15 dấu hiệu mang thai sớm dễ nhận biết nhất

Sau một thời gian dài mong tin vui hay sau quan hệ tình dục không an toàn, bạn luôn tự hỏi liệu mình có đang mang thai khi nhận thấy cơ thể mình có những thay đổi “khang khác”.

Video Dấu hiệu mang thai sớn dễ nhận biết 

Các triệu chứng mang thai ở mỗi phụ nữ là không giống nhau, thậm chí giữa những lần mang thai khác nhau của một người cũng có nhiều khác biệt. Biết cách nhận biết các dấu hiệu mang thai sớm sẽ giúp bạn có sự chăm sóc chu đáo hơn cũng như loại trừ được các thay đổi cơ thể do nguyên nhân bệnh lý.

Các dấu hiệu mang thai sớm thường gặp

Video: 10 dấu hiệu mang thai sớm bạn có thể tự nhận biết

Chậm kinh

Chậm kinh hay trễ kinh dường như là triệu chứng kinh điển và thường gặp nhất khiến phụ nữ thử thai. Nhưng không phải tất cả các trường hợp trễ kinh hoặc chậm kinh đều do mang thai.

Ngoài việc mang thai, rất nhiều lý do có thể dẫn đến chậm kinh. Những phụ nữ ăn kiêng, giảm cân hoặc tăng cân quá mức có thể bị rối loạn kinh nguyệt dẫn đến bị trễ kinh. Nhiều phụ nữ cũng có thể chậm kinh khi mệt mỏi, kiệt sức hay căng thẳng. Một số nguyên nhân chậm kinh khác bao gồm thay đổi chế độ tập luyện thể dục thể thao, mất cân bằng hormone, hay thay đổi biện pháp tránh thai. 

Lưu ý trong trường hợp chu kỳ kinh nguyệt của bạn không đều, chậm kinh không nhất thiết có nghĩa là bạn đã mang thai. Để chắc chắn rằng bạn có mang thai hay không, việc nên làm là thử thai tại nhà khi bạn bị chậm kinh.

Chảy máu lấm tấm 

Sự khác biệt giữa máu báo thai và chu kỳ kinh nguyệt Sự khác biệt giữa máu báo thai và chu kỳ kinh nguyệt 

Nếu bạn mang thai, hiện tượng chảy máu lấm tấm còn được gọi là máu báo thai, một trong những dấu hiệu mang thai sớm nhất. Tình trạng này được miêu tả là một vài giọt máu, không đủ nhiều để sử dụng băng vệ sinh, cốc nguyệt san hay tampon. Hiện tượng này xảy ra vào khoảng ngày thứ 6 đến 12 sau khi thụ thai do trứng đã thụ tinh làm tổ trong niêm mạc tử cung gây chảy máu, nhưng không phải mọi phụ nữ đều chảy máu trong quá trình cấy ghép. Thời điểm này thường sớm hơn hoặc trùng với thời gian chu kỳ kinh tiếp theo nên dễ nhầm lẫn với chu kỳ kinh nguyệt. Một số điểm khác biệt với chu kỳ kinh nguyệt bình thường là máu chảy thường nâu hoặc hơi hồng, nhạt màu và không lẫn mô hay cục máu đông, thời gian chảy máu ngắn hơn chu kỳ kình nguyệt (thường là 1-2 ngày). Chảy máu đôi khi đi kèm với co thắt tử cung nhẹ.

Nếu bạn nghĩ mình có thai, đừng lo lắng. Hiện tượng chảy máu lấm tấm không nguy hiểm và không cần điều trị gì. 

Buồn nôn, ốm nghén

Buồn nôn là dấu hiệu mang thai khá phổ biến (Nguồn Parents)Đây là dấu hiệu mang thai phổ biến và khá kinh điển. Tuy nhiên không phải bà bầu nào cũng bị ốm nghén. Nếu bạn đang mong mỏi có em bé cũng đừng lo lắng khi không gặp phải hiện tượng này. Ốm nghén thường xuất hiện vào tuần thứ 2 đến tuần thứ 8 sau khi thụ thai. Bạn có thể gặp cảm giác buồn nôn có kèm theo nôn hoặc không, cảm giác khó chịu này thường theo bạn cả ngày nhưng hay gặp nhất vào buổi sáng sớm.

Nguyên nhân chính xác của ốm nghén vẫn chưa được biết rõ nhưng các hormone thai kỳ có thể góp phần gây ra triệu chứng này. Cảm giác buồn nôn, nôn có thể kéo dài trong cả thai kỳ. May mắn thay, các triệu chứng này sẽ giảm bớt với nhiều phụ nữ vào khoảng tuần thứ 13 hoặc 14 của thai kỳ.

Thay đổi khẩu vị.

Cùng với ốm nghén, thèm ăn hoặc chán ăn là những dấu hiệu mang thai sớm dễ nhận biết có thai. Các dấu hiệu này thường xuất hiện trong tam cá nguyệt đầu tiên, nhưng cũng có thể kéo dài cả thai kỳ. Chứng chán ăn cũng như cảm giác thèm ăn xuất hiện khi mang thai có thể do sự thay đổi hormone nội tiết trong cơ thể người mẹ, cụ thể là do nồng độ hormone Gonadotropin màng đệm ở người (Human Chorionic Gonadotropin – HCG) tăng cao trong quá trình mang thai. Bạn có thể muốn ăn thứ mình không thích và chán ghét những món bạn đã từng yêu thích. 

Những loại thực phẩm phổ biến nhất gây cảm giác sợ ăn là thực phẩm có mùi mạnh, phổ biến gồm: thịt, trứng, sữa, hành, tỏi, trà, cà phê, thức ăn cay. 

Nếu bạn không thích ăn những thực phẩm quan trọng trong thời kỳ mang thai, hãy đảm bảo rằng bạn vẫn nhận được những chất dinh dưỡng đó theo những cách khác. Ví dụ, nếu bạn không thích thịt, hãy ăn nhiều thực phẩm giàu protein khác như các loại hạt và đậu, hoặc giấu những thức ăn ko mong muốn trong những thực phẩm khác. Cảm giác thèm ăn quá mức khi mang thai có thể gây ra thừa cân, ảnh hưởng đến sức khỏe bà mẹ và em bé.

Hãy đảm bảo ăn một chế độ ăn uống lành mạnh để cung cấp dưỡng chất cần thiết cho bạn và thai nhi phát triển. Bạn có thể tham khảo ý kiến bác sĩ hoặc chuyên gia dinh dưỡng để có chế độ ăn hợp lý. 

Sưng và đau ngực

Những thay đổi ở vú có thể xảy ra trong khoảng từ tuần thứ 4 đến tuần thứ 6. Bạn có thể thấy nhạy cảm và sưng vú do thay đổi hormone khiến ngực bạn phát triển để chuẩn bị cho thời kỳ cho con bú sau này. Điều này có thể sẽ biến mất sau một vài tuần khi cơ thể bạn đã thích nghi.

Những thay đổi ở núm vú và bầu vú cũng có thể xảy ra vào khoảng tuần thứ 11. Núm vú tăng kích thước và nhạy cảm hơn. Quầng vú - khu vực xung quanh núm vú - có thể chuyển sang màu sẫm hơn và phát triển rộng hơn.

Sưng đau hay nhạy cảm vú không chỉ là một trong những triệu chứng sớm của thai kỳ mà còn cón thể do mất cân bằng hormone, biến đổi do dùng biện pháp tránh thai hoặc hội chứng tiền kinh nguyệt. Nếu bị căng tức, nhạy cảm ngực, hãy sử dụng áo ngực thoải mái bằng vải cotton và không gọng là tốt nhất, có thể thay đổi kích cỡ bằng nút cài giúp bạn có thêm không gian để ngực phát triển trong những tháng tới.

Mệt mỏi

Mệt mỏi là một trong những dấu hiệu đầu tiên khi mang thai (Nguồn Atarman)Một trong những dấu hiệu mang thai sớm đầu tiên là mệt mỏi do mức progesterone tăng cao. Bắt đầu ngay từ khi thụ thai và làm tổ, các hormone thai kỳ ảnh hưởng ngay lập tức đến cơ thể, tâm trạng, sự trao đổi chất, não bộ, ngoại hình và giấc ngủ của bạn. Mệt mỏi, kiệt sức thường nghiêm trọng hơn vào tam cá nguyệt thứ nhất và thứ ba, vì vậy hãy sắp xếp giải quyết những công việc quan trọng của bạn trong khoảng thời gian từ 13-28 tuần khi cơ thể bạn có nhiều năng lượng nhất trong thai kỳ.

Mệt mỏi cũng có thể gây ra bởi các nguyên nhân như căng thẳng, kiệt sức trong công việc, trầm cảm, dị ứng, thiếu ngủ hoặc dinh dưỡng không hợp lý. Trong những tuần đầu tiên của thai kỳ, hãy cố gắng ngủ đủ giấc, nghỉ ngơi tối đa trong khả năng cho phép để tránh rơi vào tình trạng kiệt sức.

Thay đổi tâm trạng

Mức độ estrogen và progesterone của bạn sẽ cao trong thời kỳ mang thai. Sự gia tăng này có thể ảnh hưởng đến tâm trạng của bạn và khiến bạn dễ xúc động hoặc dễ phản ứng hơn bình thường. Đây dường như trở thành đặc quyển của phụ nữ mang thai. Một số phụ nữ có thay đổi đột ngột từ vui vẻ đến buồn bã, và những người khác xen kẽ giữa trạng thái hạnh phúc và trầm cảm hoặc lo lắng. Thay đổi tâm trạng là bình thường. Tuy nhiên, thay đổi tâm trạng và cảm xúc có thể gây ra trầm cảm, lo âu hoặc hưng phấn. Nếu bạn đang vật lộn với chứng trầm cảm hoặc lo âu kéo dài, hãy liên hệ với bác sĩ hoặc chuyên gia về sức khỏe tâm thần để được hỗ trợ.

Đi tiểu thường xuyên

Đừng ngạc nhiên nếu từ 6 đến 8 tuần bạn cảm thấy mình phải đi tiểu thường xuyên hơn. Khi mang thai, cơ thể bạn tăng lưu lượng máu. Điều này làm cho thận xử lý nhiều chất lỏng hơn bình thường, dẫn đến nước tiểu được tạo nhiều hơn. Bên cạnh đó, việc em bé đang lớn lên và tử cung ngày càng mở rộng tạo áp lực ngày càng nhiều lên bàng quang

Hormone cũng đóng một vai trò lớn đối với sức khỏe của bàng quang. Bạn có thể thấy mình vô tình bị rò rỉ nước tiểu sau những hoạt động như hắt hơi, ho hoặc cười lớn hay thậm chí cả khi căng thẳng. Để tránh tình trạng tiểu nhiều, tiểu són, nhiều bác sĩ khuyên phụ nữ mang thai nên kiểm soát căng thẳng, đi tiểu thường xuyên khoảng 2h/ lần để làm trống bàng quang dù bạn có đang mót tiểu hay ko, hoặc lên kế hoạch trước về việc đi tiểu trong những sự kiện quan trọng.

Đầy hơi và táo bón

Tương tự như các triệu chứng của kỳ kinh nguyệt, chướng bụng có thể xuất hiện trong thời kỳ đầu mang thai. Điều này có thể là do sự thay đổi hormone, và nó có thể khiến hệ tiêu hóa hoạt động chậm lại. Kết quả là bạn có thể cảm thấy bị khó tiêu và  táo bón. Táo bón cũng làm tăng cảm giác đầy hơi, chướng bụng. Tập thể dục, bổ sung rau xanh và uống đủ nước có thể làm giảm triệu chứng táo bón.

Tăng cân

Tăng cân thường phổ biến hơn từ tam cá nguyệt thứ 2. Tuy nhiên tam cá nguyệt đầu tiên bạn có thể tăng nhẹ từ 0.5 đến 2kg. Nhu cầu calo trong giai đoạn đầu mang thai hầu như ít thay đổi so với nhu cầu thường ngày cho đến khi thai nhi phát triển lớn hơn. 

Đau lưng

Trong thời kỳ đầu mang thai, sự thay đổi nội tiết tố và hiện tượng căng cơ là nguyên nhân lớn nhất gây đau lưng. Cơ thể tăng trọng lượng, sự thay đổi trọng tâm của cơ thể do bụng phát triển lớn về phía trước làm thai phụ bị đau lưng hông. Triệu chứng này trở nên trầm trọng hơn khoảng sau tuần 27.

Mất ngủ

Mất ngủ là một triệu chứng phổ biến khác khi mang thai, có thể xuất hiện ngay từ những tuần đầu tiên của thai kỳ. Căng thẳng, khó chịu về thể chất và thay đổi nội tiết tố có thể là nguyên nhân góp phần gây ra. Một chế độ ăn uống cân bằng, thói quen ngủ tốt và tập yoga đều có thể giúp bạn có một giấc ngủ ngon.

Chóng mặt, ngất xỉu

Khi có thai, lưu lượng máu lưu thông tăng do thay đổi nội tiết tố làm cho mạch máu giãn ra. Khi các mạch máu giãn ra và huyết áp giảm xuống, bạn sẽ cảm nhận được những cơn nhức đầu, chóng mặt, thậm chí ngất xỉu. Ngoài ra ở đầu thai kỳ, hiện tượng ngất xỉu cũng có thể là do lượng đường hoặc sắt trong máu thấp. Tình trạng chóng mặt hay gặp nhất khi thay đổi tư thế quá nhanh, đột ngột.

Tăng thân nhiệt

Khi mang thai, bạn có thể cảm giác nóng hơn bình thường do thay đổi của cơ thể khi mang thai bao gồm thay đổi nội tiết, tăng lưu lượng máu, tăng nhịp tim hay giãn mạch máu. Tuy nhiên có rất ít bằng chứng về việc tăng thân nhiệt thực sự do mang thai. Khi tiếp xúc với môi trường nóng bạn sẽ cảm thấy nóng nực và khó chịu, thậm chí có thế choáng do mất nước, mệt mỏi hay kiệt sức.

Ợ nóng

Sự thay đổi hormone do thai nghén khiến van giữa dạ dày và thực quản vị giãn ra, dẫn đến trào ngược axit và dịch vị dạ dày gây ra chứng ợ nóng. Ngăn ngừa chứng ợ nóng liên quan đến thai nghén bằng cách ăn nhiều bữa nhỏ trong ngày, cố gắng ngổi 30 phút đến 1h sau khi ăn để thức ăn được tiêu hóa tối đa. Trong trường hợp chứng ợ nóng gây khó chịu, bạn có thể tham khảo ý kiến bác sĩ để được dùng thuốc kháng axit.

Thử thai

Các dấu hiệu mang thai sớm khi có thai đôi khi rất mờ nhạt và dễ nhầm lẫn với những nguyên nhân khác. Để chắc chắn việc mang thai khi bạn đang mong mỏi hoặc sau quan hệ tình dục không an toàn, bước đơn giản tiếp theo là thử thai tại nhà. Thử thai tại nhà có thể được sử dụng vào ngày đầu tiên bị trễ kinh. Một số test rất nhạy, thậm chí có thể được sử dụng sớm hơn.

Thử thai tại nhà cho kết quả nhanh chóng và chính xác (Nguồn BellyBelly)Các test này hoạt động bằng cách phát hiện hormone HCG trong nước tiểu. Một chất hóa học trong que thử sẽ thay đổi màu sắc khi tiếp xúc với hormone này. Thời gian chờ đợi sẽ khác nhau tùy thuộc vào từng loại test, nhưng hầu hết mất khoảng 10 phút để cho kết quả đọc chính xác. Nên đọc kỹ hướng dẫn trước khi sử dụng và thực hiện thử thai hai lần để nhận được kết quả chính xác nhất.

Bạn cũng có thể xét nghiệm mang thai tại phòng khám bằng xét nghiệm nước tiểu hoặc xét nghiệm máu. Xét nghiệm máu cho phép phát hiện và định lượng nồng độ hormone HCG, và có thể phát hiện được lượng hormone nhỏ hơn so với xét nghiệm nước tiểu.

Nếu bạn không có thai nhưng lo lắng về những thay đổi trong cơ thể, đừng ngần ngại trao đổi với bác sĩ để có hướng xử trí kịp thời. Nếu bạn có thai, hãy liên hệ bác sĩ để dược tư vấn những bước tiếp theo. Chẩn đoán mang thai sớm sẽ giúp bạn chăm sóc sức khỏe của mình và em bé tốt hơn. Tìm hiểu những thông tin về mang thai sẽ giúp bạn có nhiều kiến thức để có một thai kỳ khỏe mạnh và an toàn.

Xem thêm :

Câu hỏi liên quan

Do sự gia tăng nội tiết tố androgen, nhiều phụ nữ bị mụn trứng cá trong thời kỳ đầu mang thai. Những hormone này có thể làm cho da của bạn tiết dầu hơn, có thể làm tắc nghẽn lỗ chân lông. Trên thực tế, hơn một nửa số người mang thai có thể bị mụn trứng cá. Trong một số trường hợp, tình trạng này sẽ trở nặng. Song bạn cũng đừng quá lo bởi mụn trứng cá khi mang thai thường chỉ là tạm thời và hết sau khi sinh em bé.
Xem thêm
Một số phụ nữ không có triệu chứng của việc thụ thai, nhưng nhiều người lại bị buồn nôn, mệt mỏi, đau ngực. Chị em cũng có thể xuất hiện một loạt các dấu hiệu mang thai sớm khác, trong số đó phổ biến nhất là bị đau lưng.
Xem thêm
Sự thèm ăn là một trong những dấu hiệu sớm nhất cho thấy bạn mang thai, tuy nhiên không phải tất cả các mẹ bầu đều trải qua cảm giác này.
Xem thêm
Nhiều chị em lo lắng liệu mang thai ngoài tử cung có thể có thử que được không, que có lên 2 vạch không? Và như chúng ta biết, chỉ cần bạn mang thai, kể cả trong hay ngoài tử cung cơ thể đã sản sinh ra hormone hCG, vì vậy thử que sẽ lên 2 vạch, như vậy chứng tỏ bạn có thai nhưng không cho biết bạn có mang thai ngoài tử cung hay không.
Xem thêm
Ốm nghén Tình trạng da Thèm ăn ...v...
Xem thêm
Thay đổi ở vùng ngực Đi tiểu nhiều lần Buồn nôn ...v...
Xem thêm
Trễ kinh do lo lắng, căng thẳng kéo dài Tác dụng phụ của thuốc Tăng, giảm cân đột ngột ...v...
Xem thêm
Bụng phình to Chu kỳ kinh nguyệt bất thường Các triệu chứng khác ...v...
Xem thêm
Bụng bầu cao hay thấp Buồn nôn vào buổi sáng là dấu hiệu mang thai con gái Nhận biết dấu hiệu bầu bé gái thông qua hình dáng bụng bầu ...v...
Xem thêm
Hạn chế nhuộm tóc, sơn móng tay Đi giày cao gót Tuyệt đối không sử dụng hoặc tiếp xúc với thuốc lá ...v..
Xem thêm
Xem tất cả hỏi đáp với chuyên mục: Triệu chứng mang thai sớm
Bình luận (0)

Đăng nhập để có thể bình luận

Chưa có bình luận nào. Bạn hãy là người đầu tiên cho tôi biết ý kiến!