Khàn giọng ở trẻ nhỏ - Nguyên nhân và cách điều trị

Trẻ nhỏ thường khóc khi muốn biểu đạt bất kỳ nhu cầu nào, nhưng một số trẻ có xu hướng khóc nhiều và khóc to trong thời gian dài hơn. Đó có thể là lý do dẫn tới khàn giọng ở trẻ. Nhưng đó không phải là lý do duy nhất. Quá trình mọc răng và bệnh tật cũng có thể ảnh hưởng đến giọng của chúng. Trong bài viết này, chúng tôi sẽ thảo luận thêm về một số nguyên nhân cũng như cách điều trị khàn giọng.

Nguyên nhân gây ra khàn giọng ở trẻ nhỏ


Lý do gây khàn giọng ở trẻ nhỏ có thể rất đơn giản nhưng cũng có thể là một bệnh lý nghiêm trọng. Dưới đây là một số nguyên nhân thường gặp.

Sưng tấy và nốt sần dây thanh

Khàn giọng của trẻ nhỏ có thể là do trẻ khóc, nhưng ít gặp ở trẻ sơ sinh. Cũng giống như người lớn, khi dây thanh quản chịu nhiều áp lực, chúng có thể sưng lên, hoặc phát triển các nốt sần dẫn đến giọng của trẻ nghe khàn.

Do đờm/ nhầy mũi/ Nhiễm trùng

Thanh quản cũng liên quan với mũi, đó là lý do tại sao bất kỳ sự cản trở nào trong mũi đều ảnh hưởng đến giọng nói. Nếu trẻ bị ho hoặc cảm lạnh, sự hiện diện của đờm trong cổ họng có thể ảnh hưởng đến giọng nói. Nhiễm trùng do vi rút, như viêm thanh quản cũng có thể dẫn đến khàn giọng tạm thời.

Trào ngược axit

Trào ngược axit khá phổ biến ở trẻ nhỏ vì hệ tiêu hóa của chúng chưa hoàn thiện. Tuy nhiên, khi tình trạng trào ngược diễn ra quá thường xuyên, axit trào lên cổ họng có thể tác động tới các dây thanh âm và khiến chúng bị kích ứng

U nhú đường hô hấp

Mặc dù bệnh này hiếm gặp ở trẻ nhỏ, nhưng nó dẫn đến khàn giọng. Bệnh u nhú đường hô hấp tái phát là do vi rút gây u nhú ở người (human papillomavirus – HPV). Nó dẫn đến sự hình thành các u nhú giống mụn cơm trên dây thanh âm, khiến giọng nói trở lên khàn.

Do khối u

Đây là bệnh khá nghiêm trọng và có thể dẫn đến tử vong nếu không được chẩn đoán nhanh chóng. Trong những trường hợp như vậy, trẻ nhỏ thường khóc rất nhiều và sau đó bắt đầu gặp vấn đề về hô hấp. Sự hiện diện của một khối u không nhất thiết là dấu hiệu của bệnh ung thư, nhưng nó cản trở hoạt động bình thường của các dây thanh quản.

Mất nước

Mất nước có thể là một lý do khác khiến trẻ có thể bị khàn giọng. Khoảng cách xa giữa các lần bú có thể dẫn đến khô cổ họng và dây thanh quản có thể chịu áp lực lớn khi trẻ khóc to trong thời gian dài.

Hầu hết các nguyên nhân kể trên đều dẫn đến tình trạng khàn giọng tạm thời ở trẻ nhỏ. Do đó, cha mẹ có thể cần đợi nó tự hết trong khi vẫn tiếp tục cho trẻ bú đủ để giảm khô họng. Tuy nhiên, một số trường hợp có thể cần được khám và điều trị. Đọc tiếp bài viết để biết khi nào bạn nên đưa con đến bác sĩ để điều trị.

Khi nào con nên được điều trị khàn giọng


Video Trẻ sơ sinh 2 tháng tuổi bị khản tiếng phải làm sao? 

Khi khàn giọng là do nguyên nhân tự nhiên, nó có xu hướng biến mất sau vài giờ đến vài ngày. Nhưng không nên bỏ qua nếu nó diễn ra quá lâu. Do đó, bạn phải liên hệ với bác sĩ để được chẩn đoán nguyên nhân và tìm hiểu các lựa chọn điều trị nếu tình trạng khàn giọng không giảm sau 2 đến 3 ngày. Đi khám bác sĩ cũng được khuyến khích nếu bạn nhận thấy bất kỳ dấu hiệu nào dưới đây:

  • Giọng trẻ tiếp tục thay đổi thường xuyên trong vài ngày tới.
  • Khàn giọng có xu hướng duy trì như cũ, gần một tháng.
  • Trẻ bắt đầu khó thở.
  • Dường như có một khối u hình thành ở vùng cổ họng
  • Trẻ ho nhiều và khạc ra máu, từng cơn.

Các lựa chọn điều trị khàn giọng cho trẻ nhỏ


(Nguồn ảnh parenting.firstcry.com)Các lựa chọn điều trị khàn giọng cho trẻGiọng khàn của trẻ có thể khiến bạn khá lo lắng và trẻ cũng khó chịu. Dựa trên chẩn đoán nguyên nhân khàn giọng, có một loạt các lựa chọn điều trị có thể được thực hiện để làm giảm bớt tình trạng khàn giọng hoặc chữa khỏi tình trạng này.

Khàn giọng do khóc

Đối với trẻ bị khàn giọng do khóc quá nhiều, điều quan trọng là không gây thêm áp lực cho dây thanh. Hãy ôm con và ngâm nga một bài hát để xoa dịu con ngay khi bạn có thể. Cố gắng ru trẻ ngủ để trẻ nghỉ ngơi một chút hoặc cho trẻ bú để trẻ bình tĩnh hơn.

Khàn giọng do nốt sần dây thanh

Trẻ nhỏ thường tránh phẫu thuật và tập trung vào việc làm dịu các dây thanh quản. Bằng cách lựa chọn các biện pháp làm ẩm, giảm các tác nhân gây dị ứng, cũng như làm sạch xoang, các nốt sần trên dây thanh âm có thể được giảm bớt. Tuy nhiên, hiệu quả tùy thuộc vào từng trường hợp cụ thể và chỉ định của bác sĩ điều trị.

Khàn giọng do đờm/ nhày mũi

Đờm/ nhầy mũi cản trở đường thở. Trước tiên, cần làm nhầy trong mũi bằng cách sử dụng thuốc xịt mũi / dung dịch nước muối sinh lý và máy xông mũi họng. Đờm/nhầy mũi thường là kết quả của nhiễm vi rút, nó sẽ giảm sau khi được điều trị.

Khàn giọng do trào ngược axit

Khàn tiếng trong trường hợp này không thể giảm ngay lập tức. Điều quan trọng ở đây là giảm trào ngược axit bằng cách áp dụng một kế hoạch ăn cố định và đảm bảo quá trình tiêu hóa của trẻ hợp lý.

Khàn giọng do u nhú đường hô hấp tái phát

Vì đây là kết quả của nhiễm trùng do vi rút gây ra, bác sĩ có thể chỉ định một loại thuốc có thể chống lại vi rút. Trong trường hợp nghiêm trọng, phẫu thuật cũng có thể được tiến hành.

Khàn giọng do khối u

Khi phát hiện khối u, bác sĩ sẽ tiến hành các xét nghiệm để kiểm tra xem đó có phải là khối u ung thư hay không. Tùy thuộc vào kết quả chẩn đoán, các lựa chọn điều trị có thể bao gồm phẫu thuật hoặc các phương pháp điều trị ung thư.

Chăm sóc trẻ nhỏ bị khàn giọng


Mặc dù bạn nên cho trẻ khám bác sĩ khi bị khàn giọng, nhưng có một số bước và biện pháp phòng ngừa nhất định bạn có thể thực hiện để thúc đẩy quá trình chữa lành và giảm khó chịu ở bé.

Hạn chế áp lực lên dây thanh

Để tránh áp lực quá mức lên dây thanh của trẻ, hãy thử nhiều phương pháp giúp bé thư giãn, như quấn tã, hát, ngâm nga một giai điệu, v.v. Khi bé lớn hơn, bạn có thể khuyến khích trẻ viết, vẽ, chơi những trò chơi ít phải nói.

Cung cấp đủ nước cho trẻ

Đảm bảo bé đủ nước là điều quan trọng hàng đầu vì nó làm giảm khàn giọng. Mẹ có thể cho trẻ bú mẹ thường xuyên hơn. Đối với trẻ lớn hơn, bạn có thể cho trẻ uống thêm nước.

Hạn chế tiếp xúc với môi trường ô nhiễm và tiêm chủng đầy đủ

Tiếp xúc với khói thuốc lá và ô nhiễm có thể gây ra các vấn đề về hô hấp, cũng như các tình trạng gây khàn giọng ở trẻ nhỏ. Ngoài ra, tiêm chủng đầy đủ sẽ tăng cường hệ thống miễn dịch của trẻ và xây dựng khả năng chống lại vi rút và vi trùng gây bệnh có thể dẫn đến khàn giọng.

Xem thêm:

Chủ đề:
Bình luận (0)

Đăng nhập để có thể bình luận

Chưa có bình luận nào. Bạn hãy là người đầu tiên cho tôi biết ý kiến!