Thực đơn ăn dặm cho trẻ 6 tháng tuổi: dễ ăn, dinh dưỡng và phát triển tốt

Khi bước sang tháng thứ 6, các bé đã có thể bắt đầu quá trình ăn dặm. Với những chị em lần đầu làm mẹ, chưa hề có kinh nghiệm nuôi con, chắc chắn sẽ gặp không ít khó khăn. Đơn cử như việc chọn thực phẩm nào, cho ăn ra sao, chế biến thế nào... cũng làm nhiều mẹ vô cùng băn khoăn. Bài viết dưới đây sẽ giúp bạn giải tỏa bớt nỗi băn khoăn ấy!

Video: Thực đơn ăn dặm cho bé 6 tháng tuổi.

Lý do nên cho trẻ ăn dặm khi được 6 tháng tuổi

Mặc dù sữa mẹ là nguồn dinh dưỡng vô cùng thiết yếu và hoàn hảo cho bé, tuy nhiên, khi bước sang tháng tuổi thứ 6, nếu chỉ dùng sữa mẹ sẽ không thể đủ để đáp ứng cho nhu cầu tăng trưởng của trẻ. Nếu không cho trẻ ăn bổ sung trong giai đoạn này, rất có thể bé sẽ chậm lớn, đối mặt với nguy cơ còi xương, suy dinh dưỡng... Đặc biệt hơn, 6 tháng tuổi cũng là thời điểm mà hệ thần kinh và cơ nhai của trẻ phát triển đầy đủ, cho phép bé có thể nhai và cắn thức ăn. Chính bởi vậy, cho bé ăn dặm vào tháng thứ 6 là hoàn toàn cần thiết.

Bạn chỉ nên cho bé tập ăn dặm khi con có các biểu hiện sau:

  • Con có thể ngồi nếu được hỗ trợ: Để tập thói quen ngồi ăn một cách vững chắc mà không cần sự trợ giúp của người lớn sau này, con cần ngồi thẳng để nhai và nuốt đúng cách.
  • Con có thể giữ đầu ở tư thế thẳng đứng và ổn định mà không cần đến sự trợ giúp.
  • Bé biết tém và nhai thức ăn bằng nướu. Bạn không nên cho bé ăn thức ăn đặc nếu bé đẩy thức ăn ra khỏi miệng.
  • Bạn có thể tập cho bé yêu ăn dặm khi trọng lượng cơ thể của bé gấp đôi so với lúc mới sinh và ít nhất là trên 4 tháng tuổi.
  • Bé có nhu cầu ăn nhiều hơn dù bạn đã cho con bú 8-10 lần/ngày.
  • Bé tỏ ra thích thú, tò mò về loại các thức ăn. Bạn có thể nhận thấy bé có những biểu hiện lạ như chăm chú nhìn vào những gì bạn đang ăn và đòi lấy thức ăn.

Ăn dặm quá sớm hay ăn dặm không đúng cách có thể khiến đường ruột của bé gặp nhiều khó khăn. Khi đó, hệ tiêu hóa của con chưa đủ khả năng tiêu hóa, hấp thu tinh bột cũng như các chất dinh dưỡng khác khiến cho con bị khó tiêu, gặp phải các tình trạng rối loạn. Dần dần có thể khiến trẻ sợ ăn, chán ăn, trẻ chậm lớn, không tăng cân và suy dinh dưỡng. Ngoài ra, đối với những trẻ có cơ địa nhạy cảm có thể khiến trẻ tăng khả năng dị ứng thức ăn.

Nguyên tắc khi cho trẻ ăn dặm

  • Cho con bắt đầu ăn và dừng đúng thời điểm: không nên ép con ăn khi con chưa đói và nên dừng lại nếu con đã nhận đủ lượng thức ăn cần thiết.
  • Cho con ăn từ lỏng đến đặc: trước đây bé chỉ uống sữa mẹ hoặc sữa công thức, có độ lỏng cao nên mẹ cần cho con có thời gian làm quen với loại thức ăn có kết cấu mới này.
  • Cho con ăn từ ít đến nhiều: dạ dày của con chưa thể chứa quá nhiều thức ăn và để hệ tiêu hóa hấp thu tốt nhất các chất dinh dưỡng mẹ không nên ép con ăn quá nhiều trong một bữa.
  • Cho con ăn đa dạng các loại thức ăn: chế độ ăn khoa học, cân bằng với 4 nhóm thực phẩm: Nhóm Bột đường – Đạm – Chất béo – Vitamin và chất khoáng giúp bổ sung đầy đủ dinh dưỡng cho con phát triển tốt nhất.

Ngoài ra các mẹ nên chú ý:

  • Tạo hứng thú cho bé: Hãy biến giờ ăn dặm thành những trải nghiệm đầy thú vị và đáng nhớ cho các bé yêu bằng cách lựa chọn bộ ăn dặm cho bé với các màu sắc và hình dáng bắt mắt, ngộ nghĩnh. Ngoài ra, mẹ cũng nên chuẩn bị ghế ăn dặm để đảm bảo an toàn và hình thành thói quen lâu dài cho con.
  • Các mẹ tuyệt đối không nên cho bé ăn rong, trò chuyện quá nhiều, trêu đùa bé hoặc cho bé xem tivi, điện thoại khi ăn.

Không nên cho bé ăn rong, trò chuyện quá nhiều, trêu đùa bé hoặc cho bé xem tivi, điện thoại khi ănKhông nên cho bé ăn rong, trò chuyện quá nhiều, trêu đùa bé hoặc cho bé xem tivi, điện thoại khi ăn

  • Đặt vấn đề vệ sinh an toàn thực phẩm lên hàng đầu: Các mẹ tuyệt đối phải tuân thủ nguyên tắc "ăn chín - uống sôi", luôn đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm, vệ sinh các dụng cụ nồi, chảo... đúng cách.
  • Luôn lựa chọn thực phẩm, hoa quả tươi ngon, không bị dập nát hay lưu trữ quá lâu trong tủ lạnh.
  • Không nên chỉ cho bé ăn bột ăn dặm đóng hộp mà nên đa dạng các loại bột cho bé.
  • Mẹ cần phải nắm rõ những loại thực phẩm nào có thể kết hợp hoặc không thể kết hợp với nhau để tránh gây dị ứng hay ngộ độc cho bé.
  • Tránh nóng vội: Ăn dặm với bé là cả một quá trình dài đòi hỏi sự kiên trì, kiên nhẫn. Chính vì vậy, các mẹ chớ có nóng vội, hãy cho trẻ ăn từ ít đến nhiều và đừng bao giờ "ép" trẻ ăn nếu như trẻ không muốn.
  • Tránh nhóm thức ăn có nguy cơ dị ứng cao: Các loại thực phẩm như trứng, đậu phộng, mật ong... là không phù hợp với trẻ dưới 1 tuổi. Vì vậy, mẹ nên lưu ý để tránh những loại này ra khỏi thực đơn ăn dặm của bé nhé.
  • Tránh thức ăn nóng: Các mẹ hãy chắc chắn cho bé ăn những thức ăn đã được nấu chín và để nguội nhằm tránh bỏng lưỡi và ảnh hưởng tới hệ tiêu hóa non nớt của bé.
  • Tránh cho con ăn theo khẩu vị của mình: Đây là một trong những lưu ý vô cùng quan trọng. Rất nhiều người thường có thói quen cho bé ăn theo khẩu vị của mình, tuy nhiên các chuyên gia dinh dưỡng khuyến cáo rằng đối với trẻ dưới 1 tuổi, tuyệt đối không được nêm gia vị như mắm, muối, bột ngọt vào đồ ăn.
  • Tránh bỏ các cữ sữa của bé: Như đã nói ở trên, sữa mẹ hoặc sữa công thức vẫn là nguồn dinh dưỡng chính cần thiết cho sự phát triển của trẻ trong giai đoạn này. Chính vì thế, các mẹ không nên bỏ hẳn việc cho bé uống sữa nhé.

Trẻ em 6 tháng tuổi nên ăn gì?

Khi bé đã quen với việc ăn dặm, cha mẹ có thể cho bé ăn đa dạng các loại thực phẩm, đặc biệt là những thực phẩm cung cấp đủ loại dưỡng chất mà cơ thể trẻ cần. Những chất dinh dưỡng cần thiết trong thực đơn ăn dặm cho bé 6 tháng tuổi gồm: sắt, canxi, vitamin A, C, D và axit béo Omega-3.

Những chất dinh dưỡng cần thiết trong thực đơn ăn dặm cho bé 6 tháng tuổi gồm: sắt, canxi, vitamin A, C, D và axit béo Omega-3.Những chất dinh dưỡng cần thiết trong thực đơn ăn dặm cho bé 6 tháng tuổi gồm: sắt, canxi, vitamin A, C, D và axit béo Omega-3.Nhóm thực phẩm phù hợp với bé 6 tháng tuổi gồm:

  • Ngũ cốc: Trẻ ăn dặm có thể bắt đầu chế độ ăn bằng bột gạo nấu, cháo loãng. Phụ huynh có thể cho bé sử dụng các loại ngũ cốc ăn dặm được chế biến sẵn bởi các thương hiệu uy tín hoặc tự chế biến bằng bột gạo, gạo lứt và các loại đậu;
  • Chất đạm: Ban đầu mẹ nên cho nước luộc thịt (thịt lợn hoặc thịt gà) vào nấu cùng cháo. Về sau, khi bé đã quen ăn dặm, mẹ có thể xay nhuyễn thịt để nấu với cháo cho bé. Các loại thịt heo, thịt bò, thịt gà, tôm, cá, lòng đỏ trứng,... là nguồn bổ sung kẽm và sắt dồi dào cho trẻ;
  • Chất béo: Giai đoạn 6 tháng tuổi, các mẹ chỉ cần cho 1 thìa cafe dầu ăn vào bột hoặc cháo cho trẻ là đủ. Ngoài ra, chất béo cũng đã có sẵn từ các loại thực phẩm ăn dặm đi kèm như thịt, tôm, trứng gà;
  • Trái cây: Phụ huynh có thể cho bé ăn thử một ít trái cây mềm như chuối, quýt hoặc dùng nước ép táo, lê để bổ sung thêm vitamin và khoáng chất cho trẻ;
  • Rau củ quả: Cha mẹ nên thường xuyên xay nhuyễn rau ngót, củ cải, cà rốt, bí ngô, rau cải,... để nấu cùng cháo vì đây là nguồn bổ sung chất xơ hữu hiệu cho bé;
  • Sữa: Bé 6 tháng tuổi cần tiếp tục bú sữa mẹ vì sữa mẹ vẫn là nguồn dinh dưỡng quan trọng nhất cho bé trong giai đoạn này. Trong trường hợp mẹ không còn đủ sữa thì có thể cho bé dùng thêm sữa công thức.

Nhóm thực phẩm cần tránh cho bé ăn dặm

Mặc dù điều quan trọng là trẻ phải ăn nhiều loại thực phẩm, nhưng có một số loại thực phẩm nên tránh trong thực đơn ăn dặm bé 6 tháng, bao gồm:

  • Mật ong: Hàm lượng đường quá cao trong mật ong cũng không được khuyến cáo sử dụng cho trẻ sơ sinh
  • Trứng chưa nấu chín: Có thể chứa vi khuẩn Salmonella
  • Các sản phẩm sữa chưa tiệt trùng: mẹ nên lựa chọn sữa tiệt trùng để đảm bảo cung cấp sữa an toàn nhất cho trẻ.
  • Thực phẩm hoặc đồ uống có đường, muối
  • Thực phẩm nguyên hạt: Không cho trẻ sơ sinh và trẻ em dưới 5 tuổi ăn vì trẻ có nguy cơ mắc nghẹn, một số trẻ có thể dị ứng với các loại hạt
  • Thực phẩm ít chất béo: Trẻ sơ sinh cần nhiều chất béo hơn trong chế độ ăn uống của mình so với người lớn, nên bổ sung các thực phẩm nhiều chất béo như: quả bơ, các loại hạt, dầu oliu, quả óc chó, cá hồi, cá ngừ và các loại đậu.
  • Sữa bò tươi: Mẹ có thể thêm một lượng nhỏ sữa bò tươi vào thức ăn của trẻ. Tuy nhiên mẹ cần chú ý, ít nhất trước khi con được 1 tuổi, không nên được dùng sữa bò như một đồ uống chính hoặc cho uống với số lượng lớn. Mặc dù sữa bò không nguy hiểm nhưng loại sữa này nếu dùng nhiều sẽ làm trẻ khó tiêu hoa hơn (do hàm lượng protein casein cao hơn nhiều protein whey), lượng dinh dưỡng cung cấp cũng không nhiều và nếu dùng lâu dài, trẻ bị phụ thuộc và có nguy cơ gây thiếu máu, tiêu chảy, dị ứng…. Trẻ nên được sử dụng sữa mẹ hoặc các loại sữa công thức phù hợp độ tuổi.

Thực đơn ăn dặm cho bé 6 tháng tuổi

Việc cho trẻ 6 tháng tuổi ăn dặm như thế nào sẽ không quá khó nếu mẹ ghi nhớ về các loại thực phẩm cần tránh, độ loãng hay hình dạng thực phẩm khởi đầu, nguyên tắc đảm bảo an toàn khi cho con ăn và tự chuẩn bị cho hai mẹ con một tâm lý vui vẻ nhất có thể khi bắt đầu những bữa ăn đầu tiên.

Thực đơn ăn dặm cho bé 6 tháng có thể bắt đầu bằng các loại thực phẩm đơn giản như sau:

  • Cháo trắng loãng được rây hoặc xay, nghiền nhuyễn
  • Chuối nghiền trộn với sữa mẹ
  • Bơ nghiền với sữa mẹ
  • Bí đỏ nghiền với sữa mẹ
  • Cà rốt nghiền với sữa mẹ
  • Loại đạm động vật nên giới thiệu khi bé được 6 tháng là lòng đỏ trứng
Cháo loãng và rau củ nghiền trộn sữa mẹ/sữa công thức là thực phẩm thích hợp cho trẻ 6 tháng tuổiCháo loãng và rau củ nghiền trộn sữa mẹ/sữa công thức là thực phẩm thích hợp cho trẻ 6 tháng tuổi

Việc cho bé 6 tháng tuổi ăn dặm mấy bữa mỗi ngày cũng tùy thuộc vào thời gian và điều kiện của mẹ. Thông thường các bé 6 tháng tuổi sẽ được mẹ cho ăn 1 bữa ăn dặm/ngày để làm quen với việc ăn dặm rồi có thể tăng lên 2 bữa/ngày tùy theo nhu cầu của bé.

Thời gian này bé cũng ăn rất ít nên tốt nhất là mẹ nên chế biến và cho con ăn luôn trong ngày chứ không nên trữ đông thực phẩm.

Mẫu thực đơn ăn dặm cho bé 6 tháng tuổi theo phương pháp tự chỉ huy 

  • Rau củ quả luộc/hấp (Cà rốt, su su, đậu, bông cải, khoai lang…): cắt thành từng khúc nhỏ vừa tay trẻ rồi luộc/hấp đến khi chín nhừ
  • Thịt gà luộc: thịt gà sau khi được làm sạch đem luộc/hấp thật nhừ rồi xẻ nhỏ thành từng sợi
  • Bơ: cắt quả bơ thành 4 – 6 phần theo chiều dọc để trẻ tự cầm ăn
  • Lòng đỏ trứng: chiên hoặc luộc rồi cho bé ăn bằng thìa/dĩa
  • Nước hầm xương: cha mẹ nên giúp trẻ ăn món ăn này
  • Hoa quả: chuối, táo, dâu, bơ….

Xem thêm:

Bình luận (0)

Đăng nhập để có thể bình luận

Chưa có bình luận nào. Bạn hãy là người đầu tiên cho tôi biết ý kiến!