30 Bài tập về chất tinh khiết (2024) có đáp án chi tiết nhất

1900.edu.vn xin giới thiệu: Tổng hợp các dạng bài tập về chất tinh khiết. Đây sẽ là tài liệu tham khảo hữu ích, giúp các bạn học sinh ôn tập và củng cố kiến thức đã học, tự luyện tập nhằm học tốt môn Hóa học hơn. Mời các bạn cùng tham khảo chi tiết bài viết dưới đây.

Bài tập về chất tinh khiết

I. Lý thuyết và phương pháp giải

1. Khái niệm 

- Chất tinh khiết hoặc chất hóa học là vật liệu có thành phần không đổi (đồng nhất) và chúng có các đặc tính nhất quán trong toàn bộ mẫu.

- Chúng tham gia phản ứng hóa học để tạo thành các sản phẩm có thể đoán trước được.

- Trong hóa học, một chất tinh khiết bao gồm một loại nguyên tử, phân tử hoặc hợp chất.

2. Một số tính chất

- Chất tinh khiết có thành phần hóa học đồng nhất. Ở quy mô nano, điều này chỉ áp dụng cho một chất được tạo thành từ một loại nguyên tử, phân tử hoặc hợp chất.

- Chúng là bất kỳ hỗn hợp đồng nhất nào, vật chất xuất hiện đồng nhất về hình dáng và thành phần, bất kể kích thước mẫu nhỏ đến đâu.

Ví dụ: 

- Một số chất tinh khiết phổ biến hiện nay gồm có: Thiếc, lưu huỳnh, kim cương, nước, đường tinh khiết (sacaroza), muối ăn (natri clorua), muối nở (natri bicacbonat).

- Chất tinh khiết là tinh thể gồm: Muối, kim cương, tinh thể protein, tinh thể đồng sunfat.
Hỗn hợp đồng nhất có thể được coi là ví dụ của các chất tinh khiết như: dầu thực vật, mật ong và không khí.

Lưu ý: Hỗn hợp không đồng nhất không phải là chất tinh khiết, như: sỏi, máy tính, hỗn hợp muối và đường hay một cái cây...

3. Phương pháp giải

- Bước 1: Viết PTHH.

- Bước 2: Tính toán theo PTPU (có thể đặt ẩn).

- Bước 3: Tính toán theo yêu cầu của đề bài.

II. Ví dụ minh hoạ

Ví dụ 1. Chỉ ra dãy nào chỉ gồm toàn là vật thể nhân tạo?

A. Ấm nhôm, bình thủy tinh, nồi đất sét

B. Xenlulozơ, kẽm, vàng

C. Cây cối, bút, tập, sách

D. Nước biển, ao, hồ, suối

Xem đáp án
Đáp án ADãy chỉ gồm toàn là vật thể nhân tạo là: Ấm nhôm, bình thủy tinh, nồi đất sét.Loại B vì: xenlulozơ, kẽm, vàng là các chất.Loại C vì : cây cối là vật thể tự nhiên.Loại D vì : Nước biển, ao, hồ, suối là các vật thể tự nhiên.

Ví dụ 2. Để tách rượu ra khỏi hỗn hợp rượu lẫn nước, dùng cách nào sau đây?

A. Lọc

B. Dùng phễu chiết

C. Chưng cất phân đoạn

D. Đốt

Xem đáp án
Đáp án CDựa vào tính chất rượu sôi và hóa hơi ở nhiệt độ thấp hơn nước => để tách rượu ra khỏi hỗn hợp rượu lẫn nước, ta dùng phương pháp: chưng cất phân đoạn.Loại A và B vì hỗn hợp gồm rượu và nước là hỗn hợp đồng nhất.Loại D vì đốt rượu sẽ chuyển thành chất khác.

Ví dụ 3. Tính chất nào của chất trong số các tính chất sau đây có thể biết được bằng cách quan sát trực tiếp mà không cần dụng cụ đo hay làm thí nghiệm:

A. Màu sắc.

B. Tính tan trong nước.

C. Khối lượng riêng.

D. Dẫn nhiệt, dẫn điện.

Xem đáp án
Đáp án ATính chất có thể quan sát trực tiếp: màu sắc, trạng thái.Tính chất cần dùng dụng cụ đo: khối lượng riêng, nhiệt độ nóng chảy.Tính chất cần phải làm thí nghiệm: tính tan trong nước, tính dẫn điện, tính cháy được.

III. Bài tập vận dụng

Câu 1. Có thể phân biệt bột sắt và bột lưu huỳnh dựa vào:

A. Khả năng hòa tan

B. Khả năng đốt cháy

C. Màu sắc

D. Mùi

Xem đáp án
Đáp án CCó thể phân biệt bột sắt và bột lưu huỳnh dựa vào: Màu sắc

Câu 2. Dựa vào tính chất nào dưới đây mà ta khẳng định được trong chất lỏng là tinh khiết?

A. Không màu, không mùi

B. Không tan trong nước

C. Lọc được qua giấy lọc

D. Có nhiệt độ sôi nhất định

Xem đáp án
Đáp án DDựa vào nhiệt độ sôi nhất định mà ta khẳng định được trong chất lỏng là tinh khiết

Câu 3. Điểm khác nhau giữa nước cất và nước tự nhiên là:

A. Nước cất không màu, nước tự nhiên màu đục

B. Nước cất không mùi, nước tự nhiên có mùi

C. Nước cất có một chất, nước tự nhiên nhiều chất

D. Nước cất không có vị, nước tự nhiên có vị

Xem đáp án
Đáp án CĐiểm khác nhau giữa nước cất và nước tự nhiên là nước cất có một chất, nước tự nhiên nhiều chất.

Câu 4. Chất nào sau đây được coi là tinh khiết:

(1) Nước sôi

(2) Nước cất

(3) Nước khoáng

(4) Nước đá sản xuất từ nhà máy

(5) Nước lọc

A. (1)

B. (2), (3) và (4)

C. (2) và (5)

D. (2)

Xem đáp án
Đáp án DTrong nước sôi, nước khoáng, nước đá nhà máy sản xuất, nước lọc còn chứa các chất khác như các loại khoáng chất. Nước chất được tạo thành từ một chất duy nhất là nước.

Câu 5. Những chất nào trong dãy những chất dưới đây chỉ chứa những chất tinh khiết?

A. Nước biển, đường kính, muối ăn

B. Nước sông, nước đá, nước chanh

C. Vòng bạc, nước cất, đường kính

D. Khí tự nhiên, gang, dầu hoả

Xem đáp án
Đáp án CChất tinh khiết là: vòng bạc, nước cất, đường kính vì chúng chỉ được tạo thành từ một chất duy nhất.Loại A vì nước biển có muối, nước.Loại B vì nước sông còn chứa các loại chất khác và đất, cát,…; nước đá, nước chanh ngoài nước cũng chứa một số thành phần khác.Loại D vì gang được tạo thành từ sắt và carbon.

Câu 6. Tính chất nào sau đây cho ta biết đó là chất tinh khiết?

A. không màu, không mùi

B. khi đun thấy sôi ở nhiệt độ xác định

C. không tan trong nước

D. có vị ngọt mặn hoặc chua

Xem đáp án
Đáp án B

Câu 7. Dựa vào tính chất nào dưới đây mà ta khẳng định được một chất lỏng là chất tinh khiết

A. Không màu, không mùi.

B. Không tan trong nước.

C. Lọc được qua giấy lọc.

D. Có nhiệt độ sôi nhất định.

Xem đáp án
Đáp án DMỗi chất tinh khiết đều có thành phần hóa học và tính chất nhất định như nhiệt độ sôi, nhiệt độ đông đặc…

Câu 8

Em hãy kể tên một số chất rắn tan được trong nước, một số chất rắn không tan được trong nước mà em biết.Trả lời
  • Một số chất rắn tan được trong nước: đường, muối, viên C sủi,...
  • Một số chất rắn không tan được trong nước: nhôm, thủy tinh, cát,...

Câu 9

Từ thí nghiệm 2, em hãy hoàn thành thông tin theo mẫu bảng 15.1.Bảng 15.1Trả lờiHoàn thành bảng:Bảng 15.1

Câu 10

Tiến hành thí nghiệm 3 và hoàn thành kết quả theo mẫu bảng 15.2.Bảng 15.2Trả lờiHọc sinh tự tiến hành thí nghiệm, kẻ bảng theo mẫu bảng 15.2, ghi lại thời gian đồng hồ bấm giây đo được từ khi bắt đầu cho đường và mỗi cốc cho đến khi đường tan hết trong nước tạo ra hỗn hợp đồng nhất.

Câu 11

Đường ở cốc nào sẽ tan nhanh nhất, chậm nhất? Giải thích.Trả lờiĐường ở cốc nước số 1 tan chậm nhất. Đường ở cốc nước số 5 tan nhanh nhất.Bởi vì cốc số 1 là cốc nước lạnh, viên đường to và không được khuấy đều. trong nước lạnh các phân tử nước chuyển động chậm, đồng thời các phân tử đường to và không được khuấy đều nên các phân tử đường khó khăn xen vào giữa các phân tử nước nhanh chóng. Vậy nên mất thời gian lâu nhất.Ngược lại ở cốc nước số 5 là cốc nước nóng, các viên đường đã được nghiền nhỏ và được khuấy đều. Vậy nên chuyển động giữa các phân tử nước và đường sẽ nhanh chóng xen vào nhau tạo ra hỗn hợp đồng nhất chỉ trong một thời gian ngắn.
 

Câu 12

Khi em mở nắp chai nước ngọt để rót vào cốc (hình 15.7) thì thấy bọt khí tạo ra và nghe tiếng "xì xèo" ở miệng cốc. Em hãy giải thích hiện tượng này.Hình 15.7Trả lờiNguyên nhân là do khí CO2 được nén trong các chai nước ngọt này, ở các nhà máy sản xuất nước ngọt, người ta dùng áp lực lớn để ép CO2 hòa tan vào nước. Sau đó nạp vào bình và đóng kín lại thì thu được nước ngọt. Khi mở nắp bình, áp suất bên ngoài thấp nên CO2 lập tức bay vào không khí. Vì vậy có bọt khí và nghe thấy tiếng "xì xèo" ở miệng cốc khi mở nắp chai để rót nước vào cốc.

Câu 13

Từ thí nghiệm 1, em hãy cho biết dầu ăn và ethanol, chất nào tan hoàn toàn trong nước. Hỗn hợp thu được là đồng nhất hay không đồng nhất?Trả lờiThí nghiệm 1: Ethanol là chất tan hoàn toàn trong nước. Hỗn hợp thu được là hỗn hợp đồng nhất

Câu 14

Ở thí nghiệm 2, những chất tan trong nước tạo ra hỗn hợp đồng nhất hay không đồng nhất?Trả lờiThí nghiệm 2: tạo ra hỗn hợp đồng nhất

Câu 15

Dựa vào hình 15.8, em hãy mô tả quá trình tạo ra dung dịch.Hình 15.8Trả lờiQuá trình tạo ra dung dịch: Cho chất tan (đường) vào dung môi (nước). sau đó khuấy đều cho đến khi thấy chất tan tan hết trong dung môi, ta thu được dung dịch đường

Câu 16

Hằng năm khi mùa lũ về, trên các sông lại có sự bồi đắp thêm chất dinh dưỡng cho đất ở vùng đồng bằng nơi chúng chảy qua. Em hãy cho biết tại sao lại có hiện tượng này.Mùa lũTrả lờiBởi vì khi có lũ về, nước chảy qua đem theo và để lại ở vùng đất đồng bằng một hỗn hợp không đồng nhất các chất gọi chung là phù sa. Phù sa là sản phẩm phong hóa của các loại đất đá, bị vụn bở chứa nhiều hỗn hợp các chất, khoáng chất dinh dưỡng. Chúng bồi đắp thêm sự màu mỡ cho các vùng đất đồng bằng ven sông.

Câu 17

Món xốt mayonnaise em yêu thích sử dụng trong các món salad có thể tự chế biến ở nhà với các nguyên liệu đơn giản như trong hình 15.10 bằng cách trộn lẫn thành một hỗn hợp. Theo em, hỗn hợp mayonnaise là một dung dịch, huyền phù hay một dạng khác.Hình 15.10Trả lờiHỗn hợp mayonnaise là một dạng khác.

Câu 18

Em hãy lấy một số ví dụ về huyền phù, nhũ tượng mà em biết trong thực tế.Trả lờiVí dụ:
  • Huyền phù: bùn trong nước, phù sa trong nước
  • Nhũ tương: hỗn hợp lòng đỏ trứng và lòng trắng trứng, bơ, viên nang cá,...

Câu 19

Từ các hình 15.11 đến 15.13, hãy phân biệt dung dịch, huyền phù và nhũ tương.Hình 15.11 đến 15.13Trả lờiKhi khuấy đều các hỗn hợp dung dịch, huyền phù và nhũ tương và để yên một lúc:
  • Dung dịch: chất tan tan vào nước tạo thành dung dịch không đổi
  • Huyền phù: có chất tan bị lắng xuống dưới đáy
  • Nhũ tương: nhìn thấy các chất lỏng phân bố không đồng nhất trong hỗn hợp

Xem thêm các dạng bài tập Hoá học khác: 

30 Bài tập về Sơ lược về bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học (2024) có đáp án chi tiết nhất

30 Bài tập về Nhôm (2024) có đáp án chi tiết nhất

30 Bài tập về Một số bazơ quan trọng (2024) có đáp án chi tiết nhất

30 Bài tập Tính chất hóa học của muối (2024) có đáp án chi tiết nhất

30 Bài tập dung dịch nước vôi trong (2024) có đáp án chi tiết nhất

Bình luận (0)

Đăng nhập để có thể bình luận

Chưa có bình luận nào. Bạn hãy là người đầu tiên cho tôi biết ý kiến!