Video: Triệu chứng trào ngược dạ dày thực quản
Tổng quan về trào ngược dạ dày thực quản và buồn nôn
Chứng trào ngược dạ dày thực quản - GERD ( Gastroesophageal Reflux Disease) có thể gây buồn nôn do kích ứng niêm mạc vùng hầu học. Nhận biết triệu chứng của GERD và điều trị chúng dưới sự hướng dẫn của bác sĩ giúp bạn loại bỏ cảm giác buồn nôn do hội chứng này gây ra.
Cơ chế gây buồn nôn do trào ngược dịch vị
Bạn có thể tự hỏi rằng trào ngược dạ dày thực quản có làm bệnh nhân cảm thấy buồn nôn không. Nhiều yếu tố có thể gây buồn nôn, vài trong số đó có liên quan tới chứng trào ngược.
Trào ngược dịch vị xảy ra khi cơ vòng thực quản dưới (LES), một vòng cơ ngăn cách thực quản và dạ dày, không thể đóng chặt sau khi thức ăn xuống dạ dày. Ngoài ra, sự phối hợp hoạt động không ăn khớp giữa cơ thắt môn vị và sự co bóp của dạ dày cũng cho phép hỗn hợp thức ăn và dịch vị trào ngược lên thực quản tới cổ họng.
Khi cơ thắt dưới thực quản suy yếu, triệu chứng trào ngược có thể nặng hơn khi ăn những thực phẩm sau:
- Thực phẩm chiên, rán nhiều dầu mỡ và chất béo
- Cà chua và nước sốt cà chua
- Trái cây và nước ép hoa quả họ cam quýt
- Thức ăn cay
- Sô cô la
- Bạc hà
- Đồ uống có ga
- Đồ uống chứa caffein
- Đồ uống có cồn
- Cà phê
Những người bị trào ngược axit thường cảm thấy vị chua khó chịu trong miệng do dịch đi ngược lên tới cổ họng. Vị giác bất thường, ợ hơi thường xuyên và ho kéo dài có thể liên quan tới hội chứng GERD, có thể tạo ra cảm giác buồn nôn và thậm chí nôn mửa trong một số trường hợp.
Khó tiêu, hoặc ợ chua, là một triệu chứng khác của trào ngược dạ dày thực quản cũng có thể gây ra cảm giác buồn nôn. Khó tiêu được mô tả là cảm giác nóng rát, trương hoặc đầy hơi, buồn nôn hoặc cảm thấy no quá nhanh sau khi bắt đầu ăn.
Điều trị chứng buồn nôn do trào ngược dịch vị
Bạn có thể điều trị chứng buồn nôn do trào ngược axit dạ dày bằng cách kết hợp thay đổi lối sống, áp dụng những biện pháp khắc phục tại nhà và dùng thuốc điều trị. Dưới đây là một số bước bạn có thể tham khảo:
Thay đổi lối sống
Thay đổi thói quen ăn uống: Chia bữa ăn chính thành nhiều bữa nhỏ, đồng thời hạn chế lượng chất béo trong khẩu phần ăn giúp hạn chế chứng khó tiêu và duy trì LES hoạt động một cách bình thường. Trào ngược và buồn nôn có thể xảy ra khi dạ dày quá trống rỗng, vì vậy hãy ăn nhiều bữa nhỏ và thường xuyên hơn.
Bỏ thuốc lá: Các sản phẩm có chứa nicotine làm suy yếu suy nhược cơ trong cơ thể, cơ thắt dưới thực quản không phải là ngoại lệ.
Mặc quần áo rộng rãi: Quần áo bó sát tăng thêm áp lực lên dạ dày, thể góp phần gây ra chứng trào ngược axit và buồn nôn.
Duy trì tư thế thẳng lưng sau khi ăn: Việc đứng hoặc ngồi thẳng trong 2 – 3 giờ sau khi ăn giúp giữ axit dịch vị trong dạ dày dựa trên tác dụng của trọng lực.
Kê cao đầu khi ngủ: Kê cao gối khoảng 6 inch (xấp xỉ15cm) dưới đầu giường ngăn cản dịch vị trào ngược nhờ tác dụng của trọng lực.
Những biện pháp khắc phục tại nhà
Kẹo cao su: Theo một nghiên cứu được công bố trên tạp chí Nghiên cứu Khoa học, nhai kẹo cao su có thể làm giảm tỷ lệ trào ngược dạ dày thực quản, từ đó giúp loại bỏ vị chua trong miệng có thể gây buồn nôn.
Khai thác lợi ích của gừng: Nhiều trung tâm quốc gia về thuốc thay thế và bổ sung khuyến nghị sử dụng gừng có thể giảm triệu chứng buồn nôn.
Thuốc kê đơn
Thuốc trung hòa axit có thể hạn chế buồn nôn và trào ngược axit bằng cách giảm hoạt tính dịch vị trong dạ dày.
Thuốc ức chế bơm proton làm giảm lượng axit được sản xuất bởi dạ dày, giúp làm giảm chứng trào ngược và các triệu chứng liên quan. Thuốc chống nôn là một lựa chọn khác để giảm buồn nôn nhưng không phải dung để điều trị nguyên nhân.
Tổng kết
Cảm giác buồn nôn do trào ngược dịch vị có thể cải thiện bằng cách thay đổi lối sống. Tuy nhiên, hãy đi khám để được chẩn đoán chính xác nguyên nhân dẫn tới buồn nôn và được nhận phương pháp điều trị phù hợp nhất.
Bác sĩ sẽ giúp bạn đưa ra kế hoạch điều trị, bao gồm thay đổi chế độ ăn uống hoặc sử dụng thuốc. Trường hợp không thể ăn do cảm giác buồn nôn, hãy đi khám để được hỗ trợ ý tế kịp thời, tránh tình trạng suy nhược cơ thể và mất nước.
Nếu bạn có tiền sử tràn dịch mãn tính, có thể bác sĩ sẽ chỉ định nội soi thực quản hoặc những biện pháp cận lâm sàng cần thiết để kiểm tra những dấu hiệu tổn thương ở thực quản.
EGD hay nội soi đường tiêu hóa trên bao gồm: thực quản, dạ dày và tá tràng. Sau khi cho bệnh nhân sử dụng một liều thuốc an thần, bác sĩ sẽ luồn ống nội soi có gắn camera phía trước qua miệng vào dạ dày của bạn để tìm kiếm những bất thường và lấy mẫu sinh thiết nếu cần.
Xem thêm:
- Trào ngược dạ dày thực quản (GERD): nguyên nhân, triệu chứng, chẩn đoán, điều trị và dự phòng biến chứng
- Mối liên hệ nào giữa chứng trào ngược dạ dày thực quản (GERD) với sự lo âu
- Mọi thứ bạn cần biết về trào ngược axit và bệnh trào ngược dạ dày thực quản ( GERD)
- Đồ uống tốt cho bệnh nhân trào ngược dạ dày thực quản
- Cải thiện giấc ngủ cho những người mắc bệnh trào ngược dạ dày thực quản (GERD)