Vở thực hành KHTN 8 (Cánh diều) Bài 11: Oxide

Với giải vở thực hành Khoa học tự nhiên 8 Bài 11: Oxide Cánh diều hay nhất, chi tiết sẽ giúp học sinh dễ dàng làm bài tập trong VTH Khoa học tự nhiên 8 Bài 11 từ đó học tốt môn KHTN 8. Mời các bạn đón xem:

Giải VBT KHTN 8 Bài 11: Oxide

I. Khái niệm oxide trang 57 Vở bài tập KHTN 8:

…………………………………………………

…………………………………………………

…………………………………………………

………………………………………………

Lời giải:

Oxide là hợp chất của oxygen với một nguyên tố khác.

Ví dụ một số oxide có nhiều trong tự nhiên:

+ Silicon dioxide (SiO2) – thành phần chính của cát.

+ Aluminium oxide (Al2O3) – thành phần chính của quặng bauxite (boxit).

+ Carbon dioxide (CO2) có trong không khí.

CH1 trang 57 Vở bài tập KHTN 8Những chất oxide là …………………….

Lời giải:

Những chất oxide là P2O5, SO2.

LT1 trang 57 Vở bài tập KHTN 8Phương trình hoá học của các phản ứng xảy ra giữa oxygen và các đơn chất để tạo ra các oxide: SO2, CuO, CO2, Na2O là: ……….

Lời giải:

Phương trình hoá học của các phản ứng xảy ra giữa oxygen và các đơn chất để tạo ra các oxide: SO2, CuO, CO2, Na2O là:

S + O2 to SO2

2Cu + O2 to 2CuO

C + O2 to CO2

4Na + O2 to 2Na2O.

II. Phân loại oxide trang 58 Vở bài tập KHTN 8:

………………………………………………

………………………………………………

……………………………………………

……………………………………………

Lời giải:

Dựa vào khả năng phản ứng với acid và base, oxide được phân thành 4 loại: Oxide base, oxide acid, oxide lưỡng tính, oxide trung tính.

- Oxide base là những oxide tác dụng được với dung dịch acid tạo thành muối và nước.

- Oxide acid là những oxide tác dụng được với dung dịch base tạo thành muối và nước.

- Oxide lưỡng tính là những oxide tác dụng với dung dịch acid và tác dụng với dung dịch base tạo thành muối và nước.

- Oxide trung tính là những oxide không tác dụng với dung dịch acid, dung dịch base.

CH2 trang 58 Vở bài tập KHTN 8:

- Oxide base là ………………………….

- Oxide acid là …………………………..

- Oxide lưỡng tính là …………………….

- Oxide trung tính là …………………….

Lời giải:

- Oxide base là Na2O.

- Oxide acid là SO3.

- Oxide lưỡng tính là Al2O3.

- Oxide trung tính là N2O.

TH1 trang 58 Vở bài tập KHTN 8Hiện tượng xảy ra: ……………………….

Dấu hiệu chứng tỏ có phản ứng hoá học giữa CuO và dung dịch HCl: ……………….

………………………………………

………………………………………

………………………………………

………………………………………

Lời giải:

Hiện tượng xảy ra: CuO tan dần, thu được dung dịch có màu xanh.

Dấu hiệu chứng tỏ có phản ứng hoá học giữa CuO và dung dịch HCl: CuO tan dần, dung dịch sau phản ứng có màu xanh.

Oxide base tác dụng với dung dịch acid tạo thành muối và nước.

Ví dụ:

CuO + 2HCl → CuCl2 + H2O

Fe2O3 + 3H2SO4 → Fe2(SO4)3 + 3H2O

LT2 trang 59 Vở bài tập KHTN 8:

a) Phương trình hoá học của phản ứng xảy ra giữa H2SO4 và MgO: ……..

b) Phương trình hoá học của phản ứng xảy ra giữa H2SO4 và CuO: ……..

c) Phương trình hoá học của phản ứng xảy ra giữa HCl và Fe2O3: ………

Lời giải:

a) H2SO4 + MgO → MgSO4 + H2O

b) H2SO4 + CuO → CuSO4 + H2O

c) 6HCl + Fe2O3 → 2FeCl3 + 3H2O.

TH2 trang 59 Vở bài tập KHTN 8Hiện tượng xảy ra: …………

……………………………………………

……………………………………………

……………………………………………

Lời giải:

Hiện tượng xảy ra: Xuất hiện chất không tan trong nước (chất kết tủa) màu trắng.

Giải thích: CO2 đã phản ứng với dung dịch Ca(OH)2 tạo ra CaCO3 kết tủa theo phương trình hoá học sau: CO2 + Ca(OH)2 → CaCO3↓ + H2O.

Oxide acid tác dụng dược với dung dịch base tạo ra muối và nước.

Ví dụ:

CO2 + Ca(OH)2 → CaCO3 + H2O

SO2 + 2NaOH → Na2SO3 + H2O

LT3 trang 59 Vở bài tập KHTN 8Phương trình hoá học của phản ứng xảy ra khi cho dung dịch KOH tác dụng lần lượt với các chất: SO2, CO2 và SO3 là: ………………

Lời giải:

2KOH + SO2 → K2SO3 + H2O

2KOH + CO2 → K2CO3 + H2O

2KOH + SO3 → K2SO4 + H2O.

Ghi nhớ trang 59 Vở bài tập KHTN 8:

Ghi nhớ:

…………………………………………………

…………………………………………………

………………………………………………

………………………………………………

Lời giải:

- Oxide là hợp chất của oxygen với một nguyên tố khác.

- Oxide được phân bố thành bốn loại: oxide base, oxide acid, oxide lưỡng tính và oxide trung tính.

- Oxide base tác dụng với dung dịch acid tạo thành muối và nước.

- Oxide acid tác dụng dược với dung dịch base tạo ra muối và nước.

Bài tập 1 trang 60 Vở bài tập KHTN 8Các oxide sau thuộc những loại oxide nào? (oxide base, oxide acid, oxide lưỡng tính, oxide trung tính): CO2, CaO, CO, ZnO, MgO, Al2O3, FeO, K2O, NO.

Lời giải:

- Oxide base: CaO, MgO, FeO, K2O.

- Oxide acid: CO2.

- Oxide lưỡng tính: ZnO, Al2O3.

- Oxide trung tính: CO, NO.

Bài tập 2 trang 60 Vở bài tập KHTN 8Tính khối lượng muối thu được khi hoà tan 8 gam MgO bằng 300 ml dung dịch hydrochloric acid 1 M.

Lời giải:

nMgO=840=0,2mol;nHCl=0,3.1=0,3mol.

Phương trình hoá học:

MgO + 2HCl → MgCl2 + H2O

0,2   0,3          mol

Ta có: nMgO1>nHCl2 nên HCl phản ứng hết, MgO còn dư.

Theo phương trình hoá học: nMgCl2=12.nHCl=0,15mol.

Vậy mmuối = mMgCl2 = 0,15.95 = 14,25 gam.

Xem thêm các bài giải VTH Khoa học tự nhiên 8 Cánh diều hay, chi tiết khác:

Bài 9: Base

Bài 10: Thang pH

Bài 12: Muối

Bài 13: Phân bón hóa học

Bài tập Chủ đề 2

Bình luận (0)

Đăng nhập để có thể bình luận

Chưa có bình luận nào. Bạn hãy là người đầu tiên cho tôi biết ý kiến!