Bài tập về hoá trị
I. Lý thuyết và phương pháp giải
1. Cách xác định hóa trị của nột nguyên tố
+ Quy ước: Gán cho H hoá trị I, chọn làm đơn vị.
+ Một nguyên tử của nguyên tố khác liên kết với bao nhiêu nguyên tử Hiđro thì nói nguyên tố đó có hoá trị bằng bấy nhiêu.
Ví dụ: HCl: Cl có hoá trị I; H2O: O có hóa trị II; NH3: N có hóa trị III
+ Dựa vào khả năng liên kết của các nguyên tố khác với O. (Hoá trị của oxi bằng 2 đơn vị, Oxi có hoá trị II).
Ví dụ: K2O: K có hoá trị I; BaO: Ba có hóa trị II
- Hoá trị của nhóm nguyên tử:
Ví dụ: đối với chất HNO3 thì nhóm NO3 có hoá trị I vì liên kết với 1 nguyên tử H.
H2SO4 thì nhóm SO4 có hoá trị II vì liên kết với 2 nguyên tử H.
HOH : nhóm OH có hóa trị I
H3PO4: nhóm PO4 có hóa trị III.
2. Quy tắc hóa trị
*CTTQ: với x, y, a, b là các số nguyên
*Quy tắc: Trong CTHH, tích của chỉ số và hóa trị của nguyên tố này bằng tích của chỉ số và hóa trị của nguyên tố kia. Quy tắc này đúng cho cả B là nhóm nguyên tử.
3. Phương pháp giải
- Để tính hóa trị của một nguyên tố, ta thực hiện như sau:
+ Gọi a là hóa trị nguyên tố cần tìm.
+ Dựa vào quy tắc hóa trị để tìm a
* Nhận xét: a.x = b.y = Bội số chung nhỏ nhất
- Lập công thức hoá học của hợp chất theo hoá trị:
Để lập công thức hóa học của hợp chất theo hóa trị, ta làm như sau:
+ Viết công thức dạng chung: AxBy
+ Áp dụng quy tắc về hóa trị: x.a = y.b với a, b lần lượt là hóa trị của nguyên tố A và B
+ Chuyển thành tỉ lệ:
+ Lấy x = b (hoặc x = b’) và y = a (hoặc y = a’) nếu a’, b’ là những số nguyên đơn giản hơn so với a và b
+ Viết thành công thức hóa học
II. Ví dụ minh hoạ
Ví dụ 1: Tìm hóa trị Cu trong CuCl2 biết Cl có hóa trị I
Giải: Gọi a là hóa trị của Cu, theo quy tắc hóa trị ta có: 1 . a = I . 2
=> a = II
Vậy Cu có hóa trị II
Ví dụ 2: Tính hóa trị của Ca trong hợp chất CaCO3 biết CO3 có hóa trị II
Coi cả nhóm CO3 là 1 nguyên tố có hóa trị II
Ta có: => a . 1 = 1 . II a = II
Ví dụ 3: Lập công thức hóa học của hợp chất tạo bởi C (IV) và O (II)
Giải: Công thức dạng chung: CxOy
Áp dụng quy tắc hóa trị, ta có: IV . x = II . y
=> rút ra tỉ lệ:
=> lấy x = 1 và y = 2
Vậy công thức hóa học của hợp chất trên là CO2
III. Bài tập vận dụng
Câu 1: Hoá trị của Al trong các hợp chất AlCl3 (biết Cl có hoá trị I) là
A. I
B. II
C. III
D. IV
Lời giải
- Gọi hoá trị của nhôm là a:
Theo quy tắc hóa trị => 1 . a = 3 . I => a = III
Đáp án cần chọn là: C
Câu 2: Xđ hóa trị của mỗi nguyên tố có trong các hợp chất sau đây, biết trong các hợp chất H có hóa trị I còn O có hóa trị II.
a/ KH, H2S, CH4
b/ FeO, Ag2O, SiO2
A. a/ KI, SII, CIV b) FeII, AgII, SiIV
B. a/ KI, SII, CIV b) FeIII, AgII, SiIV
C. a/ KI, SII ,CIV b) FeII, AgI, SiIV
D. a/ KI, SII, CIV b) FeIII, AgI, SiIV
Lời giải
⇒ a.1
=I.1
⇒a=I
⇒I×2=b×1
⇒b=II
⇒a×1=I×4
⇒a=IV
Vậy hóa trị của các nguyên tố có trong hợp chất lần lượt là:,,
b/ Làm tương tự câu a
FeII, AgI, SiIV
Đáp án cần chọn là: C
Câu 3: Hóa trị của nguyên tố Fe trong hợp chất FeCl2 là: (Biết Cl có hóa trị I)
A. a/ KI, SII, CIV b) FeII, AgII, SiIV
B. a/ KI, SII, CIV b) FeIII, AgII, SiIV
C. a/ KI, SII ,CIV b) FeII, AgI, SiIV
D. a/ KI, SII, CIV b) FeIII, AgI, SiIV
Lời giải
Đặt hóa trị của Fe trong hợp chất là x:
Theo quy tắc hóa trị có: x×1= I×2 ⇒ => chọn x = II thỏa mãn
Vậy hóa trị của Fe trong FeCl2 là 2
Đáp án cần chọn là: B
Câu 4 : Biết Ba có hóa trị II và gốc PO4 có hóa trị III. Vậy công thức hóa học của hợp chất tạo bởi nguyên tố Ba và gốc PO4 là
A. BaPO4
B. Ba2PO4
C. Ba3PO4
D. Ba3(PO4)
Lời giải
Công thức dạng: Bax(PO4)y
Ta có:
Áp dụng quy tắc hóa trị: II . x = III . y
=> rút ra tỉ lệ:
=> lấy x = 3 và y = 2
Đáp án cần chọn là: D
Câu 5: Một oxit có công thức Al2Ox có phân tử khối là 102. Hóa trị của Al trong hợp chất oxit này là
A. I
B. III
C. II
D. IV
Lời giải
+) Phân tử khối của Al2Ox là: 2 . 27 + 16 . x = 102 => x = 3
=> công thức hóa học của hợp chất Al2O3
+) Gọi hóa trị của Al trong hợp chất là a =>
Theo quy tắc hóa trị: a . 2 = II . 3 => a = III
Vậy hóa trị của Al trong hợp chất này là III
Đáp án cần chọn là: B
Câu 6: Hợp chất Ba(NO3)y có PTK là 261. bari có NTK là 137, hóa trị II. Hãy xác định hóa trị của nhóm NO3
A. Hóa trị II
B. Hóa trị I
C. Hóa III
D. Hóa trị IV
Lời giải
Phân tử khối của Ba(NO3)y = 261
=> 137 + 62y = 261
=> y = 2
Công thức hóa học được lập là Ba(NO3)2
Gọi hóa trị của cả nhóm NO3 là a ta có:
⇒II×1
=b×2
⇒b=1
Vậy nhóm NO3 có hóa trị I
Đáp án cần chọn là: B
Câu 7: Nguyên tố X có hóa trị III, công thức hợp chất của X với nhóm SO4 (II) là
A. XSO4
B. X(SO4)3
C. X2(SO4)3
D. X3SO4
Lời giải
Công thức dạng: Xx(SO4)y
Ta có:
Áp dụng quy tắc hóa trị: III . x = II . y
=> rút ra tỉ lệ: => lấy x = 2 và y = 3
Công thức hợp chất là: X2(SO4)3
Đáp án cần chọn là: C
Câu 8: Lập CTHH và tính PTK của các hợp chất gồm:
a/ Fe (III) và nhóm OH
b/ Zn (II) và nhóm PO4 (III)
A. a/ Fe(OH)3 = 107 đvC ; b/ Zn3(PO4)2 = 385 đvC
B. a/ Fe(OH)2 = 90 đvC ; b/ Zn3(PO4)2 = 365 đvC
C. a/ Fe(OH)3 = 107 đvC ; b/ Zn3(PO4)2 = 375 đvC
D. a/ Fe(OH)2 = 90 đvC ; b/ Zn3(PO4)2 = 385 đvC
Lời giải
- Gọi công thức có dạng :
=> chọn x = 1 và y = 3
=> CTHH : Fe(OH)3
Tra SGK hóa 8 bảng 1- trang 42 có : PTK Fe(OH)3 = 56 + (16+1).3 = 107 đvC
b/ Gọi công thức có dạng :
=> chọn x = 3 và y = 2
=> CTHH : Zn3(PO4)2
Tra SGK hóa 8 bảng 1- trang 42 có : PTK Zn3(PO4)2 = 65 + (31+16.4).3 = 385 đvC
Đáp án cần chọn là: A
Câu 9: Biết S có hóa trị IV, hãy chọn công thức hóa học phù hợp với quy tắc hóa trị trong các công thức sau:
A. S2O2
B. S2O3
C. SO2
D. SO3
Lời giải
Xét đáp án A:
Theo quy tắc hóa trị ta có: a . 2 = II . 2 => a = II (loại vì đầu bài cho S hóa trị IV)
Xét đáp án B:
Theo quy tắc hóa trị ta có: a . 2 = II . 3 => a = III (loại)
Xét đáp án C:
Theo quy tắc hóa trị: a . 1 = II . 2 => a = IV (thỏa mãn)
Xét đáp án D:
Theo quy tắc hóa trị: a . 1 = II . 3 => a = VI (loại)
Đáp án cần chọn là: C
Câu 10: CTHH một số hợp chất của nhôm viết như sau: AlCl4, AlNO3, Al2O3, AlS, Al3(SO4)2, Al(OH)2, Al2(PO4)3. CTHH nào viết sai, hãy sửa lại cho đúng.
A. Các công thức viết sai: AlCl4, AlNO3, AlS
Sửa lại: AlCl3, Al(NO3)3, Al2S3.
B. Các công thức viết sai: AlCl4, AlNO3, AlS, Al3(SO4)2,
Sửa lại: AlCl3, Al(NO3)3, Al2S3, Al2(SO4)3,
C.Các công thức viết sai: AlCl4, AlNO3, AlS, Al3(SO4)2, Al(OH)2,
Sửa lại: AlCl3, Al(NO3)3, Al2S3, Al2(SO4)3, Al(OH)3.
D. Các công thức viết sai: AlCl4, AlNO3, AlS, Al3(SO4)2, Al(OH)2, Al2(PO4)3
Sửa lại: AlCl3, Al(NO3)3, Al2S3, Al2(SO4)3, Al(OH)3, AlPO4
Lời giải
Các công thức sai là: AlCl4, AlNO3, AlS, Al3(SO4)2, Al(OH)2, Al2(PO4)3
Sửa lại: AlCl3, Al(NO3)3, Al2S3, Al2(SO4)3, Al(OH)3, AlPO4
Đáp án cần chọn là: D
Xem thêm các dạng bài tập Hoá học khác:
30 Bài tập về phân loại oxit (2024) có đáp án
30 Bài tập về phân loại muối (2024) có đáp án
40 Bài tập về kim loại (2024) có đáp án