng hợp các dạng bài tập hình tam giác, hình tứ giác. Hình chữ nhật, hình vuông Toán lớp 3. Đây sẽ là tài liệu tham khảo hữu ích, giúp các bạn học sinh ôn tập và củng cố kiến thức đã học, tự luyện tập nhằm học tốt môn Toán lớp 3, giải bài tập Toán lớp 3 tốt hơn. Mời các bạn cùng tham khảo chi tiết bài viết dưới đây.

Bài tập về hình tam giác, hình tứ giác. Hình chữ nhật, hình vuông

Kiến thức cần nhớ

1. Hình tam giác, hình tứ giác

Lý thuyết Hình tam giác, hình tứ giác. Hình chữ nhật, hình vuông (Kết nối tri thức 2022) hay, chi tiết | Toán lớp 3 (ảnh 1)

2. Hình chữ nhật, hình vuông

Lý thuyết Hình tam giác, hình tứ giác. Hình chữ nhật, hình vuông (Kết nối tri thức 2022) hay, chi tiết | Toán lớp 3 (ảnh 2)

Bài tập tự luyện (có đáp án)

Bài tập tự luyện số 1

Bài 1: Nêu tên các đỉnh và các cạnh của mỗi hình (theo mẫu).

Giải Toán lớp 3 Bài 19: Hình tam giác, hình tứ giác. Hình chữ nhật, hình vuông - Kết nối tri thức (ảnh 1)

Lời giải:

Quan sát hình vẽ để xác định các cạnh của hình tam giác, hình tứ giác.

Giải Toán lớp 3 Bài 19: Hình tam giác, hình tứ giác. Hình chữ nhật, hình vuông - Kết nối tri thức (ảnh 1)

Bài 2: Nêu tên các hình tam giác và hình tứ giác có trong hình dưới đây:

Giải Toán lớp 3 Bài 19: Hình tam giác, hình tứ giác. Hình chữ nhật, hình vuông - Kết nối tri thức (ảnh 1)

Lời giải:

Trong hình trên có:

• 3 hình tam giác là: ADC, ACB và BEC.

• 3 hình tứ giác là: ABCD, ABEC và ABED.

Bài 3: Mai đánh được:

a) 2 hình tứ giác?

b) 1 hình tam giác và 1 hình tứ giác.

Giải Toán lớp 3 Bài 19: Hình tam giác, hình tứ giác. Hình chữ nhật, hình vuông - Kết nối tri thức (ảnh 1)

Lời giải:

a) Nối hai điểm M và N ta được hai hình tứ giác như sau:

Giải Toán lớp 3 Bài 19: Hình tam giác, hình tứ giác. Hình chữ nhật, hình vuông - Kết nối tri thức (ảnh 1)

Mai cắt theo đoạn thẳng MN sẽ được hai hình tứ giác: AMND và MBCN.

b)

Cách 1: Nối hai điểm A và N ta được 1 hình tam giác và 1 hình tứ giác như sau:

Giải Toán lớp 3 Bài 19: Hình tam giác, hình tứ giác. Hình chữ nhật, hình vuông - Kết nối tri thức (ảnh 1)

Mai cắt theo đoạn thẳng AN sẽ được 1 hình tam giác AND và 1 hình tứ giác ABCN.

Cách 2: Nối hai điểm M và C ta được 1 hình tam giác và 1 hình tứ giác như sau:

Giải Toán lớp 3 Bài 19: Hình tam giác, hình tứ giác. Hình chữ nhật, hình vuông - Kết nối tri thức (ảnh 1)

Mai cắt theo đoạn thẳng MC sẽ được 1 hình tam giác MBC và 1 hình tứ giác AMCD.

Cách 3: Nối hai điểm B và N ta được 1 hình tam giác và 1 hình tứ giác như sau:

Giải Toán lớp 3 Bài 19: Hình tam giác, hình tứ giác. Hình chữ nhật, hình vuông - Kết nối tri thức (ảnh 1)

Mai cắt theo đoạn thẳng BN sẽ được 1 hình tam giác BCN và 1 hình tứ giác ABND.

Cách 4: Nối hai điểm M và D ta được 1 hình tam giác và 1 hình tứ giác như sau:

Giải Toán lớp 3 Bài 19: Hình tam giác, hình tứ giác. Hình chữ nhật, hình vuông - Kết nối tri thức (ảnh 1)

Mai cắt theo đoạn thẳng MD sẽ được 1 hình tam giác AMD và 1 hình tứ giác MBCD.

Bài tập tự luyện số 2

Bài 1:

a) Trong các hình dưới đây, hình nào là hình vuông?

Giải Toán lớp 3 Bài 19: Hình tam giác, hình tứ giác. Hình chữ nhật, hình vuông - Kết nối tri thức (ảnh 1)

b) Trong các hình dưới đây, những hình nào là hình chữ nhật?

Giải Toán lớp 3 Bài 19: Hình tam giác, hình tứ giác. Hình chữ nhật, hình vuông - Kết nối tri thức (ảnh 1)

Lời giải:

a) Hình vuông là hình có 4 đỉnh, 4 góc vuông và 4 cạnh có độ dài bằng nhau.

Trong các hình trên có 1 hình vuông là hình EGHI (vì hình EGHI có 4 góc vuông là góc đỉnh E, G, H, I và 4 cạnh có độ dài bằng nhau là EG, GH, HI, IE).

Hình ABCD không phải là hình vuông vì các cạnh AB và BC có độ dài không bằng nhau.

Hình MNPQ không phải là hình vuông vì góc đỉnh M, góc đỉnh N, góc đỉnh P, góc đỉnh Q không là góc vuông.

b) Hình chữ nhật là hình có 4 đỉnh, 4 góc vuông, 2 cạnh dài có độ dài bằng nhau và 2 cạnh ngắn có độ dài bằng nhau). Độ dài cạnh dài gọi là chiều dài, độ dài cạnh ngắn gọi là chiều rộng.

Trong các hình trên có 2 hình chữ nhật là MNPQ và RTXY.

+ Hình MNPQ có 4 góc vuông là góc đỉnh M, N, P, Q; 2 cạnh dài có độ dài bằng nhau là MN, QP và 2 cạnh ngắn có độ dài bằng nhau là MQ và NP.

+ Hình RTXY có 4 góc vuông là góc đỉnh R, T, X, Y; 2 cạnh dài có độ dài bằng nhau là RY, TX và 2 cạnh ngắn có độ dài bằng nhau là RT và YX.

+ Hình ABCD không phải là hình chữ nhật vì góc đỉnh A, B, C, D không phải là góc vuông.

+ Hình EGHI không phải là hình chữ nhật vì góc đỉnh E, G, H, I không phải là góc vuông và các cạnh EG, GH, HI, IE có độ dài không bằng nhau.

Bài 2Số?

Giải Toán lớp 3 Bài 19: Hình tam giác, hình tứ giác. Hình chữ nhật, hình vuông - Kết nối tri thức (ảnh 1)

Lời giải:

Em sử dụng thước có vạch chia xăng-ti-mét để đo độ dài các cạnh của 2 hình như sau:

Hình vuông ABCD có độ dài cạnh là 3 cm.

Hình chữ nhật MNPQ có chiều dài là 3 cm và chiều rộng là 2 cm.

Vậy em điền số như sau:

Giải Toán lớp 3 Bài 19: Hình tam giác, hình tứ giác. Hình chữ nhật, hình vuông - Kết nối tri thức (ảnh 1)

Bài 3Chọn câu trả lời đúng.

Giải Toán lớp 3 Bài 19: Hình tam giác, hình tứ giác. Hình chữ nhật, hình vuông - Kết nối tri thức (ảnh 1)

Để cắt tờ giấy như hình bên thành một hình vuông, Rô-bốt cần cắt theo đoạn thẳng nào dưới đây?

A. Đoạn thẳng MQ.

B. Đoạn thẳng PN.

C. Đoạn thẳng PQ.

D. Đoạn thẳng MN.

Lời giải:

Tờ giấy ban đầu có độ dài 1 cạnh bằng 5 lần cạnh của ô vuông.

Do đó để cắt tờ giấy đó thành một hình vuông thì các cạnh còn lại cũng bằng 5 lần cạnh của ô vuông.

Vậy Rô-bốt cần cắt theo đoạn thẳng MN như sau:

Giải Toán lớp 3 Bài 19: Hình tam giác, hình tứ giác. Hình chữ nhật, hình vuông - Kết nối tri thức (ảnh 1)

Vậy em chọn D.

Bài tập tự luyện số 3

Bài 1: Nhà các bạn dễ mèn, dễ trũi, châu chấu voi và xén tóc ở bốn đỉnh của hình chữ nhật ABCD (như hình vẽ). Biết rằng BC = 13 dm, CD = 20 dm.

Giải Toán lớp 3 Bài 19: Hình tam giác, hình tứ giác. Hình chữ nhật, hình vuông - Kết nối tri thức (ảnh 1)

a) Nhà dế mèn cách nhà xén tóc bao nhiều đề-xi-mét?

b) Nhà dế mèn cách nhà dế trũi bao nhiêu đề-xi-mét?

Lời giải:

a) Đoạn đường từ nhà dế mèn đến nhà xén tóc bằng độ dài đoạn thẳng AD.

Vì hình chữ nhật có chiều rộng bằng nhau nên AD = BC = 13 dm.

Vậy nhà dế mèn cách nhà xén tóc 13 dm.

b) Đoạn đường từ nhà dế mèn đến nhà dế trũi bằng độ dài đoạn thẳng AB.

Vì hình chữ nhật có chiều dài bằng nhau nên AB = CD = 20 dm.

Vậy nhà dế mèn cách nhà dế trũi 20 dm.

Bài 2Một con đường thẳng nối từ địa điểm A đến địa điểm B. Do đoạn đường CD bị hỏng nên người ta phải làm một đường tránh CMND có kích thước như hình vẽ. Biết CDNM là hình chữ nhật.

Giải Toán lớp 3 Bài 19: Hình tam giác, hình tứ giác. Hình chữ nhật, hình vuông - Kết nối tri thức (ảnh 1)

a) Số?

Độ dài đoạn đường CD là ? km.

b) Chọn câu trả lời đúng.

Đi từ địa điểm A đến địa điểm B theo đường tránh dài hơn đi theo đường thẳng bao nhiêu ki-lô-mét?

A. 1 km                 

B. 3 km                  

C. 2 km

Lời giải:

a) Vì CMND là hình chữ nhật nên CD = MN = 2 km.

Vậy độ dài đoạn đường CD là 2 km.

b) Đi theo đường tránh phải đi thêm 2 đoạn CM và DN (Hai đoạn đường này là chiều rộng của hình chữ nhật CDNM và CM = DN = 1 km).

Đoạn đường đi từ địa điểm A đến địa điểm B theo đường tránh dài hơn đi theo đường thẳng số ki-lô-mét là:

1 × 2 = 2 (km)

Chọn C.

Bài 3: Với 6 que tính, Rô-bốt xếp được một hình chữ nhật như hình bên.

Giải Toán lớp 3 Bài 19: Hình tam giác, hình tứ giác. Hình chữ nhật, hình vuông - Kết nối tri thức (ảnh 1)

Sử dụng 10 que tính, em hãy xếp một hình chữ nhật. Em tìm được mấy cách xếp?

Lời giải:

Sử dụng 10 que tính để xếp thành hình chữ nhật.

Vì hình chữ nhật gồm hai chiều dài và hai chiều rộng nên tổng số que tính để xếp chiều dài và chiều rộng là: 10 : 2 = 5 (que tính).

Ta có: 5 = 2 + 3 = 1 + 4

+) Xếp thành hình chữ nhật có chiều rộng gồm 2 que tính và chiều dài gồm 3 que tính.

Giải Toán lớp 3 Bài 19: Hình tam giác, hình tứ giác. Hình chữ nhật, hình vuông - Kết nối tri thức (ảnh 1)

+) Xếp thành hình chữ nhật có chiều rộng gồm 1 que tính và chiều dài gồm 4 que tính.

Giải Toán lớp 3 Bài 19: Hình tam giác, hình tứ giác. Hình chữ nhật, hình vuông - Kết nối tri thức (ảnh 1)

Vậy ta có 2 cách xếp 10 que tính thành một hình chữ nhật.

Bài tập tự luyện số 4

Bài 1: Viết tên các đỉnh và các cạnh của mỗi hình (theo mẫu).

Vở bài tập Toán lớp 3 Tập 1 trang 49, 50, 51, 52, 53 Bài 19: Hình tam giác, hình tứ giác. Hình chữ nhật, hình vuông - Kết nối tri thức (ảnh 1)

Lời giải

Ta viết như sau:

Vở bài tập Toán lớp 3 Tập 1 trang 49, 50, 51, 52, 53 Bài 19: Hình tam giác, hình tứ giác. Hình chữ nhật, hình vuông - Kết nối tri thức (ảnh 1)

Bài 2: Viết tiếp vào chỗ chấm cho thích hợp.

Vở bài tập Toán lớp 3 Tập 1 trang 49, 50, 51, 52, 53 Bài 19: Hình tam giác, hình tứ giác. Hình chữ nhật, hình vuông - Kết nối tri thức (ảnh 1)

Trong hình vẽ bên có:

a) Các hình tam giác là: ……………………………

………………………………………………………

b) Các hình tứ giác là: ………………………………

……………………………………………………….

Lời giải

Trong hình vẽ bên có:

a) Các hình tam giác là: ABI, BIC, CID

b) Các hình tứ giác là: ABCI, IBCD, ABCD

 Bài 3: Qua bốn đỉnh của hình vuông MNPQ, hãy vẽ các đoạn thẳng để chia hình vuông đó thành 4 hình tam giác.

Vở bài tập Toán lớp 3 Tập 1 trang 49, 50, 51, 52, 53 Bài 19: Hình tam giác, hình tứ giác. Hình chữ nhật, hình vuông - Kết nối tri thức (ảnh 1)

Lời giải

Ta nối M với P, từ Q, vẽ một đường thẳng tới MP, đường thẳng đó cắt MP tại E.

Ta có 4 tam giác được tạo thành là: MPQ, MNP, MEQ, QEP.

Ta vẽ như sau:

Vở bài tập Toán lớp 3 Tập 1 trang 49, 50, 51, 52, 53 Bài 19: Hình tam giác, hình tứ giác. Hình chữ nhật, hình vuông - Kết nối tri thức (ảnh 1)

Bài 4: Mảnh vườn nhà cô Lan có dạng hình chữ nhật ABCD. Em hãy nối các điểm đã dánh dấu (như hình vẽ) để giúp cô Lan chia mảnh vườn đó theo mỗi yêu cầu dưới đây.

a) Chia thành 2 hình tứ giác.

Vở bài tập Toán lớp 3 Tập 1 trang 49, 50, 51, 52, 53 Bài 19: Hình tam giác, hình tứ giác. Hình chữ nhật, hình vuông - Kết nối tri thức (ảnh 1)

b) Chia thành 1 hình tam giác và 1 hình tứ giác (tìm 4 cách làm).

Vở bài tập Toán lớp 3 Tập 1 trang 49, 50, 51, 52, 53 Bài 19: Hình tam giác, hình tứ giác. Hình chữ nhật, hình vuông - Kết nối tri thức (ảnh 1)

c) Chia thành 3 hình tam giác (tìm 2 cách làm).

Vở bài tập Toán lớp 3 Tập 1 trang 49, 50, 51, 52, 53 Bài 19: Hình tam giác, hình tứ giác. Hình chữ nhật, hình vuông - Kết nối tri thức (ảnh 1)

Lời giải

a) Nối I với H ta được hai hình tứ giác là: AIHD và IBCH.

Vở bài tập Toán lớp 3 Tập 1 trang 49, 50, 51, 52, 53 Bài 19: Hình tam giác, hình tứ giác. Hình chữ nhật, hình vuông - Kết nối tri thức (ảnh 1)

b) Cách 1: Nối I với D, ta được 1 hình tam giác là AID và 1 hình tứ giác là IBCD.

Vở bài tập Toán lớp 3 Tập 1 trang 49, 50, 51, 52, 53 Bài 19: Hình tam giác, hình tứ giác. Hình chữ nhật, hình vuông - Kết nối tri thức (ảnh 1)

Cách 2: Nối I với C, ta được 1 hình tam giác là BIC và 1 hình tứ giác là AICD.

Vở bài tập Toán lớp 3 Tập 1 trang 49, 50, 51, 52, 53 Bài 19: Hình tam giác, hình tứ giác. Hình chữ nhật, hình vuông - Kết nối tri thức (ảnh 1)

Cách 3: Nối H với A, ta được 1 hình tam giác là DHA và 1 hình tứ giác là ABCH.

Vở bài tập Toán lớp 3 Tập 1 trang 49, 50, 51, 52, 53 Bài 19: Hình tam giác, hình tứ giác. Hình chữ nhật, hình vuông - Kết nối tri thức (ảnh 1)

Cách 4: Nối H với B, ta được 1 hình tam giác là BHC và 1 hình tứ giác là ABHD.

Vở bài tập Toán lớp 3 Tập 1 trang 49, 50, 51, 52, 53 Bài 19: Hình tam giác, hình tứ giác. Hình chữ nhật, hình vuông - Kết nối tri thức (ảnh 1)

c) Cách 1. Nối D với I, I với C ta được 3 hình tam giác là: ADI, DIC, ICB.

Vở bài tập Toán lớp 3 Tập 1 trang 49, 50, 51, 52, 53 Bài 19: Hình tam giác, hình tứ giác. Hình chữ nhật, hình vuông - Kết nối tri thức (ảnh 1)

Cách 2: Nối A với H, H với B, ta được 3 hình tam giác: DHA, AHB, BHC.

Vở bài tập Toán lớp 3 Tập 1 trang 49, 50, 51, 52, 53 Bài 19: Hình tam giác, hình tứ giác. Hình chữ nhật, hình vuông - Kết nối tri thức (ảnh 1)

Bài tập tự luyện số 5

Bài 1:

a) Tô màu vàng vào hình vuông, màu xanh vào hình chữ nhật.

Vở bài tập Toán lớp 3 Tập 1 trang 49, 50, 51, 52, 53 Bài 19: Hình tam giác, hình tứ giác. Hình chữ nhật, hình vuông - Kết nối tri thức (ảnh 1)

b) Khoanh vào chữ đặt trước câu trả lời đúng.

Vở bài tập Toán lớp 3 Tập 1 trang 49, 50, 51, 52, 53 Bài 19: Hình tam giác, hình tứ giác. Hình chữ nhật, hình vuông - Kết nối tri thức (ảnh 1)

Trong hình vẽ trên có mấy hình chữ nhật?

A. 1 hình                       

B. 2 hình                       

C. 3 hình                       

D. 4 hình

Lời giải

a) Dựa vào các dấu hiệu nhận biết hình vuông và hình chữ nhật để nhận biết:

Hình vuông có 4 góc vuông và bốn cạnh bằng nhau.

Hình chữ nhật có 4 góc vuông, hai cạnh dài bằng nhau và hai cạnh ngắn bằng nhau.

Vậy tứ giác MNPQ là hình vuông và tứ giác CDIH là hình chữ nhật.

Ta tô màu như sau:

Vở bài tập Toán lớp 3 Tập 1 trang 49, 50, 51, 52, 53 Bài 19: Hình tam giác, hình tứ giác. Hình chữ nhật, hình vuông - Kết nối tri thức (ảnh 1)

b) Đáp án đúng là: B

Hình chữ nhật có 4 góc vuông, hai cạnh dài bằng nhau và hai cạnh ngắn bằng nhau.

Dựa vào dấu hiệu nhận biết hình chữ nhật, ta thấy trong các hình vẽ đã cho có hai hình chữ nhật là: ABCD và EGIH.

Bài 2: Vở bài tập Toán lớp 3 Tập 1 trang 49, 50, 51, 52, 53 Bài 19: Hình tam giác, hình tứ giác. Hình chữ nhật, hình vuông - Kết nối tri thức (ảnh 1)?

Cho hình vuông và hình chữ nhật sau:

Vở bài tập Toán lớp 3 Tập 1 trang 49, 50, 51, 52, 53 Bài 19: Hình tam giác, hình tứ giác. Hình chữ nhật, hình vuông - Kết nối tri thức (ảnh 1)

Dùng thước có vạch chia xăng – ti – mét để đo độ dài các đoạn thẳng trong hình đã cho, ta có:

a) Hình vuông có cạnh 5 cm.                        Vở bài tập Toán lớp 3 Tập 1 trang 49, 50, 51, 52, 53 Bài 19: Hình tam giác, hình tứ giác. Hình chữ nhật, hình vuông - Kết nối tri thức (ảnh 1)

b) Hình chữ nhật có chiều rộng 4 cm.           Vở bài tập Toán lớp 3 Tập 1 trang 49, 50, 51, 52, 53 Bài 19: Hình tam giác, hình tứ giác. Hình chữ nhật, hình vuông - Kết nối tri thức (ảnh 1)

c) Hình chữ nhật có chiều dài 2 cm.             Vở bài tập Toán lớp 3 Tập 1 trang 49, 50, 51, 52, 53 Bài 19: Hình tam giác, hình tứ giác. Hình chữ nhật, hình vuông - Kết nối tri thức (ảnh 1)

Lời giải

Dùng thước có vạch chia xăng – ti – mét để đo độ dài các đoạn thẳng, ta thấy:

a) Hình vuông có cạnh 5 cm.                        Đ

b) Hình chữ nhật có chiều rộng 4 cm.           S

c) Hình chữ nhật có chiều dài 2 cm.              S

 Bài 3: Hãy đo độ dài các đồ vật dưới đây bằng gang tay hoặc sải tay của em rồi viết số thích hợp vào chỗ chấm.

a) Bảng lớp em có chiều dài khoảng … sải tay.

b) Bảng lớp em có chiều dài khoảng … gang tay.

c) Bàn học của em có chiều dài khoảng …. gang tay.

b) Bàn học của em có chiều rộng khoảng …. gang tay.

Lời giải

Học sinh tự thực hành và điền kết quả đo vào ô trống cho phù hợp. Chẳng hạn:

a) Bảng lớp em có chiều dài khoảng gần 3 sải tay.

b) Bảng lớp em có chiều dài khoảng 20 gang tay.

c) Bàn học của em có chiều dài khoảng 10 gang tay.

b) Bàn học của em có chiều rộng khoảng 6 gang tay.

Bài 4: Viết số thích hợp vào ô trống.

Mỗi viên gạch hoa trang trí có cạnh 5 dm. Một hình chữ nhật được ghép bở 6 viên gạch hoa như hình vẽ.

Vở bài tập Toán lớp 3 Tập 1 trang 49, 50, 51, 52, 53 Bài 19: Hình tam giác, hình tứ giác. Hình chữ nhật, hình vuông - Kết nối tri thức (ảnh 1)

a) Chiều dài của hình chữ nhật đó là …. dm.

b) Chiều rộng của hình chữ nhật đó là …. dm.

Lời giải

a) Chiều dài của hình chữ nhật đó là:

5 × 3 = 15 (dm)

b) Chiều rộng của hình chữ nhật đó là:

5 × 2 = 10 (dm)

Đáp số: a) 15 dm           

b) 10 dm

Bài tập tự luyện số 6

Bài 1: Viết số thích hợp vào chỗ chấm.

Cho ABCD là hình chữ nhật có BC = 20 cm, CD = 50 cm. Một con kiến đang ở điểm A (như hình vẽ).

Vở bài tập Toán lớp 3 Tập 1 trang 49, 50, 51, 52, 53 Bài 19: Hình tam giác, hình tứ giác. Hình chữ nhật, hình vuông - Kết nối tri thức (ảnh 1)

a) Nếu con kiến muốn bò đến điểm B theo cạnh AB thì phải bò một đoạn đường dài … cm.

b) Nếu con kiến muốn bò đến điểm D theo cạnh AD thì phải bò một đoạn đường dài … cm.

c) Nếu con kiến muốn bò đến điểm C theo đường gấp khúc ABC thì phải bò một đoạn đường dài … cm.

Lời giải

Vì ABCD là hình chữ nhật nên ta có:

AB = CD = 50 cm; AD = BC = 20 cm.

a) Đoạn thẳng AB dài 50 cm.

Vậy nếu con kiến muốn bò đến điểm B theo cạnh AB thì phải bò một đoạn đường dài 50 cm.

b) Đoạn thẳng AD dài 20 cm.

Vậy nếu con kiến muốn bò đến điểm D theo cạnh AD thì phải bò một đoạn đường dài 20 cm.

c) Độ dài đường gấp khúc ABC là:

50 + 20 = 70 (cm).

Vậy nếu con kiến muốn bò đến điểm C theo đường gấp khúc ABC thì phải bò một đoạn đường dài 70 cm.

Bài 2: Viết số thích hợp vào chỗ chấm.

Rùa và Ốc sên thi chạy. Hai bạn cùng xuất phát từ điểm M chạy đến đích ở điểm N nhưng theo hai đường khác nhau. Ốc sên chạy đến đích theo cạnh MN, còn Rùa chạy đến đích theo đường gấp khúc MQPN. Biết rằng MNPQ là hình chữ nhật có NP = 50 cm.

Vở bài tập Toán lớp 3 Tập 1 trang 49, 50, 51, 52, 53 Bài 19: Hình tam giác, hình tứ giác. Hình chữ nhật, hình vuông - Kết nối tri thức (ảnh 1)

Đoạn đường Rùa chạy dài hơn đoạn đường Ốc sên chạy … cm.

Lời giải

Vì MNPQ là hình chữ nhật nên ta có:

MQ = NP = 50 cm; MN = QP.

Đoạn đường Ốc sên chạy là đoạn thẳng MN.

Đoạn đường Rùa chạy là:

MQ + QP + NP hay MQ + MN + NP (do QP = MN)

Vậy đoạn đường Rùa chạy dài hơn đoạn đường Ốc sên chạy là:

50 + 50 = 100 (cm)

Đáp số: 100 cm.

Bài 3: Khoanh vào chữ đặt trước câu trả lời đúng.

a) Với số lượng các que tính giống nhau nào dưới đây thì xếp được một hình vuông (không thừa que tính nào)?

A. 6 que tính                           

B. 7 que tính                           

C. 8 que tính

b) Với số lượng các que tính giống nhau nào dưới đây thì không thể xếp được một hình chữ nhật (không thừa que tính nào)?

A. 6 que tính                           

B. 7 que tính                           

C. 10 que tính

Lời giải

a) Đáp án đúng là: C

Hình vuông có 4 cạnh bằng nhau nên số que tính để xếp thành hình vuông phải là một số chia hết cho 4.

Ta có: 8 : 4 = 2

Vậy với 8 que tính giống nhau có thể xếp được thành 1 hình vuông.

b) Đáp án đúng là: B

Hình chữ nhật có hai cạnh dài bằng nhau và hai cạnh ngắn bằng nhau nên số que tính để xếp thành hình chữ nhật phải là một số chia hết cho 2.

Ta có: 7 không chia hết cho 2.

Vậy 7 que tính giống nhau không thể xếp được thành một hình chữ nhật (không thừa que tính nào)

Xem thêm các dạng bài tập Toán :

60 Bài tập về các số có bốn chữ số. số 10 000 (có đáp án năm 2023)

60 Bài tập về hình tam giác, hình tứ giác. Hình chữ nhật, hình vuông (có đáp án năm 2023)

60 Bài tập về diện tích của một hình. Xăng – ti – mét vuông (có đáp án năm 2023)

60 Bài tập về làm tròn đến số hàng chục, hàng trăm (có đáp án năm 2023)

60 Bài tập về so sánh các số trong phạm vi 10 000 (có đáp án năm 2023)

Bình luận (0)

Đăng nhập để có thể bình luận

Chưa có bình luận nào. Bạn hãy là người đầu tiên cho tôi biết ý kiến!