Sorbitol là gì?
Sorbitol là thuốc nhuận tràng, được sử dụng để điều trị táo bón.
Sorbitol cũng có thể được sử dụng cho các mục đích không được liệt kê trong hướng dẫn thuốc.
Thận trọng
Thuốc nhuận tràng giúp hình thành thói quen đi ngoài và chỉ nên sử dụng đến khi tình trạng tiêu hóa trở về bình thường. Không được dùng sorbitol chung với người khác, đặc biệt là người có tiền sử rối loạn tiêu hóa. Hãy để thuốc ở nơi mà mọi người không thể tùy ý sử dụng.
Tránh dùng các loại thuốc nhuận tràng hoặc thuốc làm mềm phân khác trừ khi có chỉ định của bác sĩ.
Không nên sử dụng sorbitol nếu bạn bị dị ứng với thuốc.
Để đảm bảo an toàn khi dùng thuốc Sorbitol, hãy liên hệ với bác sĩ ngay, nếu có:
- Phản ứng dị ứng
- Buồn nôn, nôn hoặc đau dạ dày mà chưa được bác sĩ kiểm tra
- Nếu thói quen đi ngoài thay đổi đột ngột trong 2 tuần qua
Hiện tại, chưa có báo cáo về tác dụng của Sorbitol với thai nhi hoặc thuốc có thể đi vào sữa và ảnh hưởng đến trẻ bú mẹ hay không. Do đó, phụ nữ có thai và đang cho con bú nên tham khảo ý kiến của bác sĩ trước khi dùng bất kỳ loại thuốc nào.
Người lớn tuổi có thể nhạy cảm hơn với tác dụng của thuốc.
Không dùng Sorbitol cho trẻ em mà không có chỉ dẫn của bác sĩ.
Cách dùng sorbitol như thế nào?
Tuân thủ đúng theo hướng dẫn sử dụng của thuốc hoặc theo chỉ định của bác sĩ.
Không sử dụng liều lớn hơn, nhỏ hơn hoặc lâu hơn khuyến cáo. Sorbitol thường chỉ được dùng trong một thời gian ngắn cho đến khi các triệu chứng cải thiện.
Không sử dụng thuốc quá 1 tuần mà không có chỉ định của bác sĩ.
Bảo quản ở nhiệt độ phòng tránh ẩm, nóng và ánh sáng.
Điều gì xảy ra nếu quên thuốc?
Dùng thuốc ngay khi nhớ ra. Bỏ qua liều đã quên nếu gần đến thời gian dùng liều tiếp theo. Tránh dùng gấp đôi lượng thuốc để bù cho liều đã quên, điều này có thể dẫn đến các tác dụng phụ nguy hiểm.
Điều gì xảy ra nếu tôi dùng quá liều?
Đến cơ sở y tế gần nhất hoặc liên hệ cho Trung tâm Chống độc ngay để được hỗ trợ ngay.
Các triệu chứng quá liều có thể bao gồm tiêu chảy và co thắt dạ dày.
Tác dụng phụ của Sorbitol
Đến ngay cơ sở y tế gần nhất nếu có bất kỳ dấu hiệu nào của phản ứng dị ứng như: phát ban, khó thở, phù mặt, môi, lưỡi hoặc cổ họng.
Ngừng sử dụng sorbitol và liên hệ cho bác sĩ ngay nếu gặp phải tác dụng phụ nghiêm trọng như:
- Co thắt dạ dày nghiêm trọng
- Nôn mửa
- Tiêu chảy nặng
- Chảy máu trực tràng
- Đi ngoài phân đen, có máu hoặc hắc ín
- Suy nhược cơ thể, hoa mắt chóng mặt
- Kích thích nhu động ruột làm tăng cảm giác muốn đi ngoài
Các tác dụng phụ ít nghiêm trọng hơn có thể bao gồm:
- Đầy hơi, buồn nôn nhẹ hoặc co thắt dạ dày
- Kích thích đại trực tràng.
Đây không phải là danh sách đầy đủ các tác dụng phụ có thể xảy ra. Hãy gọi cho bác sĩ để được tư vấn thêm về tác dụng phụ của thuốc.
Liều lượng
Liều thông điều trị táo bón ở người lớn:
- Đường uống: 30-150 ml (dung dịch 70%) x 1lần.
- Đường trực tràng: 120 ml (dung dịch 25-30%) x 1 lần, thụt trực tràng.
Liều điều trị táo bón ở trẻ từ 2-11 tuổi:
- Đường uống: 2 ml/kg (dung dịch 70%) x 1 lần.
- Đường trực tràng: 30-60 ml (dung dịch 25-30%) x 1 lần, thụt trực tràng.
Liều điều trị táo bón cho trẻ trên hoặc bằng 12 tuổi:
- Đường uống: 30-150 ml (dung dịch 70%) x 1lần.
- Đường trực tràng: 120 ml (dung dịch 25-30%) x 1 lần, thụt trực tràng.
Tương tác thuốc
Thông báo cho bác sĩ biết về tất cả các loại thuốc khác mà bạn sử dụng, đặc biệt là các loại thuốc nhuận tràng khác, thuốc làm mềm phân hoặc natri polystyrene sulfonate.
Danh sách này không đầy đủ và các loại thuốc khác có thể tương tác với sorbitol. Hãy cho bác sĩ biết về tất cả các loại thuốc bạn sử dụng bao gồm các thuốc kê đơn, không kê đơn, vitamin và thảo dược. Tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi sử dụng bất kỳ loại thuốc nào.
Thông tin bổ sung
Lưu ý rằng, để tất cả các loại thuốc tránh xa tầm với của trẻ, không bao giờ dùng chung thuốc của bạn với người khác và sử dụng Sorbitol theo đúng chỉ dẫn được bác sĩ kê đơn.
Luôn tham khảo ý kiến bác sĩ để đảm bảo rằng bạn sử dụng thuốc hiệu quả theo đúng chỉ dẫn.