Các cách điều trị ngạt mũi cho trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ

Đứa con bé bỏng của bạn đang bị ngạt mũi. Bạn có thể làm gì để giúp con dễ chịu hơn?

Đối với trẻ từ 3 tuổi trở xuống, xử lý ngạt mũi cho trẻ không phải là một việc dễ dàng. Không phải lúc nào cũng rõ nguyên nhân gây ra nghẹt mũi. Trẻ nhỏ thường bị cảm lạnh vì chúng mới bắt đầu hình thành khả năng miễn dịch đối với các loại vi rút thông thường. Nhưng có rất nhiều nguyên nhân tiềm ẩn khác gây ra tình trạng nghẹt mũi.

Các phương pháp điều trị có thể sử dụng ở trẻ em dưới 4 tuổi cũng bị hạn chế. Bạn không nên sử dụng thuốc cảm để giảm triệu chứng. Chúng có thể gây nguy hiểm cho trẻ sơ sinh và trẻ mới biết đi.

May mắn thay, có khá nhiều phương pháp điều trị an toàn và hiệu quả mà bạn có thể thử.

Bước đầu tiên là xác định nguyên nhân

Trước khi xác định kế hoạch điều trị, bác sĩ cần biết nguyên nhân gây ra tình trạng nghẹt mũi đó.

Nghẹt mũi xảy ra khi các mạch máu và mô trong khoang mũi chứa quá nhiều chất lỏng. Nó có thể khiến trẻ khó ngủ và dẫn đến các vấn đề như viêm xoang. Trẻ cũng có thể khó bú nếu mũi bị nghẹt.

May mắn thay, có một số dấu hiệu nhận biết có thể giúp bạn phân biệt giữa các bệnh nhiễm trùng do vi rút và vi khuẩn.

Ví dụ, nếu con bạn bị sổ mũi, màu sắc của dịch tiết là một gợi ý quan trọng. Ban đầu tiết dịch trong và chảy nước thường do vi rút, mặc dù dịch tiết có thể chuyển sang màu trắng, xanh lá cây hoặc vàng trong vài ngày trước khi nó trở lại trong suốt.

Thay vào đó, nguyên nhân của nghẹt mũi có thể là do dị ứng, cần phải đi khám bác sĩ và có thể phải test dị ứng. Tình trạng nghẹt mũi thậm chí có thể xảy ra nếu một mẩu thức ăn hoặc một dị vật khác mắc vào mũi của trẻ. Lý do này khiến bạn phải cho trẻ đi khám ngay. Đừng cố gắng tự mình loại bỏ nguyên nhân mắc kẹt, trừ chất nhầy trong mũi trẻ.

Đôi khi, nghẹt mũi có thể là dấu hiệu của một vấn đề nghiêm trọng hơn. Ngạt mũi do cảm lạnh thường có thể được điều trị bằng cách nhỏ nước muối sinh lý, chờ đợi nó tự khỏi. Nếu có các triệu chứng khác, đặc biệt là sốt và dịch mũi màu vàng, đặc, hãy cho trẻ đi khám càng sớm càng tốt.

Điều trị ngạt mũi an toàn

Video: Chuyên gia hướng dẫn cách vệ sinh mũi cho trẻ

Một trong những cách an toàn và hiệu quả nhất để giúp trẻ thông ngạt mũi là dùng nước muối sinh lý dạng xịt hoặc dạng nhỏ giọt. Các sản phẩm này có sẵn mà không cần kê đơn.

Nếu bạn sử dụng dạng nhỏ giọt, hãy nhỏ 2 giọt vào mỗi lỗ mũi để làm lỏng chất nhầy bên trong. Sau đó dùng ống hút hoặc dụng cụ hút mũi ngay sau đó để hút nước muối và chất nhầy ra khỏi mũi. Bạn có thể đặt một chiếc khăn cuộn lại dưới vai bé để có thể nhẹ nhàng ngửa đầu ra sau một chút để đảm bảo nhỏ vào mũi. 
Ống hút mũi (Nguồn ảnh nabtahealth.com)Ống hút mũi (Nguồn ảnh nabtahealth.com)Hãy làm điều này khoảng 15 phút hoặc hơn trước khi bạn cho trẻ ăn và trước khi đi ngủ. Nó sẽ giúp bé dễ thở hơn khi bú hoặc khi ngủ.

Cách sử dụng ống hút:

  • Đưa nước muối sinh lý đã chuẩn bị sẵn vào mũi để giúp làm loãng chất nhầy mũi: đặt đầu trẻ nằm nghiêng 1 bên rồi nhỏ từ từ 1 -2 giọt dung dịch nhỏ mũi vào mũi, cố gắng giữ chất lỏng trong mũi trẻ khoảng 10 giây.
  • Đợi 2 - 3 phút sau đó giữ đầu bé thấp hơn chân để dung dịch có thể đi sâu vào mũi hơn. Hiện tượng nghẹt mũi sẽ giảm dần, bé có thể tự thở dễ dàng hơn. Nếu sau vài phút trẻ vẫn thở khò khè thì có thể lặp lại việc nhỏ nước muối sinh lý.
  • Bóp ống hút để đẩy hết không khí ra ngoài rồi đặt ống hút trước mũi bé sao cho mũi bị bịt kín bởi ống hút. Nhẹ nhàng thả tay cầm để tạo lực hút chất nhầy ra ngoài.
  • Lưu ý: Không nên đưa ống hút đi quá sâu vì dễ gây tổn thương nhiều. Nếu bé có hành động phản đối chống lại, không nên vội vàng ép trẻ phải hút chất nhầy ngay lúc đó mà hãy thử lại sau đó để tránh trong quá trình làm sẽ gây tổn thương mũi cho trẻ do trẻ cử động.
  • Sau khi hút xong một bên mũi cần làm sạch lại ống hút để loại bỏ hết chất nhầy ra khỏi lòng ống rồi tiếp tục hút với bên còn lại. Thao tác lặp lại làm giống như đã hút ở bên kia.
  • Nếu sau khi hút mũi, bé vẫn còn bị nghẹt sau 5 - 10 phút thì hãy lặp lại toàn bộ quá trình hút mũi một lần nữa.

Biện pháp hút mũi cho trẻ sơ sinh bằng dụng cụ chữ U được thực hiện như sau: 

Dụng cụ hút mũi chữ U (Nguồn ảnh shoptretho.com.vn)Dụng cụ hút mũi chữ U (Nguồn ảnh shoptretho.com.vn)
  •  Đặt đầu vòi lớn, thon vào mũi em bé. Đầu thon được nối với một ống hình trụ dài, nơi thu được chất nhầy từ mũi.
  • Bạn hãy đặt lên miệng và hút đầu còn lại của dụng cụ. Lượng chất nhầy lấy ra từ mũi con tùy thuộc vào lực hút của bạn. Bạn sẽ không hút phải chất nhầy do dụng cụ đã được thiết kế đặc biệt để ngăn chặn điều này. Tiến hành hút tương tự với mũi bên còn lại.
  • Sau khi hoàn thành, hãy tháo rời từng bộ phận của dụng cụ và rửa thật kỹ càng bằng xà phòng và nước sạch.

Một số dung dịch nhỏ mũi cũng chứa thuốc. Hãy tránh sử dụng chúng. Nhỏ hoặc xịt nước muối sinh lý cũng đủ hiệu quả. Chỉ cần đảm bảo rửa sạch và lau khô dụng cụ hút mũi sau mỗi lần sử dụng.

Làm ẩm đường mũi

Có nhiều cách để làm ẩm đường mũi.

Máy xông hơi hoặc máy tạo độ ẩm phun sương mát vào phòng thường an toàn, miễn là bạn để xa tầm tay của bé. Đặt nó đủ gần để hơi sương có thể đến được với trẻ, kể cả khi trẻ ngủ lẫn khi thức (đảm bảo bạn ở cạnh trẻ khi trẻ thức)

Để tránh nấm mốc và vi khuẩn phát triển, hãy thay nước hàng ngày và làm sạch, làm khô máy xông hơi theo hướng dẫn của máy.

Bạn cũng có thể thử giải pháp đã được thử nghiệm này: Đưa trẻ đi tắm. Hãy biến phòng tắm trở thành phòng xông hơi bằng cách mở vòi hoa sen, giữ trẻ ở trong đó vài phút. Nó có thể giúp làm thông mũi của trẻ trước khi đi ngủ.

Không sử dụng nước nóng trong máy bù ẩm vì nó có thể gây bỏng.

3 mẹo khác

Thực hiện theo một số bước sau để giúp hỗ trợ ngạt mũi cho bé:

  1. Đặt gối phía dưới nệm sao cho đầu con trẻ cao hơn chân một chút. Nó có thể làm tăng thoát chất nhầy ra khỏi xoang. Không áp dụng điều này với trẻ so sinh. Bạn nên để gối và những thứ khác ngoài khu vực ngủ của trẻ để giảm nguy cơ hội chứng đột tử ở trẻ sơ sinh (SIDS - sudden infant death syndrome). Đa số bác sĩ khuyên nên duy trì điều đó cho tới khi trẻ trên 2 tuổi.
  2. Khuyến khích trẻ uống nhiều nước hơn. Chất lỏng giúp làm loãng chất nhầy, nhưng không cố gắng ép trẻ. Điều đó vẫn sẽ hữu ích ngay cả khi bé chỉ uống thêm một chút nước.
  3. Nếu trẻ đủ lớn, hãy dạy chúng xì mũi. Để hướng dẫn cho trẻ, bạn hãy thực hiện mẫu cho chúng. Đặt khăn giấy gần lỗ mũi để trẻ có thể nhìn thấy không khí di chuyển khăn giấy khi bạn thở ra. Yêu cầu chúng xì vào khăn giấy theo cách tương tự.

Xem thêm:

Chủ đề:
Bình luận (0)

Đăng nhập để có thể bình luận

Chưa có bình luận nào. Bạn hãy là người đầu tiên cho tôi biết ý kiến!