Thuốc Dializid - Điều trị đái tháo đường type II - Hộp 1 chai 120 viên - Cách dùng

Dializid là thuốc điều trị đái tháo đường type II không phụ thuộc Insulin. Vậy thuốc Dializid được sử dụng như thế nào? Cần lưu ý gì? Hãy để 1900.edu.vn giúp bạn hiểu kĩ hơn về thuốc trong bài viết dưới đây.

Thành phần và cơ chế tác động thuốc Dializid

Thành phần chính trong công thức thuốc Dializid Gliclazide

Gliclazide là một sulfamide hạ đường huyết, thuốc uống trị đái tháo đường.

Phân tử gliclazide có dị vòng có chứa nitơ, giúp thuốc có những đặc điểm khác với các sulfonylurea khác.

Gliclazide làm giảm đường huyết bằng cách kích thích sự tiết insulin từ các tế bào bêta của đảo Langerhans

Ở bệnh nhân đái tháo đường týp 2, gliclazide phục hồi đỉnh sớm tiết insulin, khi có hiện diện của glucose, và làm tăng tiết insulin ở pha thứ nhì

Tăng đáng kể đáp ứng tiết insulin được quan sát sau một bữa ăn hay khi uống đường.

Bên cạnh hiệu quả trên chuyển hóa, gliclazide còn có các đặc tính huyết mạch độc lập:

Gliclazide làm giảm quá trình hình thành huyết khối theo hai cơ chế:

Ức chế một phần sự kết tập và kết dính tiểu cầu lên thành mạch,

Tác động lên hoạt tính tiêu giải fibrin ở thành mạch.

Dạng bào chế, hàm lượng và giá thuốc Dializid

Thuốc được bào chế dưới dạng và hàm lượng như sau:

Viên nén. 80mg. Hộp 3 vỉ x 10 viên, hộp 6 vỉ x 10 viên, Hộp 1 chai 120 viên

Mỗi 1 viên

Gliclazide 80mg

Tá dược vừa đủ

Giá thuốc:              

Chỉ định và chống chỉ định thuốc Dializid

Dializid điều trị đái tháo đường type 2Dializid điều trị đái tháo đường type 2

Chỉ định

Thuốc Dializid chỉ định trong các trường hợp sau:

Ðái tháo đường type II không phụ thuộc Insulin.

Chống chỉ định

Thuốc Dializid chống chỉ định trong các trường hợp sau:

Ðái tháo đường type 1.

Quá mẫn với thành phần của thuốc.

Suy gan, suy thận nặng, phụ nữ có thai, cho con bú.

Liều lượng và cách sử dụng thuốc Dializid

Cách dùng

Thuốc dạng viên nén, dùng đường uống

Uống thuốc trong bữa ăn sáng:

Liều dùng

 Liều khuyến cáo: 30-120 mg/ngày 1 lần.

Liều duy trì: 60 mg/ngày 1 lần. 

Hoặc theo hướng dẫn của thầy thuốc.

Tác dụng phụ thuốc Dializid

Sử dụng Dializid có thể gây đau khớpSử dụng Dializid có thể gây đau khớp

Thuốc có thể gây ra những tác dụng phụ, chẳng hạn như:

Lưu ý thuốc Dializid

Thận trọng nguy cơ gây hạ đường huyết, mất kiểm soát đường huyết. 

Có thai, cho con bú, trẻ em. 

Người cao tuổi.

Tương tác thuốc Dializid

Sự phối hợp với một số thuốc có thể làm tăng hoặc giảm tác dụng của gliclazid.

Tăng tác dụng hạ glucose huyết: Có thể xảy ra tình trạng hạ glucose huyết quá mức khi gliclazid được dùng cùng với các thuốc sau: Miconazol (dùng đường toàn thân và gel bôi miệng): Không được dùng miconazol khi người bệnh đang được điều trị bằng gliclazid: Tác dụng hạ glucose huyết tăng có thể dẫn đến xuất hiện các biểu hiện hạ glucose huyết nặng, thậm chí hôn mê.

Phenylbutazon, rượu, các đồ uống có rượu, các thuốc chứa rượu: Không nên phối hợp.

Các thuốc chống đái tháo đường khác (insulin, acarbose, biguanid), các thuốc chẹn beta, fluconazol, các chất ức chế enzym chuyển (captopril, enalapril), các chất đối kháng thụ thể H2, các IMAO, sulfonamid và các thuốc chống viêm không steroid (NSAID): Cần thận trọng khi dùng phối hợp.

Giảm tác dụng hạ glucose huyết: Vì vậy có thể làm tăng glucose huyết.

Danazol: Có tác dụng gây đái tháo đường, không nên dùng khi đang điều trị bằng gliclazid. Nếu không thể tránh được phối hợp này, thì phải thông báo trước cho người bệnh và tăng cường kiểm tra glucose huyết. Có thể điều chỉnh liều của thuốc chữa đái tháo đường trong thời gian điều trị danazol và sau khi ngừng thuốc này. Clorpromazin (thuốc an thần kinh) liều cao (trên 100 mg mỗi ngày): Tăng glucose huyết (giảm giải phóng insulin). Thông báo cho người bệnh và tăng cường kiểm tra glucose huyết). Nếu cần, điều chỉnh liều của thuốc chống đái tháo đường trong thời gian điều trị thuốc an thần kinh và sau khi ngừng thuốc này.

Các glucocorticoid (đường toàn thân và tại chỗ trong khớp, bôi trên da và thụt trực tràng) và tetracosactid: Tăng glucose huyết (do giảm dung nạp glucose bởi các corticoid). Thông báo cho người bệnh và tăng cường kiểm tra glucose huyết, nhất là khi bắt đầu điều trị. Điều chỉnh liều của thuốc chống đái tháo đường, nếu cần thiết, trong và sau khi ngừng dùng corticoid.

Ritodrin, salbutamol, terbutalin (đường tĩnh mạch): Tăng glucose huyết bởi các chất kích thích beta2. Tăng cường kiểm tra glucose huyết. Nếu cần, có thể chuyển sang dùng insulin.

Phối hợp cần lưu ý: Các thuốc chống đông máu (warfarin…). Các sulfonylurê có thể dẫn đến tăng tác dụng chống đông máu trong khi điều trị. Có thể cần phải điều chỉnh liều của thuốc chống đông.

Bảo quản thuốc Dializid

Nơi khô, tránh ánh sáng, nhiệt độ dưới 30°C.

Làm gì khi dùng quá liều; quên liều?

Quá liều và xử trí:

Triệu chứng:

Vô tình hay cố ý dùng quá liều sẽ dẫn đến những dấu hiệu hạ glucose huyết như vã mồ hôi, da tái xanh, tim đập nhanh, cảm giác đói cồn cào; các triệu chứng liên quan đến thiếu oxy não bao gồm đau đầu, hoa mắt, chóng mặt, lo lắng, hồi hộp. Nặng: lơ mơ, buồn ngủ, co giật, hôn mê dẫn đến tử vong nếu không cấp cứu kịp thời.

Xử trí:

Trường hợp nhẹ, điều trị hạ glucose huyết bằng cách cho uống ngay glucose hoặc đường 20 – 30 g hòa vào một cốc nước và theo dõi glucose huyết. Cứ sau 15 phút lại cho uống một lần cho đến khi glucose huyết trở về bình thường. Trường hợp nặng người bệnh hôn mê hoặc không uống được, phải cho nhập viện cấp cứu và tiêm tĩnh mạch ngay 50 ml dung dịch glucose 20 – 30%, sau đó phải truyền tĩnh mạch chậm dung dịch glucose 10% để tăng dần glucose huyết lên đến giới hạn bình thường. Cần theo dõi liên tục glucose huyết đến 24 – 48 giờ vì rất dễ xuất hiện hạ glucose huyết tái phát. Nếu quá nặng có thể tiêm dưới da hoặc bắp thịt 1 mg glucagon.

Chủ đề:
Bình luận (0)

Đăng nhập để có thể bình luận

Chưa có bình luận nào. Bạn hãy là người đầu tiên cho tôi biết ý kiến!