Video: Sự thật người trào ngược dạ dày có nên uống cà phê?
Có lo ngại rằng cà phê và trà có thể gây ra chứng ợ nóng và làm trầm trọng thêm tình trạng trào ngược axit.
Chúng ta cùng tìm hiểu kĩ hơn về ảnh hưởng của trà và cà phê đối với trào ngược dạ dày thực quản. Liệu chúng ta có thể tiêu thụ chúng ở mức độ vừa phải khi mắc hội chứng trào ngược dạ dày thực quản hay không?
Những ảnh hưởng của thức ăn đến hội chứng trào ngược dạ dày- thực quản.
Một nghiên cứu chỉ ra rằng cứ 10 người Mỹ thì có 4 người mắc chứng ợ nóng ít nhất 1 lần một tuần. Tần suất càng thường xuyên là chỉ điểm của hội chứng trào ngược dạ dày- thực quản.
Bệnh cũng có thể tiến triển thầm lặng không có triệu chứng , được gọi là bệnh trào ngược dạ dày-thực quản thầm lặng.
Cho dù bạn có các triệu chứng hay không, các bác sĩ có thể đề xuất các phương pháp điều trị bằng việc thay đổi thói quen sinh hoạt ngoài việc dùng thuốc để cải thiện sức khỏe của thực quản. Các phương pháp điều trị lối sống có thể bao gồm tránh một số loại thực phẩm có thể làm trầm trọng thêm các triệu chứng này.
Với một số người, chứng ợ nóng được kích hoạt khi ăn một số loại thực phẩm mà thành phần của các thực phẩm này chứa các chất có thể gây kích thích thực quản hay làm suy yếu nhóm cơ vòng thực quản dưới. Việc này dẫn đến các dịch lỏng từ dạ dày không được giữ lại sẽ trào ngược lên thực quản, miệng, hay còn gọi là trào ngược acid dạ dày:
Các yếu tố kích hoạt bao gồm:
- Rượu
- Thực phẩm có chứa cafein, như cà phê, nước ngọt và trà.
- Sô cô la
- Trái cây họ cam quýt
- Tỏi
- Thực phẩm giàu chất béo
- Hành
- Bạc hà
- Thực phẩm cay
Chính vì thế, nếu bạn mắc hội chứng trào ngược dạ dày- thực quản, nên hạn chế tiêu thụ cà phê và trà để cảm nhận xem các triệu chứng có dễ chịu hơn hay không. Nhưng không phải tất cả thực phẩm đều ảnh hưởng đến các cá nhân theo cách giống nhau.
Ghi nhật ký các thực phẩm bạn ăn hàng ngày giúp bạn xác định được thực phẩm nào gây trầm trọng hơn các triệu chứng trào ngược và thực phẩm nào là an toàn.
Các tác động của cafein đến hội chứng trào ngược dạ dày- thực quản.
Cafein- là thành phần chính của cả cà phê và trà, được phát hiện có khả năng kích hoạt ợ nóng ở nhiều người. Cafein có thể gây hội chứng trào ngược dạ dày- thực quản do làm giãn cơ vòng dưới của thực quản.
Tuy nhiên, hiện vấn đề này vẫn chưa thật sự được làm rõ vì có sự khác biệt đáng kể trong hai loại đồ uống. Theo Hiệp hội Tiêu hóa và Gan mật chưa có nghiên cứu lớn, được thiết kế tốt cho thấy việc loại bỏ cà phê hoặc cafein một cách nhất quán giúp cải thiện các triệu chứng hoặc kết quả của hội chứng trào ngược dạ dày- thực quản.
Trên thực tế, theo các các chuyên gia tiêu hóa tại đại học Gan mật Mỹ, không còn khuyến nghị thay đổi chế độ ăn uống hàng ngày để điều trị ợ chua và hội chứng trào ngược dạ dày- thực quản.
Mối quan tâm về cà phê.
Cà phê nguyên bản thu được nhiều sự chú ý nhất khi đề cập tới việc hạn chế cafein, có thể có lợi cho các lí do sức khỏe khác. Thông thường, cà phê chứa nhiều cafein hơn trà hay nước có ga khác. Dưới đây là bảng ước tính cafein trong các loại cà phê khác nhau
Mỗi 1/8 ounce( đơn vị đo khối lượng quốc tế có trọng lượng 1 oz= 28,34 gr)
Loại cà phê | Lượng cafein (1/8 oz) |
Cà phê đen | 95 - 165 mg |
Cà phê đen hòa tan | 63mg |
Cà phê sữa | 63 -126 mg |
Cà phê đã lọc cafein | 2- 5mg |
Hàm lượng cafein có thể thay đổi bởi các kiểu rang hạt. Với cách rang đậm hơn, sẽ ít cafein hơn. Và ngược lại, cách rang qua như “ cà phê bữa sáng”, thường có hàm lượng cafein cao nhất.
Bạn có thể muốn chọn món rang đậm hơn nếu thấy rằng cafein làm trầm trọng thêm các triệu chứng của bạn. Tuy nhiên, các triệu chứng của hội chứng trào ngược dạ dày- thực quản từ cà phê có thể là do các thành phần khác của cà phê chứ không phải là caffeine. Ví dụ, một số người thấy rằng việc rang sẫm màu hơn có tính axit hơn và có thể làm trầm trọng thêm các triệu chứng của họ.
Cà phê pha lạnh có lượng caffein thấp hơn và có thể ít axit hơn, điều này có thể làm cho nó trở thành lựa chọn dễ chấp nhận hơn cho những người mắc chứng trào ngược dạ dày- thực quản hoặc chứng ợ nóng.
Trà và hội chứng trào ngược dạ dày- thực quản.
Mối liên quan giữa trà và hội chứng trào ngược dạ dày- thực quản còn đang gặp nhiều tranh cãi. Trà không chỉ bao gồm cafein mà còn chứa rất nhiều các chất khác.
Dưới đây là bảng ước tính lượng cafein cho một số loại trà phổ biến ( tính trên 1/8 ounce)
Loại trà | Lượng cafein ( 1/8 ounce) |
Trà đen | 25-48mg |
Trà đen lọc cafein | 2-5mg |
Trà mua đóng chai | 5-40mg |
Trà xanh | 25-29mg |
Sản phẩm trà càng qua chế biến thì càng có nhiều caffeine. Đó là trường hợp của lá trà đen, chứa nhiều caffeine hơn lá trà xanh.
Cách pha chế một tách trà cũng ảnh hưởng đến thành phẩm. Trà được ngâm càng lâu thì càng có nhiều cafein trong tách.
Có thể khó xác định liệu triệu chứng trào ngược axit là do cafein hay do thứ gì khác trong một loại sản phẩm trà cụ thể.
Có một số lưu ý.
Trong khi phần lớn các nghiên cứu tập trung vào trà đen (có chứa cafein), một số loại trà thảo mộc (không có caffein) trên thực tế có liên quan đến các triệu chứng của trào ngược dạ dày- thực quản.
Bản năng mách bảo chúng ta có thể lựa chọn trà thảo mộc thay vì lá trà có chứa cafein. Vấn đề là một số loại thảo mộc, chẳng hạn như bạc hà, có thể thực sự làm trầm trọng thêm các triệu chứng ợ chua ở một số người.
Đọc kỹ nhãn sản phẩm và tránh dùng sản phẩm thảo mộc bạc hà nếu các triệu chứng ngày càng tệ hơn.
Tổng kết
Hiện vẫn chưa thể đánh giá hết những tác động tổng thể của cafein đối với các triệu chứng trào ngược, những người bị trào ngược dạ dày- thực quản có thể khó mà quyết định xem có nên kiêng dùng trà hay cà phê không. Sự thiếu đồng thuận trong cộng đồng khoa học và y tế về tác động của cà phê so với trà đối với các triệu chứng trào ngược dạ dày- thực quản cho thấy rằng việc biết được mức độ dung nạp của cá nhân đối với những đồ uống này là cách tốt nhất.
Hầu hết các chuyên gia cho rằng việc thay đổi lối sống có thể có tác dụng giảm trào ngược axit và các triệu chứng của bệnh trào ngược dạ dày- thực quản bao gồm:
- Giảm cân, nếu thừa cân
- Kê cao đầu giường 6 inch
- Không ăn trong vòng 3 tiếng trước khi đi ngủ.
Mặc dù thay đổi lối sống có thể hữu ích, nhưng chúng có thể không đủ để chống lại tất cả các triệu chứng của bạn. Bạn cũng có thể mua thuốc không cần kê đơn hoặc thuốc kê đơn để kiểm soát chứng ợ nóng của mình.
Thay đổi lối sống, cùng với thuốc, có thể giúp mang lại chất lượng cuộc sống tốt hơn đồng thời giảm thiểu tổn thương thực quản.
Xem thêm:
- Bệnh trào ngược dạ dày- thực quản (GERD)
- Phát hiện các triệu chứng của hội chứng trào ngược dạ dày- thực quản (GERD).
- Đau ngực và hội chứng trào ngược dạ dày - thực quản: Những điều cần biết
- Trào ngược axit dạ dày và bệnh trào ngược dạ dày - thực quản
- Nhận biết triệu chứng của bệnh trào ngược dạ dày- thực quản (GERD).