Vết ghẻ cắn: Nhận dạng, triệu chứng và biện pháp điều trị

Bệnh ghẻ xuất hiện khi bạn bị kí sinh trùng ghẻ cắn và chui vào trong da đẻ trứng gây ra cảm giác ngứa dữ dội, khó chịu và phát ban.

Bệnh ghẻ cần được khám và điều trị, tránh lây lan cho người khác. 

Bài viết này sẽ giúp chúng ta xác định liệu các tổn thương da có phải là do bệnh ghẻ hay không và phương pháp điều trị nó. 

Cách xác định vết cắn của ghẻ 

Cách xác định vết cắn của ghẻ Vết cắn của ghẻ

Vết ban do ghẻ cắn rất ngứa. Thường tăng lên vào ban đêm. Để chẩn đoán ghẻ cần phối hợp các yếu tố sau:

  • Biểu hiện: Các vết cắn do ghẻ gây ra thường xuất hiện dưới dạng mụn nước nhỏ. Bạn có thể thấy nó giống như mụn nhọt. Khi gãi các mụn nước vỡ ra tạo thành các vết thương hở tăng nguy cơ nhiễm trùng da.
  • Hình dạng: Ghẻ có xu hướng đào hang hoặc đào đường hầm dưới da và tạo ra một hình dạng riêng biệt. Các đường hầm có màu giống màu da hoặc đôi khi có màu xám và trắng. Trong một số trường hợp, các đường hầm có thể khó nhìn thấy.
  • Vị trí ghẻ hay gặp ở người lớn: Mông, khuỷu tay, thắt lưng, cổ tay và vùng kẽ các ngón tay. Đôi khi, bạn có thể tìm thấy ghẻ đào hang dưới nhẫn, dây đeo đồng hồ hoặc móng tay.
  • Vị trí hay gặp ở trẻ em: Vị trí thường gặp ở trẻ sơ sinh và trẻ em là mặt, cổ, lòng bàn tay, lòng bàn chân.
  • Thời gian xuất hiện triệu chứng: Theo Viện Da liễu Hoa Kỳ, khi lần đầu tiếp xúc với cái ghẻ, các triệu chứng thường xuất hiện sau 2-6 tuần. Tuy nhiên nếu đã bị ghẻ trước đó, triệu chứng thường xuất hiện sớm hơn trong vòng 2-4 ngày. 
  • Khi vết ghẻ cắn đóng vảy có thể không gây ngứa. Tuy nhiên, việc đóng vảy chứng tỏ bệnh đang tiến triển và rất dễ lây lan.

Chẩn đoán phân biệt vết ghẻ cắn

Một số vết ban và vết cắn côn trùng có thể gần giống với vết cắn của ghẻ. Bao gồm :

  • Viêm da dị ứng : Còn được gọi là bệnh chàm (eczema), gây ra các mảng da khô và ngứa.
  • Viêm da tiếp xúc : Phản ứng dị ứng với hóa chất hoặc chất kích ứng khác có thể gây phát ban, ngứa.
  • Viêm nang lông : thường là do nhiễm vi khuẩn và biểu hiện triệu chứng dưới dạng nốt sần hoặc mụn mủ.
  • Côn trùng cắn: vết cắn từ côn trùng khác, chẳng hạn như rệp, bọ chét, ve và muỗi, đều có thể gây ngứa.
  • Nổi mề đay : Là phản ứng dị ứng khi bị côn trùng cắn. Vết ban có thể tương tự như bệnh ghẻ.

Điều trị vết ghẻ cắn

Thường sử dụng permethrin (Elimite) để điều trị bệnh. Bạn cần thoa đều thuốc này vào buổi tối trước khi đi ngủ lên tất cả các bề mặt da, chứ không chỉ nơi vết mụn nước xuất hiện.

Các khu vực chính mà mọi người nên thoa kem bao gồm:

  • Kẽ các ngón tay và ngón chân
  • Trong rốn
  • Trên mông
  • Vùng eo

Các tác dụng phụ của kem bao gồm cảm giác bỏng nhẹ, ngứa hoặc châm chích. Khi thức dậy, bạn có thể tắm nếu muốn.

Bạn cũng nên giữ móng tay ngắn và cắt tỉa thường xuyên, hạn chế ghẻ ẩn dưới móng tay.

Ghẻ là một bệnh có thể chữa khỏi, mỗi lần thoa kem permethrin ước tính có thể khỏi tới 95%.

Bạn cần thoa kem permethrin mỗi tuần cho đến khi khỏi bệnh.

Trong một số trường hợp hiếm gặp, bạn cần phối hợp thêm thuốc uống ivermectin (Stromectol). Ivermectin là loại thuốc mới có hiệu quả cao trong điều trị ghẻ.

Điều trị tại nhà

Ngoài điều trị ghẻ bằng kem permethrin, để giảm ngứa bạn có thể :

  • Uống các thuốc kháng histamine hoặc steroid
  • Bôi kem corticosteroid hoặc thuốc kháng histamine tại chỗ
  • Ngâm mình trong bồn nước ấm và sử dụng khăn mềm để cọ rửa các vùng ngứa, có thể giúp loại bỏ kí sinh trùng ghẻ

Ngăn chặn sự lây truyền bệnh

Ghẻ thường lây thông qua tiếp xúc da với da, nó cũng có thể có trên quần áo hoặc khăn trải giường.

Do đó, ngoài việc áp dụng các phương pháp điều trị tại chỗ trên da, bạn cần vệ sinh nhà cửa và các vật dụng để ngăn ngừa tái phát hoặc lây truyền bệnh cho người khác. Cần giặt quần áo, khăn trải giường và khăn tắm mà người bị ghẻ đã mặc hoặc sử dụng trong vòng 3 ngày qua. Ghẻ không thể sống sót khi rửa ở bất kỳ nhiệt độ nào.

Hầu hết các loài ghẻ không thể sống quá 3–4 ngày nếu không ở trên vật chủ là người.

Nguyên nhân và cách ghẻ lây lan

Nhiễm trùng ghẻ là hậu quả vết cắn do ghẻ tên là  Sarcoptes scabiei var. hominis . Những kí sinh trùng ghẻ này có kích thước siêu nhỏ, vì vậy bạn không thể nhìn thấy chúng.

Bệnh ghẻ lây lan qua tiếp xúc gần,ví dụ:

  • Tại các nhà trẻ, viện dưỡng lão và nhà tù
  • Quan hệ tình dục
  • Dùng chung giường, quần áo hoặc khăn tắm với người bị ghẻ
  • Ngủ trên chăn, ga có ghẻ ở trên đó

Bất cứ khi nào một người tiếp xúc trực tiếp, gần gũi và kéo dài với người bị ghẻ, họ đều có nguy cơ mắc bệnh.

Tuy nhiên, bạn thường sẽ không bị lây ghẻ khi tương tác thời gian ngắn với người khác, chẳng hạn như bắt tay hoặc ôm thoáng qua.

Khi nào bạn cần đi khám ?

Bạn nên đi khám nếu có các triệu chứng sau:

  • Có những vùng da bị ngứa
  • Mụn nước bắt đầu xuất hiện trên da
  • Những vùng da bị kích ứng đổi màu và không biến mất

Chẩn đoán ghẻ thường dựa vào hình thái các vết mụn nước và các triệu chứng kèm theo, bên cạnh đó có thể tiến hành để lấy mẫu phân tích dưới kính hiển vi tìm kí sinh trùng gây bệnh.

Kết luận

Bệnh ghẻ gây ra sự khó chịu và rất dễ lây lan trong cộng đồng. Điều trị bệnh ngay khi các triệu chứng vừa mới xuất hiện có thể giảm ngứa và khó chịu.

Nếu bạn nghi ngờ mình bị ghẻ, bạn nên đi khám bác sĩ da liễu càng sớm càng tốt.

Xem thêm:

Chủ đề:
Bình luận (0)

Đăng nhập để có thể bình luận

Chưa có bình luận nào. Bạn hãy là người đầu tiên cho tôi biết ý kiến!