5 loại thuốc điều trị bệnh lý đường tiêu hóa

Đường tiêu hóa có chức năng vận động để hấp thu các chất dinh dưỡng, điện giải, nước và bài tiết các chất cặn bã. Khi có rối loạn sẽ sinh ra các triệu chứng buồn nôn, nôn, trướng bụng, khó tiêu, táo bón, tiêu chảy... Ngoài việc chữa triệu chứng, thầy thuốc cần tìm nguyên nhân để điều trị.

Các thuốc chữa bệnh đường tiêu hóa có thể được phân loại như sau:

  • Thuốc chữa viêm loét dạ dày – tá tràng: v, thuốc kháng receptor H2 histamin, thuốc ức chế bơm proton...
  • Thuốc điều trị táo bón
  • Thuốc điều trị tiêu chảy
  • Thuốc chống co thắt và làm giảm nhu động: Thuốc chống co thắt cơ trơn, thuốc chống nôn...
  • Thuốc lợi mật và thuốc thông mật.

Thuốc chữa viêm loét dạ dày – tá tràng

Các thuốc chữa viêm loét dạ dày được dùng trong điều trị và dự phỏng bệnh loét đường tiêu hoá. Một số trong đó còn được dùng trong một số bệnh khác có liên quan đến tăng acid dạ dày. Nhiều thuốc được dùng như mô tả dưới đây, nhưng nói chung chúng được dùng do tác dụng chống tiết acid dạ dày hoặc do tác dụng bảo vệ tế bào hay bảo vệ niêm mạc. Các thuốc chống acid có vai trò bổ trợ trong điều trị triệu chứng loét đường tiêu hoá, trong khi liệu pháp kháng khuẩn nhằm vào Helicobacter pylori ngày càng quan trọng.

Có nhiều loại thuốc chữa viêm loét dạ dày tá tràngCó nhiều loại thuốc chữa viêm loét dạ dày tá tràng

Các chất chống tiết acid

Các chất chống tiết acid được chia thành:

  • Các chất đối kháng thụ thể - H2 histamin (đối kháng H2): loại này tác dụng thông qua việc ức chế các thụ thể - H2 histamin ở các tế bào thành dạ dày, như vậy đối kháng với tác dụng kích thích sự sản sinh acid dạ dày của histamin nội sinh. Các thuốc này có thể kể: cimetidin, tamotidin, nizatidin, ranitidin.
  • Các chất ức chế bơm proton; tác dụng thông qua việc phong bế hệ enzym có vai trò chuyển vận tích cực proton vào khoang dạ dày, cụ thể là hydro/kali adenosin triphosphatase (H+/K+ ATPase) ở tế bào thành dạ dày, còn gọi là proton. Có thể kể tới: lansoprazol, omeprazol, pantoprazol.

Thuốc ức chế bơm proton được sử dụng nhiều trong điều trị loét dạ dày – tá tràngThuốc ức chế bơm proton được sử dụng nhiều trong điều trị loét dạ dày – tá tràng

  • Các chất kháng muscarin chọn lọc: loại này phong bế những kích thích cholinergic gây sản sinh acid trong dạ dày, và ít có tác dụng phụ hơn các thuốc kháng muscarin kinh điển. Thí dụ như pirenzepin.
  • Các chất giống prostaglandìn: có tác dụng ức chế sự tiết acid ở dạ dày bằng cách tác dụng trực tiếp trên các tế bào thành dạ dày, đồng thời cũng ức chế sự giải phóng gasirìn và có tính chất bảo vệ tế bào. Thí dụ như misoprostol.

Các thuốc bảo vệ niêm mạc  

Các thuốc bảo vệ niêm mạc cũng có vị trí trong điều trị bệnh loét dạ dày. Chúng được chia thành:

  • Các phức chất hay chelat: có tác dụng bao che niêm mạc dạ dày, ưu tiên ở những chỗ loét bằng cách tạo ra những phức chất với protein. Các chất Sucralfat và trikali dicìtratobismuthat thuộc loại này và có tác dụng diệt Helicobacter pylori.
  • Các thuốc khác: trong đó có cam thảo và dẫn chất như carbenoxolon, có tác dụng thông qua việc kích thích tổng hợp chất niêm dịch bảo vệ.

Các thuốc kháng acid, nhất là các thuốc có chứa nhôm hay bismuth cũng có tác dụng bảo vệ tế bào, có thể là do kích thích sản sinh chất prostaglandin có tác dụng báo vệ. Chính bản thân các prostaglandin cũng có tác dụng bảo vệ tế bào, ngoài tác dụng chống tiết acid

Thuốc điều trị táo bón

Các thuốc nhuận tràng đẩy mạnh sự đào thải phân và dùng để trị chứng táo bón. Ngoài ra nó còn dùng để tháo hết phân khỏi ruột trước khi làm một số xét nghiệm như nội soi hay X quang, hay trước khi phẫu thuật.

Các thuốc nhuận tràng thường được bệnh nhân tự điều trị và hay bị lạm dụng. Sự lạm dụng thuốc nhuận tràng là một hiện tượng có thể dẫn tới nhiễm độc.

Có thể phân loại thuốc nhuận tràng theo cơ chế tác dụng của chúng. Có thể có sự chồng, chéo giữa loại này với loại kia và trong một số trường hợp cơ chế tác dụng chính xác còn chưa rõ. Một số thuốc nhuận tràng cổ điển đã thôi không được dùng do tác dụng quá mạnh hoặc do những tác dụng phụ của chúng.

Các thuốc nhuận tràng tạo khối phân lớn: gây ra sự ứ nước và làm tăng khối lượng phân, do đó làm tăng nhu động ruột. Do có bản chất ưa nước, loại thuốc nhuận tràng này cũng có tác dụng trong tiêu chảy cấp tính và có tác dụng điều hòa độ chắc của phân ở các bệnh nhân mổ thông đại tràng. Thí dụ: Canxi polycarbophil (FiberCon), Psyllium (Metamucil, Konsyl), Sợi Methylcellulose (Citrucel), Lúa mì Dextrin (Benefiber)

Các thuốc nhuận tràng kích thích (nhuận tràng tiếp xúc); tác dụng kích thích trực tiếp các đầu dây thẩn kinh ở niêm mạc ruột kết, làm tăng khả năng di động phân ở ruột. Loại thuốc nhuận tràng này hay bị lạm dụng nhất, như: phenol phtalein, natri picosultat...

Các thuốc nhuận tràng thẩm thấu: tác dụng bằng cách làm tăng áp suất thẩm thấu ở ruột, do đó kéo nước vào ruột. Thi dụ các muối magie carbonat, magíe citrat, magiê hydroxìt, natri suìtat. Lactulose cũng coi như thuộc loại này, vì các sẩn phẩm phân huỷ của nó có cơ chế như trên. Glycerol hay sorbitol cũng thuộc loại này.

Duphalac chứa lactulose được dùng điều trị táo bónDuphalac chứa lactulose được dùng điều trị táo bón

Các thuốc làm mềm phân: tác dụng bằng cách làm giảm sức căng mặt ngoài, tạo điều kiện cho nước thấm vào phân. Thí dụ: docusat.

Các thuốc làm tăng nhu động ruột: cơ trơn của dạ dày - ruột có nhu động và nhu động này được điều khiển bởi hệ thần kinh tự động, bởi các phản xạ tại chỗ và bởi các nội tiết ở dạ dày - ruột. Các nhu động này đẩy chất chứa từ dạ dày tới hậu môn. Các thuốc làm tăng nhu dộng ruột tác dụng trên một số điểm và làm tăng nhu động đó. Thí dụ: metoclopramid, cisaprid, domperidon. Một số chất khác nhu các chất giống phó giao cảm nhu bethanechol, neostigmio hay kháng sinh erythromycin.

Thuốc điều trị tiêu chảy

Thuốc điều trị tiêu chảy là tất cả các thuốc làm giảm lượng nước ở trong phân và giảm số lần đại tiện trong một ngày đêm. Về cơ chế dược học, phân có nhiều nước thì phân sẽ tăng thể tích. Thể tích phân tăng thì kích thích đại tiện nhiều. Nếu bằng một thuốc nào đó, chúng ta có thể làm giảm số lượng nước trong phân, giảm thể tích phân, giảm co bóp đường ruột thì tức khắc sẽ làm giảm số lần tiêu chảy trong một ngày đêm.

Không quan tâm tới cơ chế sinh lý bệnh, về mặt dược lý, việc cắt nghĩa đơn giản như trên đã cho ra đời nhiều loại thuốc chống tiêu chảy khác nhau. Người ta phân thành các nhóm cơ bản sau: Thuốc tác dụng vào thụ cảm thể opiat ở thành ruột, và thuốc hấp thụ và bao phủ bề mặt.

Thuốc tác động vào thụ cảm thể opiat ở thành ruột: Có tác dụng làm giảm sự vận chuyển của cơ thành ruột. Nó không làm giảm khả năng co thắt mà chỉ làm giảm nhu động. Do đó làm giảm khả năng tống đẩy phân ra ngoài. Điển hình trong nhóm thuốc này có racecadotril và loperamid. Hai thuốc này được dùng để điều trị tiêu chảy khá nhạy, có thể làm mất phản xạ tiêu chảy ngay. Chỉ có điều, công hiệu hơi mạnh nên nhiều khi làm thay đổi triệu chứng dẫn tới chẩn đoán bệnh nhầm. Thêm vào đó, thuốc tác động thông qua cơ chế thần kinh nên không thể dùng kéo dài. Nếu cứ cố tình dùng kéo dài sẽ làm ảnh hưởng tới thần kinh trung ương khi dùng liều cao và liên tục, đồng thời sẽ làm giảm tác dụng ở những ngày tiếp theo.

Loperamid là thuốc điều trị tiêu chảy có công hiệu mạnhLoperamid là thuốc điều trị tiêu chảy có công hiệu mạnh

Thuốc hấp thụ và bao phủ bề mặt (than hoạt, smectite, kaolin, methylcellulose): Những thuốc này có đặc điểm tác dụng ở bề mặt, không ngấm vào cơ thể nên tác dụng phụ gần như là không có. Chúng hoạt động dựa theo nguyên lý che phủ toàn bộ bề mặt ruột hoặc thấm hút hết nước trong phân nên phân sẽ đặc hơn và ít thể tích hơn. Nhược điểm của thuốc này là hiệu quả không cao. Những trường hợp tiêu chảy do rối loạn chức năng thì còn ý nghĩa nhưng nếu tiêu chảy do nhiễm vi rút và vi khuẩn thì thuốc chỉ có thể làm thay đổi triệu chứng ngày thứ nhất nhưng sang ngày thứ hai triệu chứng lại như cũ và có phần nặng hơn.

Cần lưu ý, không bao giờ dùng thuốc chống tiêu chảy đơn độc mà bắt buộc phải dùng thuốc điều trị nguyên nhân. Nếu không, đến một lúc nào đó, tiêu chảy sẽ bùng phát dữ dội và không có thuốc gì cầm được. Không nên dùng thuốc chống tiêu chảy ở ngay lần tiêu chảy đầu tiên. Cần cho đường ruột thải bớt chất độc ra ngoài ở 1-2 lần tiêu chảy đầu tiên nhằm giảm mức độ bệnh.

Ngoài ra, tiêu chảy gây mất nước cũng cần được bù nướcđiện giải (RS, ORESOL). Tuy nhiên dung dịch ORS không làm giảm khối lượng phân, số lần đi tiêu chảy hay thời gian tiêu chảy. ORS đơn thuần bằng đường uống phục hồi được 95% các trường hợp tiêu chảy mất nước trung bình.

Thuốc chống co thắt, làm giảm nhu động ruột

Thuốc chống co thắt cơ trơn

Cơ trơn là những cơ bố trí ở thành ống tiêu hóa bao gồm có thực quản, dạ dày, ruột non và ruột già. Cơ trơn có đặc tính co thắt với co vòng và gây ra các cơn đau quặn đến quằn quại và rất khó chịu. Việc sử dụng các thuốc chống co thắt cơ trơn là cần thiết.

Thuốc chống co thắt cơ trơn thường được phân loại thành hai nhóm: thuốc giãn cơ trực tiếp do tác động vào nội tại cơ trơn và thuốc kháng cholinergic vốn là hệ thần kinh chỉ huy co thắt cơ.

Những thuốc làm giãn cơ trực tiếp: Tác động trực tiếp vào nội tại cơ trơn và không hề tác động vào cơ chế thần kinh chỉ huy. Đại diện của nhóm này có alverine, mebeverine, papaverin, sparmaverin. Một số chúng trong đó là dẫn xuất có tác dụng lên thụ cảm thể opiat ở thành ruột. Nhưng nhìn chung, chúng đều tác dụng trực tiếp vào cơ, ức chế men phosphodiestearase làm cơ không phân hủy ATP để tạo ra năng lượng co cơ. Vì thế, chúng ngừng co thắt. Những thuốc này có tác dụng yếu.

Những thuốc tác động theo cơ chế thần kinh: Chúng làm cắt phản xạ thần kinh điều phối cơ trơn co thắt. Vì thế, phản xạ co thắt không xảy ra. Các thuốc thường gặp có atropine, dicycloverine, hyoscine, propantheline. Chúng có đặc điểm là tác dụng nhanh, mạnh và làm mất phản xạ co thắt gần như ngay tức thì. Nhược điểm của chúng là không dùng kéo dài được và hay gây phản ứng phụ trên hệ tim mạch và hô hấp. Do hai hệ thống này cùng chung hệ thần kinh điều khiển đó là hệ cholinergic.

Dùng thuốc chống co thắt cơ trơn phải dùng theo nấc thang điều trị. Nếu dùng thuốc chưa đáp ứng hiệu quả thì phải tăng liều cho đến khi nào đạt được liều đáp ứng thì duy trì. Khi cơn đau kéo đến quá nhanh và quá mạnh, dùng thuốc đường uống hoàn toàn không có tác dụng bởi thuốc tác dụng chậm và hiệu lực thấp. Khi đó, thuốc đường tiêm là một bắt buộc trong các cách cấp cứu cơn đau quặn tiêu hóa.

Thuốc chống nôn

Thuốc chống nôn được định nghĩa là tất cả các loại thuốc làm ngừng hãm hoặc cắt phản xạ nôn của người bệnh dù người bệnh đó nôn do bất cứ nguyên nhân gì.

Có hai nhóm thuốc chống nôn: thuốc ức chế trung tâm nôn trên hệ thần kinh trung ương và thuốc chống nôn ngoại vi, tác dụng thường yếu hơn.

Thuốc chống nôn trung ương: Là thuốc ức chế thụ cảm thể của serotonin (thụ cảm thể 5-hydroxytryptamine, vẫn được gọi là thuốc kháng 5-HT3). Những thuốc này có tác dụng mạnh, ức chế thụ cảm thể của serotonin, làm mất khả năng hoạt hóa của trung tâm chống nôn. Có thể kể ra đây một số loại như: ondansetron, granisetron, dolasetron mesylate, palonosetron...Phổ thông chúng ta thường gặp ondansetron. Thuốc tồn tại dưới dạng viên và dạng tiêm, nhưng thường thấy dạng tiêm hơn. Điều quan trọng của việc cắt được phản ứng nôn đó là liều dùng và đường dùng. Thường mức độ nôn nặng, thuốc dạng uống không có tác dụng. Khi đó phải dùng dạng kết hợp và dạng tiêm, có khi phải sử dụng dạng truyền với chiến lược dùng trước, trong và sau khi cơn nôn xảy ra.

Nhóm thuốc chống nôn ngoại vi: Bao gồm một số thuốc thường là các thuốc ức chế thụ cảm dopamin ngoại vi ở trên thành dạ dày ruột. Ví dụ như domperidon và metoclopramid. Các thuốc này được bào chế dưới dạng viên uống, viên đặt cho người lớn, siro cho trẻ em, dạng tiêm cho mức độ nôn vừa và nhẹ. Thông thường, chỉ cần dùng thuốc trước khi có nôn thì đã cắt được phản xạ nôn. Nhưng các trường hợp nôn vừa, việc dùng thuốc đường uống là không đủ, mặc dù nó chính là thuốc chống nôn nhưng thuốc chưa kịp ngấm thì đã bị tống đẩy ra ngoài. Khi đó, bắt buộc phải dùng đường tiêm và tiêm nhắc lại nhiều lần trong ngày. Khi điều trị 2 ngày với phác đồ tấn công, cơn nôn không giảm bớt, cần phải xem lại phác đồ thuốc và có khi phải chuyển sang dạng chống nôn trung ương.

Thuốc chống nôn ngoại viThuốc chống nôn ngoại vi

Hiện nay, ngoài hai nhóm thuốc cơ bản trên, còn ra đời một số thuốc chống nôn mới cùng nhiều phác đồ dùng thuốc đơn dòng hay kết hợp.

Khi dùng thuốc chống nôn phải biết rõ và biết chắc nguyên nhân gây nôn. Bởi thuốc có thể xóa bỏ triệu chứng nôn trước khi cho bạn cơ hội tìm rõ nguyên nhân. Nếu không xác định được nguyên nhân gây nôn, việc làm mất triệu chứng nôn là rất nguy hiểm.

Thuốc lợi mật, thông mật

Mật có vai trò quan trọng trong tiêu hóa. Khi bị co thắt đường mật sẽ bị ứ mật, phải dùng thuốc thông mật. Khi bị viêm gan (do nhiễm virut, do dùng thuốc) gan tiết mật kém, phải dùng thuốc kích thích tiết mật (lợi mật). Cũng có những thuốc có cả hai chức năng.

Thuốc lợi mật

Phân biệt hai loại:

  • Thuốc lợi mật nước (secretin, thuốc cường phó giao cảm) làm tăng bài tiết nước và điện giải của tế bào biểu mô đường mật, gây tăng tiết mật loãng.
  • Thuốc lợi mật thực thụ kích thích tế bào gan tăng bài tiết mật giống như mật sinh lý. 

Tuỳ theo nguồn gốc, có:

  • Thuốc lợi mật có nguồn gốc động vật: Đó là muối mật, các acid mật, hoặc mật toàn phần đã loại bỏ sắc tố và cholesterol. Ví dụ: Bilifluine
  • Thuốc lợi mật có nguồn gốc thực vật: Nghệ, actiso, boldo. Thường dùng chế phẩm phối hợp nhiều cây thuốc.
  • Thuốc lợi mật tổng hợp: Ví dụ: Cyclovalon, Anéthol trithion

Chỉ định chung của các thuốc lợi mật

  • Điều trị triệu chứng các rối loạn tiêu hóa: trướng bụng, đầy hơi, ợ hơi, buồn nôn.
  • Điều trị phụ trợ chống táo bón.

Chống chỉ định: tắc mật và suy gan nặng.

Thuốc thông mật

Là những thuốc gây co thắt túi mật, đồng thời làm giãn cơ tròn Oddi. Mật hoàn toàn thoát khỏi túi mật.

Về mặt sinh lý, tác dụng này phụ thuộc vào cholecystokinin pancreatozinin (CCK - PZ) do tá tràng tiết ra khi lipid và peptid từ dạ dày tràn xuống. Hầu như các thuốc có tác dụng thông mật là do làm bài tiết CCK- PZ.

Chỉ định: các rối loạn tiêu hóa như đầy bụng, chậm tiêu, ợ hơi, buồn nôn. Chống chỉ định: sỏi đường mật, có tiền sử amip.

Ví dụ:  Sorbitol, Magnesi sulfat

Câu hỏi liên quan

Thuốc Degresinos thường được dùng điều trị nhiễm khuẩn đường tiêu hóa do amip Degresinos dạng viên nén được sử dụng qua đường uống.
Xem thêm
Xem tất cả hỏi đáp với chuyên mục: Thuốc tiêu hóa
Chủ đề:
Bình luận (0)

Đăng nhập để có thể bình luận

Chưa có bình luận nào. Bạn hãy là người đầu tiên cho tôi biết ý kiến!