Phương pháp ăn dặm truyền thống: nguyên tắc, ưu nhược điểm và thực đơn

Hiện nay, có rất nhiều phương pháp ăn dặm được các bà mẹ áp dụng. Phương pháp nào cũng có cái hay, cái tốt cần được tổng hợp và học hỏi. Giữa những sự lựa chọn ấy nhiều người quên mất rằng “ăn dặm truyền thống” cũng rất rất tốt cho bé. Đặc biệt là trong thời gian đầu khi mới ăn dặm. Vậy ăn dặm kiểu truyền thống là như thế nào? Ưu nhược điểm là gì?…. Các bạn đọc bài viết sau để biết thêm thông tin nhé!

Ăn dặm truyền thống là gì?

Video: Cho con ăn dặm theo phương pháp truyền thống - Một vài lưu ý cần thiết.

Trong phương pháp ăn dặm truyền thống, các mẹ sẽ xay nhuyễn thực phẩm tạo thành hỗn hợp. Thường là bột ăn dặm kết hợp với rau củ hay thịt, cá. Mẹ sẽ đút bé ăn bằng muỗng, còn bé chỉ có nhiệm vụ nuốt thức ăn.

Đây là kiểu ăn dặm phổ biến bởi ưu điểm đơn giản và tiện lợi. Cha mẹ có thể đút cho con ăn hết lượng thực phẩm mong muốn. Bé có thể ăn với số lượng nhiều ngay từ ngày đầu tập ăn và khả năng tăng cân tốt.

Lợi thế của thực đơn ăn dặm truyền thống

Không phải ngẫu nhiên mà phương pháp ăn dặm này được truyền từ đời xưa tới nay, dưới đây là những ưu điểm của phương pháp này:

  • Thực đơn ăn dặm truyền thống cho bé 6 tháng đến 7 tháng tuổi giúp đảm bảo đầy đủ dinh dưỡng, đủ cả 4 nhóm thực phẩm: Chất béo, chất bột đường, chất đạm, vitamin và khoáng chất trong mỗi bữa ăn của bé.
  • Tuân thủ ăn dặm theo từng giai đoạn (từ sữa mẹ sang thức ăn lỏng, rồi sau đó là thức ăn đặc) sẽ tạo thói quen tốt cho bé về ăn uống, tránh trường hợp bé biếng ăn và dạ dày phải làm việc quá sức từ sớm.
  • Với đồ ăn được xay nhuyễn, ăn dặm truyền thống cũng giúp hệ tiêu hóa học tập và làm quen với các thực phẩm mới.
  • Ngay từ những ngày đầu, bé đã có thể ăn số lượng nhiều nên dễ tăng cân khỏe mạnh.
  • Việc chế biến món ăn của mẹ cũng không mất quá nhiều thời gian, tiện lợi và cực kỳ nhanh chóng.

 Chế biến thức ăn dặm truyền thống cho trẻ cực kỳ nhanh chóng và tiện lợiChế biến thức ăn dặm truyền thống cho trẻ cực kỳ nhanh chóng và tiện lợi

Nhược điểm

Một số nhược điểm của phương pháp này là:

  • Vì nhiều loại thức ăn cùng được xay nhuyễn và pha trộn với nhau nên bé không cảm nhận được từng mùi vị và mẹ khó phát hiện được bé dị ứng với loại thức ăn nào (nếu có tình trạng dị ứng).
  • Khả năng nhai, nuốt thức ăn thô của bé ít được rèn luyện do được cho ăn thức ăn nghiền nhuyễn, xay mịn.

Tuy nhiên, nếu mẹ sử dụng phương pháp này một cách khéo léo, gia giảm lượng thức ăn và độ lỏng đặc phù hợp thì sẽ khắc phục được 2 nhược điểm trên.

Nguyên tắc ăn dặm truyền thống

Để cho quá trình ăn dặm của bé là khoảng thời gian đầy thú vị thì mẹ cũng nên lưu ý những điều cơ bản sau đây:

  • Cho bé ăn dặm đúng thời điểm: Giai đoạn bé có thể bắt đầu ăn dặm là khi được 6 tháng tuổi. Mẹ lưu ý không nên cho trẻ ăn dặm quá sớm vì lúc đó hệ tiêu hóa và miễn dịch của bé chưa phát triển đủ để xử lý và dung nạp nguồn thức ăn mới.
  • Sữa mẹ là nguồn dinh dưỡng chính: Ăn dặm chỉ là bữa phụ và mẹ cần đảm bảo bé lịch ăn dặm được phân bổ xen kẽ với các cữ sữa mẹ để đáp ứng nhu cầu dinh dưỡng của bé trong giai đoạn này.
  • Ăn dặm đủ 4 nhóm dưỡng chất: Mỗi bữa ăn dặm của bé cần đầy đủ 4 nhóm dưỡng chất thiết yếu: bột đường, chất đạm, chất béo, vitamin & khoáng chất theo tỷ lệ cân đối cho bé ăn dặm.
  • Ăn từ ngọt đến mặn: Cho bé bắt đầu ăn dặm với bột “vị ngọt” như gạo sữa, yến mạch sữa, trái cây nghiền,… để bé dễ thích nghi với loại thức ăn mới, sau 2 – 4 tuần có thể chuyển sang bột vị mặn.

Bắt đầu ăn dặm bé nên ăn bột loãng trước để hệ tiêu hoá làm quenBắt đầu ăn dặm bé nên ăn bột loãng trước để hệ tiêu hoá làm quen

  • Ăn từ loãng đến đặc: Với ăn dặm truyền thống, mẹ cần xay nhuyễn mịn các nguyên liệu khi bé mới tập ăn. Dần dần, mẹ có thể tăng dần độ thô để bé làm quen với việc nhai thức ăn.
  • Ăn từ ít đến nhiều: Cho bé ăn từ từ, từng chút một, từ ít đến nhiều. Mẹ nên kiểm tra các nguy cơ dị ứng cũng như khả năng tiêu hóa của bé khi cho bé thử thức ăn mới.
  • Đa dạng hương vị trong thực đơn ăn dặm: Kết hợp với nhiều loại thức ăn, thay đổi thường xuyên để đảm bảo đầy đủ dinh dưỡng cũng như làm cho bé không bị ngán khi phải ăn một món nhiều lần.

Quan niệm sai lầm khi nghĩ về “ăn dặm truyền thống”

Theo đa phần các mẹ bỉm sữa hiện nay thì họ thường áp dụng cho con các phương pháp ăn dặm kiểu Nhật (ADKN) rồi đến phương pháp theo kiểu phương Tây (ăn dặm bé chỉ huy Blw) và ăn dặm kiểu truyền thống thì không có mấy người quan tâm tới. Các mẹ thường có suy nghĩ là ăn dặm truyền thống là cổ xưa rồi, là thiếu khoa học, là nhồi nhét, là không tôn trọng bé, …. thì đây là sai lầm hoàn toàn. Không có một tài liệu hướng dẫn nào nói rằng ăn dặm truyền thống thì phải đi rong, phải cho xem TV hay phải nhồi nhét hết cả. Tất cả là tâm lí và hành động của những ông bố bà mẹ: muốn con ăn nhiều, ăn nhiều thì chắc bụng, ăn nhiều thì lâu đói,… rồi lại đổ lỗi tại ăn dặm truyền thống nên phải như vậy.

Ăn dặm truyền thống không có nghĩa là phải ăn rong, phải cho xem TVĂn dặm truyền thống không có nghĩa là phải ăn rong, phải cho xem TVVới trường hợp bé lười bú mẹ, lười ăn sữa, sữa mẹ ít hay bé bị còi xương, suy dinh dưỡng thì mẹ nên áp dụng phương pháp ăn dặm truyền thống hoặc kết hợp với ADKN hay BLW (tức là thay đổi độ thô nhanh hơn chứ không chậm và thi thoảng thì cũng cho bé bốc bả thức ăn tự đút vào miệng).

Thực đơn ăn dặm truyền thống

Áp dụng ăn dặm kiểu truyền thống mẹ cần căn cứ vào những giai đoạn cụ thể riêng và chọn đồ ăn phù hợp. Cụ thể như sau: 

Giai đoạn 1: Tập ăn dặm

Các chuyên gia về dinh dưỡng cho biết: Đối với trẻ từ 5,5 – 6 tháng tuổi là thời gian phù hợp nhất để bắt đầu quá trình ăn dặm. Lúc này, mẹ nên chuẩn bị cho bé 2 thứ là: Máy xay và bột ăn dặm mua sẵn. Đối với bột dăn dặm có nhiều loại cho bạn lựa chọn, đa dạng về mùi vị. Hoặc mẹ cũng có thể dùng sữa công thức tiến hành pha chế theo đúng tỉ lệ để tạo thành bột cho bé bắt đầu ăn dặm. Bắt đầu với số lượng là 150ml – 220ml/bữa và tăng dần sau đó. Kèm với đó là dụng cụ xay nhuyễn đồ ăn giúp bé dễ dàng tiêu hóa trong thời gian đầu ăn dặm. 

Về ăn dặm trong giai đoạn 1 mẹ cần lưu ý: 

  • Sử dụng khoảng 200ml nước
  • Rau/thịt: 10gr
  • Dầu ăn (cho sau khi tắt bếp để đảm bảo dinh dưỡng)
  • Nếu ăn mặn thì chỉ cho thêm chút nước mắm. 

Giai đoạn 2: Bé từ 7 – 9 tháng tuổi 

Ở giai đoạn này, mẹ có thể tăng số lượng thức ăn cho bé với 3 bữa mỗi ngày. Đối với cháo cần dùng đũa khuấy nhuyễn giúp bé dễ tiêu hóa. Lưu ý, cháo trong giai đoạn này không nên nấu quá đặc mà cần tăng dần từ từ. Thực phẩm ăn dặm ở giai đoạn này gồm: Nước (200ml) + rau/thịt (40gr) + dầu ăn (1 thìa cafe) + nước mắm. Về thực phẩm mẹ có thể bổ sung các loại: Cà rốt, khoai tây, khoai lang, su hào… bằng cách băm nhỏ. 

Cần lưu ý, bé trong giai đoạn này bắt đầu mọc răng vì vậy có thể sẽ biếng ăn hơn. Do đó, mẹ nên tránh ép bé ăn quá nhiều sẽ gây ảnh hưởng về tâm lý của trẻ. 

Giai đoạn 3: Ăn dặm từ 9 – 12 tháng tuổi 

Ăn dặm kiểu truyền thống ở giai đoạn này có thể chuyển sang sử dụng cháo nguyên hạt, điều đó giúp bé dần làm quen với cơm và có thể ăn cùng với gia đình. Mẹ nên cho bé tập ăn với lượng nhỏ tránh bị hóc và có thể dùng thìa để xúc đồ ăn. Về cách nấu, ở giai đoạn ăn dặm 9 – 12 tháng tuổi, mẹ chỉ cần tăng hàm lượng nhu cầu ăn của bé với cơm, thịt băm và canh. Mẹ có thể cho bé ăn đặc hơn một chút, vì lúc này bé đã có răng và có thể nhai được cơm nát.

Giai đoạn 9-12 tháng bé nên chuyển sang ăn cháo nguyên hạtGiai đoạn 9-12 tháng bé nên chuyển sang ăn cháo nguyên hạtGiai đoạn 4: Tập ăn cơm (trên 12 tháng tuổi)

Trên 12 tháng, trẻ nên tập ăn cơmTrên 12 tháng, trẻ nên tập ăn cơmBổ sung cơm kết hợp với đồ ăn và nước chanh cho bé ở giai đoạn ăn dặm này. Có thể kết hợp với nấu cháo nguyên hạt mà không cần xay nhuyễn. Bên cạnh mỗi bữa ăn trong ngày, mẹ có thể kết hợp cho bé bú 120 -160ml sữa mỗi ngày. Về cách chế biến đồ ăn, mẹ có thể căn cứ vào thời gian của mình để chọn cách ăn phù hợp cho bé. Cần lưu ý, tránh quá tập trung vào thực phẩm nhiều chất đạm mà quên đi các loại rau củ chứa nhiêu vitamin. Đối với thịt, cá, tôm vẫn cần xay nhưng không nhỏ như những giai đoạn trước giúp bé tập nhai và đảm bảo dinh dưỡng.

Xem thêm:

Bình luận (0)

Đăng nhập để có thể bình luận

Chưa có bình luận nào. Bạn hãy là người đầu tiên cho tôi biết ý kiến!