Tìm hiểu nhanh về cảm lạnh ở trẻ dưới 1 tuổi

Cảm lạnh là một trong những căn bệnh về đường hô hấp thường gặp phải ở trẻ em và người lớn. Tuy nhiên, các biểu hiện của cảm lạnh thường dễ bị nhầm lẫn với bệnh cảm cúm. Vậy khi bị cảm lạnh thường xuất hiện các triệu chứng gì?

Tổng quan về cảm lạnh

Video cảm lạnh ở trẻ sơ sinh: Những điều mẹ cần biết!

  • Bệnh do vi rút, gây chảy nước mũi và đau họng 
  • Vi rút gây bệnh có thể do lây nhiễm từ các thành viên trong gia đình, bạn bè hoặc những đứa trẻ khác có các triệu chứng tương tự.
  • Còn được gọi là nhiễm trùng đường hô hấp trên (URI - Upper Respiratory Infection).

Các triệu chứng của cảm lạnh

  • Chảy nước mũi hoặc nghẹt mũi
  • Nước mũi từ trong tới hơi xám. Nó cũng có thể có màu vàng hoặc xanh lá cây.
  • Hầu hết trẻ em bị sốt ở giai đoạn đầu.
  • Đôi khi, trẻ cũng có thể bị ho và khàn giọng. Chảy nước mắt và sưng hạch bạch huyết ở cổ cũng xảy ra.

Nguyên nhân cảm lạnh

  • Cảm lạnh do nhiều loại vi rút đường hô hấp gây ra. Trẻ em khỏe mạnh bị cảm khoảng 6 lần trong năm đầu tiên.
  • Vi rút cúm gây ra cảm lạnh nặng kèm theo sốt và đau nhức cơ bắp nhiều hơn.
  • Cảm lạnh không nghiêm trọng. Khi bị cảm lạnh, khoảng 5 đến 10% trẻ em bị biến chứng, thường gặp nhiễm trùng tai hoặc xoang do vi khuẩn

Biểu hiện suy hô hấp

Suy hô hấp hay khó thở là một lý do để đi khám ngay lập tức. Dưới đây là các triệu chứng của suy hô hấp:

  • Thở khó hoặc thở gấp
  • Thở khó tới mức bé không thể khóc
  • Rút lõm lồng ngực (Xương sườn co rút mỗi khi trẻ thở)
  • Thở kèm tiếng khò khè
  • Nhịp thở nhanh hơn nhiều so với bình thường
  • Môi hoặc mặt tím tái

Khi nào cần đi cấp cứu

  • Khó thở nghiêm trọng (vật vã trong từng nhịp thở, khó có thể khóc)
  • Bạn nghĩ rằng trẻ phải cấp cứu nếu không sẽ nguy hiểm đến tính mạng

Trường hợp cần đi khám càng sớm càng tốt

  • Khó thở, nhưng không nghiêm trọng. Trừ trường hợp trẻ hết khó thở sau khi mũi được làm sạch
  • Thở khò khè (tiếng rít hoặc tiếng huýt sáo) 
  • Nhịp thở nhanh hơn nhiều so với bình thường
  • Khó nuốt và bắt đầu chảy nước dãi 
  • Trẻ em có nguy cơ cao (chẳng hạn như mắc bệnh phổi mạn tính)
  • Hệ thống miễn dịch yếu. Ví dụ như bệnh hồng cầu hình liềm, HIV, ung thư, cấy ghép nội tạng, dùng steroid đường uống.
  • Sốt trên 40 ° C
  • Sốt ở trẻ dưới 12 tuần tuổi. Thận trọng: KHÔNG cho bé uống thuốc hạ sốt trước khi đi khám.
  • Trẻ trông rất mệt mỏi

Đi khám trong vòng 24h

  • Tuổi dưới 6 tháng
  • Đau tai hoặc chảy dịch tai
  • Gỉ mắt xanh hoặc vàng
  • Sốt kéo dài hơn 3 ngày
  • Sốt trở lại sau hơn 24 giờ

Tự chăm sóc tại nhà

Có thể tự điều trị tại nhà với các trường hợp cảm lạnh mức độ nhẹ không có vấn đề gì đặc biệt

Thông tin y tế về bệnh cảm lạnh

Những điều bạn nên biết về cảm lạnh:

  • Trẻ khỏe mạnh bị cảm lạnh ít nhất 6 lần mỗi năm là điều bình thường. Đó là do có rất nhiều vi rút gây cảm lạnh. Với mỗi đợt cảm lạnh mới, cơ thể của con bạn sẽ hình thành khả năng miễn dịch đối với loại vi rút đó.
  • Hầu hết các bậc cha mẹ đều biết khi nào con bị cảm lạnh. Bạn cần cho con đi khám nếu bé xuất hiện biến chứng như đau tai hoặc nếu các triệu chứng kéo dài quá lâu.
  • Cảm lạnh bình thường kéo dài khoảng 2 tuần. Không có loại thuốc nào để làm cho nó biến mất sớm hơn.
  • Tuy nhiên, có những cách tốt để giúp giảm triệu chứng. Với hầu hết các trường hợp cảm lạnh, triệu chứng bắt đầu là chảy nước mũi. Sau 3 hoặc 4 ngày sẽ nghẹt mũi. Phương pháp điều trị cho mỗi triệu chứng là khác nhau.
  • Dưới đây là một số lời khuyên chăm sóc sẽ hữu ích.

Đối với sổ mũi kèm theo chảy nước mũi hiều: Hãy hút mũi

  • Chất nhầy và nước mũi giúp loại bỏ vi trùng ra khỏi mũi và xoang.
  • Đối với trẻ nhỏ, hãy hút mũi nhẹ nhàng bằng bầu hút.
  • Hãy bôi chút vaselin lên vùng da dưới mũi và sau khi làm xong hãy rửa bằng nước ấm. Điều này sẽ giúp bảo vệ lỗ mũi khỏi bị mẩn đỏ.

Nhỏ nước muối sinh lý khi bị nghẹt mũi

  • Dùng nước muối sinh lý xịt mũi để làm lỏng chất nhầy đã khô. Nếu không có nước muối sinh lý, bạn có thể nhỏ vài giọt nước cất, nước đóng chai hoặc nước máy đun sôi.

Bước 1. Nhỏ 1 giọt vào mỗi lỗ mũi.

Bước 2. Hút từng lỗ mũi ra ngoài trong khi bịt lỗ mũi còn lại. Sau đó, làm làm tương tự với bên kia.

Bước 3. Lặp lại việc nhỏ mũi và hút mũi cho đến khi dịch chảy ra trong.

  • Rửa mũi bằng nước muối sinh lý khi trẻ không thở được bằng mũi.
  • Giới hạn không quá 4 lần mỗi ngày hoặc trước mỗi lần cho ăn.
  • Bạn có thể mua thuốc nhỏ mũi hoặc xịt nước muối ở bất kỳ hiệu thuốc nào. Không cần đơn thuốc.
  • Lý do nhỏ mũi: Hút mũi không thể loại bỏ chất nhầy khô hoặc dính. Ngoài ra, trẻ sơ sinh không thể bú nếu mũi bị nghẹt.
  • Lựa chọn khác: tắm nước ấm để làm loãng chất nhờn. Hít thở không khí ẩm, sau đó hút từng lỗ mũi.
  • Đối với trẻ nhỏ, cũng có thể dùng tăm bông ướt để loại bỏ chất nhờn dính.

Cung cấp đủ nước cho trẻ:

  • Cố gắng cho trẻ uống thêm sữa công thức hoặc sữa mẹ.
  • Mục tiêu: Giữ cho bé đủ nước.
  • Nó cũng sẽ giúp làm loãng dịch nhầy chảy ra từ mũi.
  • Nó cũng làm loãng đờm trong phổi. Khi đó trẻ sẽ ho nhiều hơn để tống đờm ra ngoài.

Sử dụng máy bù ẩm

  • Nếu không khí trong nhà khô, hãy sử dụng máy bù ẩm.
  • Lý do: Không khí khô khiến chất nhầy ở mũi đặc hơn.

Thuốc

  • Thuốc cảm. Không cho trẻ nhỏ uống thuốc cảm hoặc thuốc ho. Chúng không được FDA chấp thuận cho trẻ dưới 6 tuổi. Lý do: không an toàn và có thể gây ra các tác dụng phụ nghiêm trọng. Ngoài ra, chúng không có tác dụng. Chúng không thể loại bỏ chất nhầy khô khỏi mũi. Nước muối sinh lý nhỏ mũi có tác dụng tốt nhất.
  • Không dùng thuốc kháng sinh. Thuốc kháng sinh không tác dụng đối với cảm lạnh. Thuốc kháng sinh có thể được sử dụng nếu con bạn bị nhiễm trùng tai hoặc xoang.

Các triệu chứng khác của cảm lạnh và cách xử trí

  • Đau hoặc sốt. Sử dụng acetaminophen (chẳng hạn như panadol) để điều trị đau cơ, đau họng hoặc đau đầu. Một sự lựa chọn khác là ibuprofen (chẳng hạn như Advil). Thận trọng: tránh dùng ibuprofen cho trẻ dưới 6 tháng. Bạn cũng có thể sử dụng những loại thuốc này khi sốt trên 39 ° C.
  • Mắt đỏ. Thường xuyên rửa mi mắt bằng bông gòn ướt.

Khi nào trẻ có thể đi mẫu giáo lại

  • Trẻ có thể quay lại trường sau khi hết sốt
  • Thực tế là, nguyên nhân gây cảm lạnh không thể ngăn chặn được.

Tiến triển

  • Sốt có thể kéo dài 2-3 ngày
  • Chảy nước mũi có thể kéo dài 7-14 ngày
  • Ho có thể kéo dài 2-3 tuần

Đi khám nếu:

  1. Khó thở 
    1. Đau tai 
    2. Sốt kéo dài hơn 3 ngày hoặc cao hơn 40 ° C
    3. Bất kỳ cơn sốt nào ở trẻ dưới 12 tuần tuổi
    4. Chảy dịch mũi kéo dài hơn 14 ngày
    5. Ho kéo dài hơn 3 tuần
    6. Bệnh trở nên tồi tệ hon

Xem thêm:

Chủ đề:
Bình luận (0)

Đăng nhập để có thể bình luận

Chưa có bình luận nào. Bạn hãy là người đầu tiên cho tôi biết ý kiến!