Bài tập về Nhôm
1. Lý thuyết và phương pháp giải
Để làm tốt các bài tập về nhôm và hợp chất của nhôm học sinh cần nắm vững được các phản ứng hóa học của nhôm như sau:
- Phản ứng với oxi và một số phi kim
Nhôm phản ứng với oxi tạo thành oxit và phản ứng với nhiều phi kim khác như S, Cl2 tạo thành muối.
Ví dụ:
Chú ý: Ở điều kiện thường, nhôm phản ứng với oxi tạo thành lớp Al2O3 mỏng bền vững, lớp oxit này bảo vệ đồ vật bằng nhôm, không cho nhôm tác dụng oxi trong không khí, nước.
- Phản ứng với axit (HCl, H2SO4 loãng,…) giải phóng H2.
Ví dụ:
2Al + 6HCl → 2AlCl3 + 3H2
Chú ý: Nhôm không tác dụng với H2SO4 đặc nguội và HNO3 đặc, nguội,
- Phản ứng với dung dịch muối của kim loại yếu hơn.
Nhôm phản ứng được với nhiều dung dịch muối của những kim loại hoạt động hóa học yếu hơn tạo ra muối nhôm và kim loại mới.
Ví dụ:
2Al + 3Cu(NO3)2 → 2Al(NO3)3 + 3Cu
- Phản ứng với dung dịch kiềm
Đây là tính chất hóa học đặc biệt của nhôm so với các kim loại khác. Nhôm phản ứng với dung dịch kiềm giải phóng khí H2.
Ví dụ:
2Al + 2NaOH + 2H2O → 2NaAlO2 + 3H2
Ngoài ra, ở nhiệt độ cao nhôm còn có thể phản ứng được với nhiều oxit kim loại để tạo thành kim loại. Phản ứng này còn được gọi là phản ứng nhiệt nhôm.
Ví dụ:
2. Ví dụ minh họa
Ví dụ 1: Có dung dịch muối AlCl3 lẫn tạp chất là CuCl2. Có thể dùng kim loại nào sau đây để làm sạch dung dịch muối nhôm?
A. Al.
B. Cu.
C. Fe.
D. Ag.
Lời giải:
Sử dụng một lượng dư kim loại nhôm.
2Al + 3CuCl2 → 2AlCl3 + 3Cu↓
Lọc bỏ kim loại thu được dung dịch muối nhôm tinh khiết.
Đáp án: A
Ví dụ 2: Cho lá nhôm vào dung dịch axit HCl có dư thu được 3,36 lít khí hiđro (ở đktc). Khối lượng nhôm đã phản ứng là
A. 1,8 gam
B. 2,7 gam
C. 4,05 gam
D. 5,4 gam
Lời giải:
Ta có: nkhí = 0,15 mol
2Al + 6HCl → 2AlCl3 + 3H2
0,1………………………0,15 mol
→ mAl = 0,1.27 = 2,7 gam.
Đáp án: B
3. Bài tập vận dụng
Bài 1: Một kim loại có những tính chất (vật lí và hóa học) như sau:
- Hợp kim của nó với các kim loại khác, được ứng dụng trong công nghệ chế tạo máy bay, tên lửa.
- Phản ứng mãnh liệt với axit clohiđric.
- Phản ứng với dung dịch kiềm, giải phóng khí hiđro
- Nhẹ, dẫn điện và dẫn nhiệt tốt. Đó là kim loại:
A. kẽm
B. vàng
C. nhôm
D. chì
Lời giải
Vì là kim loại phản ứng với dung dịch kiềm, giải phóng khí hiđro và nhẹ dẫn điện, dẫn nhiệt tốt
=> kim loại đó là Al
Đáp án: C
Bài 2: X là kim loại nhẹ, dẫn điện tốt , phản ứng mạnh với dung dịch HCl, tan trong dung dịch kiềm và giải phóng H2. X là:
A. Al
B. Mg
C. Cu
D. Fe
Lời giải
Đáp án A
Bài 3: Giải thích tại sao để điều chế Al người ta điện phân Al2O3 nóng chảy mà không điện phân AlCl3 nóng chảy là:
A. AlCl3 nóng chảy ở nhiệt độ cao hơn Al2O3.
B. AlCl3 không nóng chảy mà thăng hoa.
C. Điện phân AlCl3 tạo ra Cl2 rất độc.
D. Điện phân Al2O3 cho ra Al tinh khiết hơn.
Lời giải
Để điều chế Al người ta điện phân Al2O3 nóng chảy mà không điện phân AlCl3 nóng chảy vì AlCl3 không nóng chảy mà thăng hoa.
Đáp án: B
Bài 4: Trong công nghiệp người ta điều chế nhôm bằng cách
A. Khử Al2O3 bằng khí CO.
B. Khử Al2O3 bằng khí H2.
C. dùng Na tác dụng với dung dịch AlCl3.
D. điện phân nóng chảy Al2O3/criolit.
Lời giải
Đáp án: D
Bài 5: Nguyên liệu chính để sản xuất nhôm là:
A. criolit
B. quặng boxit
C. điện
D. than chì
Lời giải
Nguyên liệu chính để sản xuất nhôm là quặng boxit (Al2O3)
Đáp án: B
Bài 6: Khi điện phân Al2O3 nóng chảy người ta thêm criolit (Na3AlF6) với mục đích:
1. Làm hạ nhiệt độ nóng chảy của Al2O3.
2. Làm cho tính dẫn điện cao hơn.
3. Để thu được F2 ở anot thay vì là O2.
4. Tạo hỗn hợp nhẹ hơn Al để bảo vệ Al.
Các lý do nêu đúng là:
A. Chỉ có 1 B. 1 và 2
C. 1 và 3 D. 1, 2 và 4
Lời giải
Khi điện phân Al2O3 nóng chảy người ta thêm criolit (Na3AlF6) với mục đích:
1. Làm hạ nhiệt độ nóng chảy của Al2O3.
2. Làm cho tính dẫn điện cao hơn.
4. Tạo hỗn hợp nhẹ hơn Al để bảo vệ Al.
Đáp án: D
Bài 7: Nhôm là kim loại
A. dẫn điện và nhiệt tốt nhất trong số tất cả kim loại.
B. dẫn điện và nhiệt đều kém.
C. dẫn điện tốt nhưng dẫn nhiệt kém.
D. dẫn điện và nhiệt tốt nhưng kém hơn đồng.
Lời giải
Nhôm là kim loại dẫn điện và nhiệt tốt nhưng kém hơn đồng.
Thứ tự dẫn điện, dẫn nhiệt: Ag, Cu, Au, Al, Fe,…
Đáp án: D
Bài 8: Người ta có thể dát mỏng được nhôm thành thìa, xoong, chậu, giấy gói bánh kẹo là do nhôm có tính :
A. dẻo
B. dẫn điện
C. dẫn nhiệt
D. ánh kim
Lời giải
Người ta có thể dát mỏng được nhôm thành thìa, xoong, chậu, giấy gói bánh kẹo là do nhôm có tính dẻo
Đáp án: A
Bài 9: Một kim loại có khối lượng riêng là 2,7 g/cm3, nóng chảy ở 6600C. Kim loại đó là:
A. sắt
B. nhôm
C. đồng
D. bạc
Lời giải
Một kim loại có khối lượng riêng là 2,7 g/cm3, nóng chảy ở 6600C => kim loại là Al
Đáp án: B
Bài 10: Nhôm bền trong không khí là do
A. nhôm nhẹ, có nhiệt độ nóng chảy cao.
B. nhôm không tác dụng với nước.
C. nhôm không tác dụng với oxi.
D. có lớp nhôm oxit mỏng bảo vệ.
Lời giải
Nhôm bền trong không khí là do có lớp nhôm oxit mỏng bảo vệ.
Đáp án: D
Câu 11: Cho các kim loại: Cu, Zn, Fe, Mg, Ag, Al. Những kim loại nào không tác dụng với dd HNO3 đặc nguội?
A. Fe, Mg, Ag, Al.
B. Cu, Mg, Ag, Al.
C. Fe, Al.
D. Tất cả các kim loại
2 kim loại không phản ứng với dung dịch HNO3 đặc nguội là Fe và Al
Đáp án: C
Câu 12: Cho các phát biểu về phản ứng nhiệt nhôm, phát biểu đúng là
A. Nhôm chỉ có thể khử các oxit kim loại đứng sau H trong dãy hoạt động hóa học.
B. Nhôm chỉ có thể khử các oxit kim loại đứng sau Al trong dãy hoạt động hóa học.
C. Nhôm chỉ có thể khử các oxit kim loại đứng trước và đứng sau Al trong dãy hoạt động hóa học với điều kiện kim loại đó dễ bay hơi.
D. Nhôm khử tất cả các oxit kim loại.
Phát biểu đúng là: Nhôm chỉ có thể khử các oxit kim loại đứng sau Al trong dãy hoạt động hóa học.
Đáp án: B
Câu 13: Chỉ dùng 1 chất để phân biệt 3 kim loại sau: Al, Ba, Mg?
A. Dung dịch HCl
B. Nước
C. Dung dịch NaOH
D. Dung dịch H2SO4
Để phân biệt 3 kim loại Al, Ba, Mg ta dùng nước. Cho nước vào 3 mẫu kim loại, kim loại tốt trong nước và sủi bọt khí là Ba, 2 kim loại không tan trong nước là Al và Mg.
Ba + 2H2O → Ba(OH)2 + H2 ↑
- Lấy dung dịch Ba(OH)2 vừa thu được đổ vào mẫu 2 kim loại còn lại, kim loại nào tan, sủi bọt khí là Al, kim loại không có hiện tượng gì là Mg
2Al + Ba(OH)2 + 2H2O → Ba(AlO2)2 + 3H2 ↑
Đáp án: B
Câu 14: Chỉ dùng nước nhận biết được 3 chất rắn riêng biệt nào?
A. Al, Fe, Cu
B. Al, Na, Fe
C. Fe, Cu, Zn
D. Ag, Cu, Fe
Đáp án: B
Câu 15: Có 3 lọ không nhãn, mỗi lọ đựng một trong các chất rắn sau: Cu, Mg, Al. Thuốc thử để nhận biết 3 chất trên là:
A. Lần lượt NaOH và HCl.
B. Lần lượt là HCl và H2SO4 loãng.
C. Lần lượt NaOH và H2SO4 đặc nóng.
D. Tất a, b, c đều đúng.
Dể nhận biết 3 chất rắn trên thì ta dùng lần lượt dung dịch NaOH và HCl.
- Cho dung dịch NaOH vào 3 ống nghiệm đựng chất rắn, chất rắn nào tan và sủi bọt khí là Al, 2 ống không hiện tượng là Cu và Mg
PTHH: 2Al + 2NaOH + 2H2O → 2NaAlO2 + 3H2 ↑
- Cho dung dịch HCl vào 2 chất rắn còn lại, chất rắn nào tan và sủi bọt khí là Mg, chất rắn không hiện tượng là Cu
PTHH: Mg + 2HCl → MgCl2 + H2↑
Đáp án: A
Câu 16: Trong vỏ Trái Đất có nhiều quặng nhôm hơn sắt nhưng giá mỗi tấn nhôm cao hơn nhiều so với giá mỗi tấn sắt. Lí do vì:
A. Chuyển vận quặng nhôm đến nhà máy xử lí tốn kém hơn vận chuyển quặng sắt
B. Nhôm hoạt động mạnh hơn sắt nên để thu hồi nhôm từ quặng sẽ tốn kém hơn
C. Nhôm có nhiều công dụng hơn sắt nên nhà sản xuất có thể có lợi nhuận nhiều hơn
D. Quặng nhôm ở sâu trong lòng đất trong khi quặng sắt từng thấy ngay trên mặt đất
Nguyên liệu để sản xuất nhôm là quặng bôxit có thành phần chủ yếu là Al2O3. Sử dụng phương pháp điện phân hỗn hợp nóng chảy của nhôm oxit và criolit nên tốn kém hơn khi điều chế sắt
Đáp án: B
Câu 17: Trong các kim loại sau: Cu, Fe, Pb, Al người ta thường dùng kim loại nào để làm vật liệu dẫn điện hay dẫn nhiệt?
A. Chỉ có Cu
B. Cu và Al
C. Fe và Al
D. Chỉ có Al
Trong thực tế người ta thường sử dụng 2 kim loại để làm vật liệu dẫn điện và dẫn nhiệt là Cu và Al.
Đáp án: B
Câu 18: Kim loại nhôm có độ dẫn điện tốt hơn kim loại:
A. Cu, Ag
B. Ag
C. Fe, Cu
D. Fe
Kim loại dẫn điện tốt nhất là Ag sau đó đến Cu, Au, Al, Fe,..
Đáp án: D
Câu 19: Công thức hóa học của nhôm là:
A. Al.
B. Cu.
C. Fe.
D. Zn.
Đáp án: A
Câu 20: Tên gọi của Al2O3 và Al(OH)3 lần lượt là:
A. Nhôm oxit và nhôm (III) hidroxit.
B. Nhôm (III) oxit và nhôm hidroxit.
C. Nhôm oxit và nhôm hidroxit.
D. Nhôm (III) oxit và nhôm (III) hidroxit.
Al2O3: nhôm oxit
Al(OH)3: nhôm hiđroxit
Đáp án: C
Câu 21: Sản phẩm khi đốt cháy nhôm trong khí oxi (O2) là:
A. AlO.
B. Al2O3.
C. Al3O2.
D. Al2O2.
Đáp án: B
Xem thêm các dạng bài tập hay khác:
30 Bài tập về Một số bazơ quan trọng (2024) có đáp án chi tiết nhất
30 Bài tập Tính chất hóa học của muối (2024) có đáp án chi tiết nhất
30 Bài tập về Một số oxit quan trọng (2024) có đáp án chi tiết nhất
30 Bài tập về Tính chất hóa học của axit (2024) có đáp án chi tiết nhất