Hướng dẫn vắt sữa và hút sữa mẹ đúng cách và hiệu quả

Trong vòng 6 tháng đầu đời, trẻ được nuôi hoàn toàn bằng cách bú mẹ trực tiếp là lựa chọn tối ưu nhất. Tuy nhiên trong một số trường hợp, bạn cần phải vắt sữa. Các lý do phổ biến nhất để vắt sữa là để bé có thể có sữa bú khi mẹ không ở bên cạnh và để duy trì nguồn sữa của mẹ. Điều này cũng rất quan trọng nếu bạn sắp đi làm trở lại nhưng vẫn muốn bé được tiếp tục uống sữa mẹ. Nếu trường hợp của bản giống như vậy thì bạn nên tập vắt sữa trong vài tuần trước khi bạn bắt đầu cho bé bú sữa mẹ dự trữ. Chỉ cần đảm bảo rằng việc cho bé bú đã được thiết lập tốt trước khi bạn cho trẻ bú bình.

Việc vắt sữa còn vì những lý do sau:

  • Để kích thích sản xuất sữa và tăng lượng sữa.
  • Phải lấy sữa để nuôi trẻ sinh non hoặc trẻ không thể ngậm vú
  • Để giảm đau và áp lực của vú khi cương sữa, mặc dù vắt quá nhiều khi bạn bị căng sữa có thể làm cho vấn đề tồi tệ hơn
  • Để duy trì nguồn sữa nếu mẹ phải tạm thời ngừng cho con bú vì đang dùng thuốc có thể gây hại cho bé hoặc do mẹ phải nhập viện trong thời gian ngắn và không thể cho con bú suốt cả ngày 

Công dụng của việc hút sữa

Tránh tắc tia sữa

Tắc tia sữa có thể gây nhiều đau đớn cho các bà mẹ, thậm chí gây sốt, áp-xe rất nguy hiểm, bởi vậy mà việc phòng ngừa tắc tia sữa là vô cùng quan trọng.

Vắt sữa giúp điều trị và hạn chế tình trạng tắc tia sữa rất hay gặp ở các bà mẹ mới sinh.

Dự trữ sữa mẹ

Vắt sữa sẽ giúp mẹ lấy được lượng sữa ngay cả khi bé không bú mẹ và cất trữ lượng sữa ấy cho tới khi bé có nhu cầu mà mẹ lại không ở bên.

Bảo vệ bầu ngực cho mẹ

Việc cho con bú không đúng cách có thể làm bé không nhận đủ lượng sữa cần dung và làm cho mẹ bị đau tức ngực, nứt nẻ đầu vú…

Khi vắt sữa, sử dụng các cách thích hợp sẽ giúp cho bầu ngực không phải chịu nhiều lực mạnh, không bị tổn thương, giữ được dáng ngực, tránh bị chảy xệ.

Giúp bé có lượng sữa nhiều hơn

Khi mẹ có lượng sữa ít, mỗi lần bú mẹ, bé chỉ nhận được lượng sữa không nhiều. Việc vắt sữa theo cữ giúp kích thích cơ thể sản sinh ra nhiều sữa hơn. 

Trong một số trường hợp mà bé không thể tự bú mẹ, việc vắt sữa ra sẽ giúp mẹ duy trì nguồn sữa hiện có. Đồng thời thì sữa vắt ra cũng có thể được mang cho bé ăn theo cách khác phù hợp hơn.

Có các cách vắt sữa nào?

Có 2 cách chính để vắt sữa, đó là vắt sữa bằng tay và vắt sữa bằng máy hút, trong đó, vắt sữa bằng máy hút lại được chia thành: máy hút tay và máy hút bằng điện.

Vách vắt sữa mẹ bằng tay

  • Chuẩn bị dụng cụ:

Ly hoặc bình sữa đã được rửa sạch, tráng nước sôi và để ráo nước, thìa sạch (nếu vắt sữa ra ly và đút sữa cho bé ngay sau khi vắt), túi đựng sữa mẹ chuyên dụng (nếu bảo quản trong ngăn đá hay tủ đông).

Vắt sữa bằng tayVắt sữa bằng tay

  • Thực hiện vắt sữa:
    • Bà mẹ cần rửa sạch tay và dùng khăn mềm, sạch lau qua bầu vú. Bạn nên ngồi (hoặc đứng) một cách thoải mái và để ly (bình sữa) ở gần vú.
    • Đặt ngón tay trỏ phía bên dưới bầu vú, gần về phía quầng vú; ngón tay cái của bạn ở trên bầu vú, đối diện với ngón trỏ.
    • Mỗi bên vú được chia làm khoảng 15 phần (tuyến sữa), mỗi một tuyến có một túi sữa riêng.
    • Nếu quầng vú rộng, bạn có thể đặt các ngón tay lùi vào bên trong quầng vú một chút.
    • Nếu quầng vú hẹp, bạn có thể đặt các ngón tay lui ra phía ngoài. Các ngón tay còn lại được đặt ở dưới để đỡ ngực.
    • Giữ các ngón tay ở nguyên vị trí trên ngực, nhẹ nhàng ấn các ngón tay về phía sau. Bóp nhẹ nhàng. Bạn nên chú ý cố gắng không để các ngón tay trượt trên da. Lần đầu tiên vắt sữa bằng tay, chỉ có vài giọt sữa xuất hiện.
    • Tiếp tục giữ lực, ép về phía sau. Đồng thời, dùng ngón trỏ và ngón út cùng lúc ép xuôi nhẹ về phía trước, làm sữa chảy ra khỏi các túi sữa, tràn ra đầu vú.
    • Nới lỏng lực ép của tay để các tuyến sữa đầy lại rồi lặp lại thao tác trên.
    • Trong trường hợp sữa không chảy, di chuyển bàn tay gần đỉnh hoặc xa hơn để tìm vị trí tốt nhất. Massage ngực thêm một lúc và thử lại.
    • Tránh xoa bóp hoặc trượt các ngón tay dọc theo da, tránh ép vào núm vú vì ấn hoặc kéo núm vú gây nên sữa chảy ra.
    • Vắt tối thiểu 3-5 phút mỗi bên vú cho tới khi dòng sữa chảy chậm lại thì chuyển sang bên kia và sau đó lại vắt lại ở cả hai bên

Vắt sữa mẹ bằng máy hút tay 

Máy hút sữa bằng tayMáy hút sữa bằng tay

  • Bước 1: Rửa sạch tay, lau khô. Vệ sinh sạch sẽ 2 bầu ngực bằng khăn ấm. Các mẹ nên khều cả các cặn sữa ở đầu núm ti để đảm bảo vệ sinh cũng như cho tia sữa được đều hơn.
  • Bước 2: Lắp máy hút sữa bằng tay. Lưu ý các bộ phận của máy phải thật khô ráo.
  • Bước 3: Tiến hành massage ngực, làm với cả 2 bên trong khoảng 10 - 15 phút. Với những máy có silicon massage, bạn vẫn nên thực hiện bước này.
  • Bước 4: Điều chỉnh phễu chụp sao cho vừa vặn với bầu ngực. Tránh cho không khí bên ngoài lọt vào làm ảnh hưởng đến lực hút.
  • Bước 5: Dùng tay bóp liên tục vào cần đẩy trên để kích thích gọi sữa về. Sau khi sữa tiết ra thì bóp cần dưới chậm lại để máy đạt hiệu quả tối ưu nhất. Điều chỉnh lực cánh tay sao cho thích hợp để không bị đau rát khó chịu.
  • Bước 6: Sau khoảng 15 - 20 phút, mẹ dừng lại và thực hiện với bên ngực kia.
  • Bước 7: Sữa sau khi vắt ra có thể cho bé sử dụng trực tiếp, hoặc khi bé chưa có nhu cầu, mẹ cần cho vào túi trữ sữa chuyên dụng và bảo quản trong ngăn mát tủ lạnh. Khi bảo quản trong ngăn mát, sữa chỉ nên sử dụng trong ngày.
  • Bước 8: Vệ sinh máy hút sữa bằng tay để chuẩn bị cho những lần hút sau.

Chú ý: Máy hút sữa bằng tay không được trang bị chế độ massage như máy hút sữa bằng điện. Chính vì vậy, bước massage bằng tay các mẹ không nên bỏ qua.

Cách vắt sữa mẹ bằng máy hút điện

Video: Cách hút sữa đúng - Dùng máy hút sữa đúng cách.

Bạn cũng hãy thực hiện theo các hướng dẫn của máy. Loại bơm kép có thể tốt hơn vì loại bơm này giúp tiết kiệm thời gian và tăng lượng sữa. Bạn có thể làm ẩm các cạnh bên ngoài của mặt hút sữa để đảm bảo lực hút tốt. Bắt đầu hút từ từ, tối thiểu và tăng dần khi sữa bắt đầu ra nếu cần thiết. Nếu núm vú đau, giữ cho máy hút ở chế độ thấp hơn. Bạn có thể biết được bên vú nào nhiều sữa hơn khi bạn bơm kép, bởi mỗi vú đều có chức năng độc lập nhau.

Vắt sữa bằng máy hút điệnVắt sữa bằng máy hút điệnCác bước cơ bản khi hút sữa bằng máy:

  • Rửa tay sạch sẽ, đảm bảo tất cả các phần của máy đều sạch sẽ.
  • Đặt tấm hút lên bầu ngực, giữ tấm chắn, chứ không phải bình sữa bên dưới, để bạn có thể điều chỉnh theo ý muốn. Nhớ để tấm hút vào đúng chỗ núm vú, nếu để sai, việc hút sữa sẽ trở nên không hiệu quả.
  • Sữa thường bắt đầu chảy trong 2 phút, nhưng với một số loại máy hút sữa bạn cần chú ý hơn bởi nó có thiết kế đặc biệt. Vì vậy, cần điều chỉnh tốc độ với những loại máy không có điều chỉnh tự động, việc bạn chủ động thay đổi tốc độ cho phù hợp là rất tốt, miễn là giống với chuyển động bú của bé.
  • Tìm một tốc độ thoải mái và hiệu quả, bạn sẽ thấy máy hút sữa tự động không hề gây cảm giác đau.
  • Đôi khi việc tập trung nhìn vào bình sữa xem được bao nhiêu cũng khiến dòng sữa bị tắc, vì vậy bạn hãy thoải mái và thư giãn hết mức có thể.
  • Khi dòng sữa chảy chậm lại, thì hãy tắt máy hút. Bên cạnh đó, đa số các máy vắt sữa đều có tính năng tự ngắt. Đối với việc mở máy sử dụng nhiều chế độ thì 59 phút tự ngắt, mở máy chọn 1 chế độ xuyên suốt thì 30 phút tự ngắt, để đảm bảo an toàn cho người sử dụng, cũng giữ gìn máy, tăng tuổi thọ của máy lâu hơn.

Mẹo giúp mẹ thúc đẩy phản xạ sữa xuống khi vắt

Phản xạ xuống sữa khi vắt sẽ làm cho lượng sữa vắt ra được nhiều hơn. Để thúc đẩy phản xạ xuống sữa, bạn có thể thực hiện theo các cách sau đây:

  • Cho bé bú đúng cữ: Việc cho bé bú đúng cách và liên tục sẽ giúp sữa được tiết nhiều hơn. Sau 1 giờ đồng hồ, lượng sữa của mẹ sẽ được phục hồi 40% và 75% sau 2 giờ lượng sữa mà bé đã bú.
  • Hút sữa mẹ đều đặn: Việc hút sữa thường xuyên theo lịch trình là cách làm giúp sữa mẹ xuống nhiều hơn. 

Khi mới thực hiện việc hút sữa nên hút sữa khoảng 2-3h/lần/ngày, thực hiện 8-10 lần/ngày. 

Về nguyên tắc là khoảng 2-3h vắt sữa một lần nhưng vào ban đêm, nếu không dậy được hút sữa thì các chị em có thể bỏ qua lịch hút sữa vào ban đêm. Với những chị em vừa cho con bú trực tiếp vừa thực hiện hút sữa thì vẫn duy trì thời gian và mật độ hút như vậy.

Các mẹ có thể tham khảo thời gian hút sữa như sau: 5h-7h-9h-11h-13h-15h-17h-19h-23h. Sau khi đã kích sữa thành công và có lượng sữa đều đặn, chị em có thể giãn dần ra khoảng 3-4h cho một cữ hút, giãn thời gian dần dần để cơ thể được thích nghi.

  • Nhẹ nhàng xoa bóp hai bầu ngực: Dùng lòng bàn tay hoặc gờ ngón tay vuốt ve ngực, hướng về núm vú. Nhẹ nhàng lăn núm vú giữa các ngón tay.
  • Lựa chọn nơi vắt sữa: Vắt sữa trong một không gian ấm áp, yên tĩnh, thoải mái và không bị phân tâm. Bạn hãy hít thở sâu và chậm. Trước khi vắt sữa, bạn cũng có thể uống một ly nước nóng và nghe những giai điệu nhẹ nhàng.
  • Suy nghĩ về bé: Trong quá trình vắt sữa hãy nghĩ đến bé, điều này sẽ giúp sữa chảy nhiều hơn.
  • Thời gian mỗi lần hút sữa

Các chuyên gia khuyên rằng các mẹ nên vắt sữa trong khoảng 20 phút mỗi lần. Nhiều chị em có thể vắt 15 phút mỗi lần khi thấy lượng sữa đã nhiều.

Khi sữa đã ngừng chảy, bạn cũng nên vắt tiếp khoảng 5 phút để gửi tín hiệu cho cơ thể sản sinh thêm sữa. Những chị em vắt trên 20 phút mỗi lần dễ bị chảy xệ ngực trong khi nếu vắt khoảng 10 phút/lần sẽ bị giảm sữa.

Tốt nhất thì không nên hút sữa quá 20 phút, tránh để đầu ti bị kích thích quá mức gây đau rát, sẽ ảnh hưởng về sau.

Các cách giúp mẹ có nhiều sữa

Video: 10 bí quyết đủ sữa và duy trì sữa lâu dài.

Mẹ cần bổ sung dinh dưỡng đầy đủ

Khi cơ thể có đầy đủ các chất dinh dưỡng cần thiết mới có những chất quan trọng để tổng hợp và sản xuất ra sữa.

Mẹ cần bổ sung dinh dưỡng đầy đủ để đảm bảo nguồn sữa cho trẻMẹ cần bổ sung dinh dưỡng đầy đủ để đảm bảo nguồn sữa cho trẻMẹ nên đảm bảo có một chế động dinh dưỡng đầy đủ và cân bằng, bổ sung các nhóm chất cơ bản như tinh bột, chất đạm, chất béo, vitamin và khoáng chất.

Rau xanh và trái cây cũng nên được cung cấp nhiều hơn trong ngày.

Các mẹ nên ưu tiên những thực phẩm lợi sữa như lạc, đậu nành, trứng, cá, quả sung, chân giò, móng giò, chân dê, thịt bò, cá hồi, rau ngót….trong những bữa ăn hàng ngày.

Chế độ nghỉ ngơi, thư giãn hợp lý cho mẹ

Cơ thể bị mệt mỏi, căng thẳng sẽ ức chế hormon oxytocin và prolactin tiết sữa – đây là nguyên nhân làm giảm lượng sữa rất nhiều. Vì vậy, bạn nên ngủ đủ giấc để giúp cơ thể phục hồi, tái tạo năng lượng cũng như thêm khỏe mạnh.

Uống đủ nước

Uống đủ 2,5-3 lít nước mỗi ngày vì nước đóng vai trò quan trọng trong quá trình cơ thể sản xuất sữa. Bạn có thể uống nước lọc hoặc ăn các loại hoa quả chứa nhiều nước như dưa hấu, chuối, uống sữa…

Những sai lầm khi vắt hút sữa

Nuôi con là một quá trình cần nhiều sự nhẫn nại, đặc biệt là làm thế nào để đủ sữa cho bé bú ít nhất trong 6 tháng đầu là một vấn đề vô cùng đau đầu của các mẹ. Nhiều người miệt mài vắt hút sữa, có ngày vắt đến mười mấy lần mà vẫn không có sữa. Cùng điểm qua vài nguyên nhân nhé

Không phải cứ vắt sữa là sẽ có nhiều sữa

Đúng là chúng ta không thể phủ nhận, mục đích của việc sử dụng máy vắt sữa là để mô phỏng phản xạ mút của bé nhằm truyền thông tin cho tuyến yên sản sinh ra hormon prolactin kích thích tuyến sữa của mẹ tiết sữa. Tuy nhiên, phản xạ mút mà một chiếc máy vắt hút sữa tạo ra vẫn không thể so sánh với một đứa trẻ với bản năng bú mẹ trời sinh, vì vậy đôi khi việc vắt sữa sẽ trở nên phản tác dụng khiến các mẹ càng ít sữa. Do đó, khi bạn ít sữa , mất sữa, việc trước tiên hãy tập cho bé bú đúng đã.

Quá áp lực về việc ít sữa thì vắt sữa sẽ không hiệu quả

Bên cạnh prolactin, oxytoxin là hormon kích thích nang sữa ép sữa, nếu bạn càng thoải mái, hormon này sẽ tiết ra càng nhiều giúp tiết sữa hiệu quả. Vì vậy, khi vắt hút sữa tốt nhất bạn nên tạo cho mình một tâm lý thật thư giãn.

Những sai lầm khi vắt hút sữa

Tốt nhất bạn đừng nhìn chằm chằm vào máy hút sữa để xem sữa mình vắt ra được bao nhiêu vì điều đó chỉ khiến bạn căng thẳng thêm. Bạn có thể xem phim, nghe nhạc hoặc thậm chí nghe giọng của bé để khiến mình cảm thấy thư thái, sữa sẽ tiết ra hiệu quả hơn.

Không phải vắt sữa ở đâu cũng được

Thay vì vắt sữa khi con đang khóc, khi xung quanh bạn là tiếng ồn khiến bạn khó chịu thì hãy lựa chọn một nơi thật sự thoải mái cho công việc vắt hút:

  • Nên vắt sữa ở những nơi quen thuộc và ở tư thế thoải mái nhất.
  • Hạn chế tối đã sự gián đoạn: Nếu bạn ở nhà, hãy nhờ người thân hỗ trợ trông coi bé, nếu bạn đi làm, hãy tìm một nơi yên tĩnh, quay mặt vào trong, trùm áo để tránh làm phiền.

Xem thêm:

Bình luận (0)

Đăng nhập để có thể bình luận

Chưa có bình luận nào. Bạn hãy là người đầu tiên cho tôi biết ý kiến!