Vắc xin 6 trong 1: Những điều bạn cần biết

Vắc-xin 6 trong 1 là vắc-xin sử dụng kháng nguyên ho gà dạng vô bào thay vì dạng toàn tế bào như vắc-xin 5 trong 1 trong Chương trình tiêm chủng mở rộng Quốc gia, do đó vắc xin này có độ an toàn cao hơn, ít tác dụng phụ và cũng tiết kiệm thời gian cho gia đình không phải đưa trẻ đi tiêm nhiều mũi riêng lẻ.

Video Thời điểm nào tiêm vắc xin 6 trong 1

Vắc-xin 6 trong 1 (vắc xin 6 in 1) là loại vắc-xin phối hợp, đang được sử dụng phổ biến trong chương trình tiêm chủng dịch vụ để phòng ngừa 6 bệnh truyền nhiễm cho trẻ từ 2 tháng đến dưới 24 tháng tuổi gồm: 

  • Bệnh bạch hầu: triệu chứng thường gặp là sốt, đau đầu, đau họng. Trong trường hợp nặng có thể viêm cơ tim, tổn thương hoại tử ống thận, tắc nghẽn đường hô hấp và gây tử vong,...
  • Ho gà: Bệnh do vi khuẩn Bordetella pertussia gây ra. Bệnh lây truyền dễ dàng qua đường hô hấp trực tiếp từ người sang người qua giọt bắn khi ho hoặc hắt hơi. Bệnh có thể gây nhiều biến chứng nguy hiểm như viêm phổi, tổn thương não,... nếu không được điều trị kịp thời.
  • Uốn ván: Bệnh do vi khuẩn Clostridium Tetani gây ra. Bệnh có thể khiến trẻ rơi vào tình trạng co cứng, co giật, thậm chí gây tử vong nếu không được cấp cứu kịp thời.
  • Bại liệt: Bệnh do vi rút Polio gây ra. Vi rút tấn công và làm tổn thương hệ thần kinh của người bệnh, gây ra những biến chứng nghiêm trọng như suy hô hấp, bại liệt,...
  • Viêm gan B: do virus HBV gây ra. Viêm gan B có thể lây qua đường máu, từ mẹ sang con hoặc do quan hệ tình dục không an toàn. Nếu người mẹ mắc bệnh viêm gan B thì nguy cơ cao đứa trẻ sinh ra cũng sẽ mắc viêm gan B mạn tính. Viêm gan B nếu không được điều trị sớm sẽ dẫn đến ung thư gan hoặc xơ gan. 
  • Viêm phổi, viêm màng não do vi khuẩn Hemophilus Influenza týp B (Hib) với các triệu chứng sốt cao, ho, đau đầu, nôn,…

Nhờ có vắc-xin 6 trong 1, có thể giảm số mũi tiêm chủng từ 9 xuống còn 3 mũi so với việc tiêm vắc xin đơn lẻ khi phòng ngừa các bệnh cho trẻ dưới 1 tuổi.

Phân loại vắc xin 6 trong 1

Hiện nay, tại Việt Nam có 2 loại vắc xin 6 trong 1 phổ biến được lưu hành là vắc xin 6 trong 1 Hexaxim (Pháp) và vắc xin 6 trong 1 Infanrix Hexa (Bỉ). 

Vắc xin 6 trong 1 Hexaxim 

Vắc xin 6 trong 1 Hexaxim. Nguồn ảnh: vnvcVắc xin 6 trong 1 Hexaxim. Nguồn ảnh: vnvc

Đây là loại vắc xin được sản xuất bởi 2 công ty liên doanh tại Pháp (Sanifi Pasteur và Merck). 

Vắc xin Hexaxim được điều chế dưới dạng hỗn dịch pha sẵn nên rất tiện dụng, giúp đơn giản hóa và tiết kiệm thời gian tiêm. Đồng thời, mũi tiêm của vắc xin Hexaxim được thiết kế tương đối nhỏ gọn. Điều này giúp thu hẹp diện tích tiếp xúc với da và làm giảm cảm giác đau cho trẻ. 

Vắc xin 6 trong 1 Infanrix Hexa 

Vắc xin 6 trong 1 Infanrix Hexa của Bỉ. Nguồn ảnh: youmedVắc xin 6 trong 1 Infanrix Hexa của Bỉ. Nguồn ảnh: youmed

Loại vắc xin này do GlaxoSmithKline (GSK) tại Bỉ sản xuất. Trước khi tiêm vào cơ thể, vắc xin Infanrix Hexa sẽ được tiến hành pha chế trực tiếp. 

Mỗi hộp vắc xin sẽ bao gồm 1 bơm kim tiêm được đóng sẵn và 1 lọ bột vắc xin đông khô HIB (kèm thêm 2 kim tiêm).

Tuy có sự khác nhau về mặt thiết kế hay điều chế nhưng cả 2 loại vắc xin kể trên đều có tác dụng như nhau, giúp trẻ phòng ngừa được 6 loại bệnh nguy hiểm. 

Ngoài ra, thay vì sử dụng thành phần ho gà tế bào như các loại vắc xin cũ thì cả 2 loại vắc xin này đều sử dụng thành phần ho gà vô bào, nhằm giảm thiểu tác dụng phụ có thể xảy ra sau khi tiêm. 

Lịch tiêm vắc xin 6 trong 1

Mẹ nên đưa trẻ đi tiêm đúng lịch. Nguồn ảnh: careplusMẹ nên đưa trẻ đi tiêm đúng lịch. Nguồn ảnh: careplus

Vắc xin 6 trong 1 được tiêm cho trẻ khi bé được 2 tháng, 3 tháng và 4 tháng tuổi. Tiêm tối thiểu 3 lần, mũi thứ 4 được tiêm nhắc lại vào lúc bé 18 tháng tuổi.

Nếu trẻ không được tiêm đúng theo lịch lúc 2, 3, 4, 18 tháng thì vắc-xin Hexaxim vẫn có thể tiêm liệu trình cơ bản 3 mũi liên tiếp cách nhau 1 tháng nếu trẻ chưa đủ 24 tháng tuổi.

Mũi thứ 5 được tiêm khi bé 4 – 5 tuổi để tăng cường miễn dịch, ngăn chặn tất cả các nguy cơ gây bệnh tiềm ẩn.

Theo dõi sau tiêm

  • Sau khi tiêm, cần cho trẻ theo dõi sức khỏe tại cơ sở y tế tiêm chủng ít nhất 30 phút để kịp thời xử lý nếu xảy ra biến chứng.
  • Khi về nhà, bố mẹ cần tiếp tục theo dõi trẻ trong vòng 24 giờ đầu sau tiêm về tinh thần, ăn, ngủ, nhiệt độ, nhịp thở, ban đỏ trên da, phản ứng tại nơi tiêm... (nếu có).
  • Không chạm, đè vào chỗ tiêm, không chườm nóng, lạnh, đắp lá thuốc vào vị trí tiêm.
  • Lập tức đưa trẻ đến cơ sở y tế gần nhất nếu có các triệu chứng bất thường: Sốt cao trên 39 độ C, co giật, tím tái, khó thở, phát ban đỏ trên da, bỏ bú, bỏ ăn, liên tục quấy khóc,...

Nếu bỏ lỡ liều tiêm thì làm gì?

Lưu ý: Vì một lý do nào đó mà mẹ để lỡ mũi tiêm định kỳ cho trẻ (bị quên, nhà có việc đột xuất...) thì cần đưa trẻ đi tiêm bổ sung ngay sau đó, càng sớm càng tốt. Không được “quên luôn” hoặc bỏ qua mũi tiêm định kì đó. Tiêm chủng theo đúng lịch tiêm sẽ giúp vắc xin phát huy tối đa hiệu quả miễn dịch.

Câu hỏi liên quan

Đối với câu hỏi tiêm 6 trong 1 có cần uống bại liệt nữa không thì câu trả lời là không cần.
Xem thêm
Có thể thấy vacxin 6 trong 1 của Bỉ – Infanrix Hexa có tác dụng hơn nhưng vacxin 6 trong 1 của Pháp – Hexaxim lại tiện lợi dễ sử dụng hơn, không cần phải pha vacxin trước khi tiêm.
Xem thêm
Câu trả lời là có.
Xem thêm
Vacxin 6in1 là loại vacxin phối hợp phòng được nhiều bệnh nhất trong một mũi tiêm, bao gồm 6 bệnh: bạch hầu, ho gà, uốn ván, viêm gan B, bại liệt và các bệnh gây ra do Haemophilus influenzae týp B (Hib).
Xem thêm
Vắc xin 6 trong 1 được tiêm cho trẻ khi bé được 2 tháng, 3 tháng và 4 tháng tuổi. Tiêm tối thiểu 3 lần, mũi thứ 4 được tiêm nhắc lại vào lúc bé 18 tháng tuổi.
Xem thêm
Câu trả lời là có thể.
Xem thêm
Xem tất cả hỏi đáp với chuyên mục: Vắc xin 6 trong 1
Chủ đề:
Bình luận (0)

Đăng nhập để có thể bình luận

Chưa có bình luận nào. Bạn hãy là người đầu tiên cho tôi biết ý kiến!