Bỏ túi bí kíp bảo quản và rã đông sữa mẹ đúng cách

Đối với nhiều bà mẹ bỉm sữa, việc vắt hút sữa chẳng còn là khái niệm xa lạ. Không giống với các loại sữa thông thường khác, sữa mẹ có thể bảo quản trong tủ lạnh nhiều ngày mà vẫn giữ được độ thơm ngon và các chất dinh dưỡng quý giá. Tuy nhiên, để có được điều này đòi hỏi mẹ phải nắm được những kiến thức cơ bản về bảo quản sữa đúng cách. Cùng tìm hiểu về vấn đề này qua bài viết dưới đây nhé!

Tại sao phải bảo quản sữa trong tủ lạnh?

Video: Hướng dẫn trữ đông sữa mẹ đúng cách.

Chắc hẳn nhiều mẹ sẽ thắc mắc tại sao không cho con bú trực tiếp dòng sữa tươi ngon mà phải giữ trong tủ lạnh?
Có nhiều lý do để mẹ phải bảo quản sữa trong tủ lạnhCó nhiều lý do để mẹ phải bảo quản sữa trong tủ lạnh
Dưới đây là một số lý do người mẹ vắt sữa và bảo quản sữa trong tủ lạnh:

  • Trong một cữ bú, em bé thường không bú được hết lượng sữa ở hai bên bầu ngực của mẹ. Số sữa thừa còn lại mẹ phải hút ra để ngăn chặn nguy cơ tắc tia sữa hoặc ít sữa.
  • Sữa sau khi vắt ra không thể để ở nhiệt độ phòng quá 4 tiếng (vì sẽ bị vi khuẩn tấn công, làm chua sữa) mà phải được bảo quản trong tủ lạnh.
  • Sau 6 tháng nghỉ thai sản, mẹ phải đi làm sẽ không cho con bú thường xuyên được. Khi đó, cách tốt nhất là vắt sữa, bảo quản sữa trong tủ lạnh để bé bú dần trong ngày.
  • Để duy trì nguồn sữa nếu mẹ phải tạm thời ngừng cho con bú vì đang dùng thuốc có thể gây hại cho bé hoặc do mẹ phải nhập viện trong thời gian ngắn và không thể cho con bú suốt cả ngày.
  • Phải lấy sữa để nuôi trẻ sinh non hoặc trẻ không thể ngậm vú.

Thời gian bảo quản là bao lâu?

Bạn có thể giữ sữa mẹ đã vắt ra trong bao lâu một cách an toàn tùy thuộc vào phương pháp bảo quản. Dưới đây là hướng dẫn chung dành cho trẻ sơ sinh khỏe mạnh:

  • Nhiệt độ phòng: Sữa mẹ mới vắt ra có thể được giữ ở nhiệt độ phòng đến 6 giờ. Tuy nhiên, cách tốt nhất là sử dụng hoặc bảo quản sữa mẹ đúng cách trong vòng 4 giờ, đặc biệt nếu phòng ấm.
  • Trong túi giữ nhiệt: Sữa mẹ mới vắt ra có thể được bảo quản trong túi giữ nhiệt chứa đá trong tối đa 1 ngày.
  • Ngăn mát tủ lạnh: Sữa mẹ mới vắt ra có thể được bảo quản ở ngăn mát tủ lạnh đến 4 ngày trong điều kiện sạch sẽ. Tuy nhiên, cách tốt nhất là sử dụng hoặc trữ đông sữa trong vòng 3 ngày.
  • Ngăn đông đá: Sữa mẹ mới vắt ra có thể được bảo quản trong ngăn đông đá trong tối đa 12 tháng, nhưng sử dụng sữa đông lạnh trong vòng 6 tháng là tối ưu.

Thời gian bảo quản càng lâu thì sữa càng mất nhiều vitamin CThời gian bảo quản càng lâu thì sữa càng mất nhiều vitamin CHãy nhớ rằng, nghiên cứu cho thấy bạn bảo quản sữa mẹ càng lâu - cho dù trong ngăn mát hay trong ngăn đá - thì lượng vitamin C trong sữa bị mất đi càng nhiều.

Điều quan trọng cần lưu ý là sữa mẹ thay đổi để đáp ứng nhu cầu của em bé. Sữa mẹ được vắt ra khi trẻ mới sinh sẽ không hoàn toàn đáp ứng nhu cầu của trẻ khi trẻ được vài tháng tuổi. Ngoài ra, hướng dẫn bảo quản có thể khác nhau đối với trẻ sinh non, ốm yếu hoặc nhập viện.

Chuẩn bị trước khi bảo quản

Vệ sinh dụng cụ hút và trữ sữa 

Trữ sữa mẹ trong túi trữ sữaTrữ sữa mẹ trong túi trữ sữaMẹ nên rửa tay, bầu vú thật sạch và tiệt trùng các dụng cụ vắt, trữ sữa thường xuyên. Có thể sử dụng các bình nhựa trữ sữa không BPA hay các túi trữ sữa chuyên dụng uy tín trên thị trường. Sau mỗi lần sử dụng máy hút sữa, hãy rửa tất cả các bộ phận tiếp xúc với sữa của bạn bằng xà phòng và nước nóng.  

Lưu ý

  • Nên chia thành các chai nhỏ đủ một bữa uống của trẻ, tránh lãng phí.
  • Sữa vắt ra cần làm lạnh ngay.
  • Không trữ đông lại phần sữa trẻ uống dư.
  • Không hòa chung sữa đã trữ đông với sữa mới vắt.
  • Nên ghi chú ngày tháng vắt, số thứ tự sử dụng lên từng bình / túi trữ sữa
  • Mẹ cũng nên xếp theo thứ tự từ trái sang phải để không chỉ mẹ mà người thân khi lấy sữa cho bé dùng dần cũng dễ nhớ, bình nào trước, bình nào sau.
  • Nếu dùng túi trữ sữa, bạn ép hết không khí ra ngoài trước khi đóng túi. Lưu ý, bạn đừng đổ sữa vào túi quá đầy vì sữa là chất lỏng nên khi đông lại sẽ giãn nở.
  • Nếu dùng bình nhựa thì bạn không nên đổ sữa quá đầy mà hãy để lại một khoảng trống. Bình nhựa có thể bị biến dạng khi sữa bị đóng băng nên rất dễ vỡ.

Rã đông sữa mẹ an toàn

Thực hiện theo hướng dẫn dưới đây để đảm bảo sữa được rã đông đúng cách, giữ được dinh dưỡng của nguồn sữa mẹ và an toàn cho em bé:

  • Luôn luôn rã đông sữa mẹ cũ nhất trước. Theo thời gian, chất lượng sữa mẹ có thể giảm xuống.
  • Có một số cách để rã đông sữa mẹ của bạn:
  • Để trong ngăn mát qua đêm.
  • Đặt trong một thùng chứa nước ấm.
  • Dưới vòi nước ấm.
  • Không bao giờ rã đông hoặc hâm nóng sữa mẹ trong lò vi sóng. Lò vi sóng có thể phá hủy các chất dinh dưỡng trong sữa mẹ và tạo ra các điểm nóng, có thể làm bỏng miệng trẻ.
  • Nếu bạn rã đông sữa mẹ trong tủ lạnh, hãy sử dụng nó trong vòng 24 giờ, tính từ khi sữa mẹ được rã đông hoàn toàn, không phải từ khi bạn lấy sữa ra khỏi tủ đông.
  • Sau khi sữa mẹ được đưa về nhiệt độ phòng hoặc được làm ấm, hãy sử dụng nó trong vòng 2 giờ.
  • Không bao giờ làm đông lạnh lại sữa mẹ sau khi đã rã đông.

Cho con ăn sữa rã đông

Có nhiều mẹ vẫn loay hoay chưa biết nên cho con ăn sữa rã đông như thế nào mới đúng, dưới đây là vài tips dành cho các mẹ:

  • Sữa mẹ rã đông không cần hâm nóng. Nó có thể sử dụng luôn ở nhiệt độ phòng hoặc lạnh.
  • Nếu bạn quyết định hâm nóng sữa mẹ, sau đây là một số mẹo:
  • Giữ hộp đựng kín.
  • Đặt hộp kín vào một bát nước ấm hoặc đặt dưới vòi nước ấm, nhưng không nóng, trong vài phút.
  • Kiểm tra nhiệt độ của sữa trước khi cho bé bú bằng cách nhỏ vài giọt lên cổ tay.
  • Không đun sữa mẹ trực tiếp trên bếp hoặc trong lò vi sóng.
  • Xoay sữa mẹ để trộn chất béo có thể đã tách ra.
  • Nếu trẻ chưa bú hết bình sữa, hãy sử dụng sữa còn lại trong vòng 2 giờ sau khi trẻ bú xong. Sau 2 giờ, sữa mẹ còn thừa nên được đổ bỏ.
  • Màu sắc của sữa mẹ có thể thay đổi, phụ thuộc nhiều vào chế độ ăn của người mẹ. Sữa được trữ trong tủ lạnh thường có mùi xà phòng. Sau rã đông sữa có mùi nặng hơn sữa để ngăn mát. Men lipase trong sữa mẹ phân hủy chất béo thành các axit béo. Khi bé bú trực tiếp, quá trình này thường xảy ra sau khi sữa vào hệ tiêu hóa của bé, mục đích hỗ trợ bé tiêu hóa tốt sữa mẹ. Vì vậy, nó hoàn toàn không có hại gì với các bé, nhưng có một số bé sẽ từ chối không uống sữa này.

Sai lầm khi bảo quản sữa mẹ

Dưới đây là những cách bảo quản sữa sai mà mẹ hay mắc phải nhất:

  • Hút sữa để ở bên ngoài “chán chê” rồi mới cho vào tủ lạnh: Theo các thông tin, sữa mẹ để ở nhiệt độ phòng có thể giữ nguyên độ thơm ngon trong khoảng 4 tiếng, vì thế nên mẹ nghĩ không cần thiết phải cho ngay vào tủ lạnh mà để bên ngoài cho sữa nguội hẳn (sữa mẹ vắt ra sẽ ấm) mới cho vào tủ lạnh. Tuy nhiên, cách làm này của mẹ có thể tạo cơ hội cho vi khuẩn xâm nhập vào bình sữa.
  • Tận dụng các loại chai lọ trong gia đình để bảo quản sữa: Đây là sai phạm phổ biến nhất trong cách bảo quản sữa trong tủ lạnh của các mẹ. Mẹ cho rằng sữa cũng giống như nước uống, chỉ cần cho vào chai rồi đóng nắp kín là được. Nhưng thực tế, các loại chai đựng nước đều là loại dùng 1 lần, hoặc nếu không chất liệu nhựa cũng không đủ an toàn để bảo quản sữa. Ngay cả hũ thủy tinh đựng sữa chua cũng không nên tận dụng để đựng sữa mẹ.
  • Để sữa trong ngăn mát vài ngày, sau đó không dùng chuyển lên ngăn đá: Hâm nóng sữa để trong ngăn mát sẽ đơn giản hơn là trong ngăn đá, nên mẹ sẽ để sữa trong ngăn mát thay vì ngăn đá. Nhưng đã nhiều ngày rồi mà con vẫn chưa dùng hết, mẹ liền chuyển sữa đó lên ngăn đá để bảo quản lâu hơn mà không hề biết sữa đó đã hết hạn sử dụng rồi.
  • Để sữa ở cả cánh cửa tủ lạnh: Cánh cửa tủ lạnh là nơi có nhiệt độ thay đổi liên tục vì bị rất hay bị mở ra mở vào. Hơn nữa, cánh cửa tủ lạnh cũng dễ bị vi khuẩn xâm nhập. Nếu mẹ để sữa ở vị trí này cũng có nghĩa là mẹ chưa biết cách bảo quản sữa mẹ trong tủ lạnh đúng kỹ thuật rồi. 

Để túi sữa ngoài cánh tủ lạnh là sai lầm mẹ Việt thường mắc phảiĐể túi sữa ngoài cánh tủ lạnh là sai lầm mẹ Việt thường mắc phải

  • Không ghi ngày hút sữa lên túi sữa: Mẹ nghĩ rằng mình có thể nhớ được hạn dùng của mỗi túi, túi nào để bên trong mẹ dùng trước, sau đó đến bên ngoài. Nghe có vẻ đơn giản nhưng sự thật lại không phải như thế. Nếu không ghi ngày hút sữa, mẹ sẽ rơi vào “ma trận” khi lượng sữa trữ trong tủ lạnh ngày một nhiều lên.
  • Đổ sữa đầy căng túi bảo quản sữa: Nó sẽ khiến cho sữa tràn lên miệng túi, dễ bị vi khuẩn xâm nhập. Hơn nữa, mỗi lần rã đông sữa, mẹ phải rã đông hết cả túi mà con dùng không hết sẽ phải đổ đi rất lãng phí.
  • Tin tưởng tuyệt đối vào túi trữ sữa: Mẹ nghĩ rằng túi trữ có thể là lớp bảo vệ hoàn hảo, chống lại mọi loại vi khuẩn. Nhưng trong tủ lạnh của mẹ (nếu để lẫn lộn nhiều loại thực phẩm) sẽ tiềm ẩn rất nhiều nguy cơ, một vài lớp khóa zip ở túi trữ không thể chống chọi lại hết được.
  • Trộn chung sữa mới và sữa cũ vào cùng một túi: Cách trữ sữa trong tủ lạnh này vừa làm túi sữa bị đầy quá mức (như đã nói ở trên), vừa làm sữa nhanh bị hỏng hơn vì hạn sử dụng của sữa cũ và sữa mới là khác nhau.
  • Hâm nóng sữa sai cách: Chẳng hạn như hâm trong nước quá nóng, hâm bằng lo vi sóng… làm mất chất dinh dưỡng có trong sữa và gây ra một số tai nạn đáng tiếc cho em bé.

Xem thêm:

Câu hỏi liên quan

Việc kết hợp các loại sữa mẹ từ những lần vắt khác nhau trong cùng một ngày có thể mang đến nhiều sự thuận tiện, đặc biệt là đối với những bà mẹ có con nhỏ chỉ bú được một lượng nhỏ sữa mẹ trong mỗi lần bú. Tốt hơn hết, bạn nên dự trữ sữa vào cùng một bình thay vì chia nhỏ thành các bình khác nhau. Điều này sẽ giúp cho việc bảo quản, vận chuyển và sử dụng sữa mẹ trở nên dễ dàng hơn. Thêm vào đó, khi không cần đựng nhiều bình chứa, bạn sẽ tiết kiệm được đáng kể không gian trong tủ lạnh hoặc tủ đông
Xem thêm
Cách 1: Giãn cữ hút sữa dần dần Một trong những cách đơn giản nhất để giãn cữ hút sữa là thay đổi lịch hút. Khi mới sinh, các mẹ sẽ áp dụng lịch hút sữa L2 (2 tiếng hút sữa một lần) trong khoảng 2 tuần. Sau đó, mẹ điều chỉnh qua lịch hút sữa L3 (3 tiếng hút sữa một lần) trong 2 tháng tiếp theo. Cách 2: Giảm lượng sữa từ từ trong mỗi cữ hút Một cách giãn cữ hút sữa cực kỳ hiệu quả khác chính là giảm lượng sữa hút ra trong mỗi cữ hút. Để thực hiện phương pháp này, mẹ cần ghi nhận lượng sữa hút được trong mỗi lần hút sữa. Tiếp đến, mẹ hãy giảm lượng sữa ở mỗi lần hút ra. Cách 3: Giảm lượng sữa ở một cữ hút duy nhất Đối với các mẹ có nguy cơ tắc tia sữa cao, hai phương pháp giãn cữ ở trên vẫn dễ khiến mẹ bị tắc tia. Do đó, giảm lượng sữa ở một cữ hút sữa duy nhất là phương pháp được khuyến khích sử dụng trong trường hợp này.
Xem thêm
Theo WHO, UNICEF, Viện Dinh Dưỡng quốc gia Việt Nam khuyến cáo về việc lưu giữ sữa mẹ sau khi vắt như sau: Nếu sữa mẹ vắt ra để ở nhiệt độ từ 25 độ C đến 35 độ C giữ được 6 giờ đến 8 giờ. Nếu để ngăn mát tủ lạnh nhiệt độ từ 4 độ C giữ được từ 3 đến 5 ngày, nếu để ngăn đá tủ lạnh sẽ giữ được 3 tháng. Khi lưu trữ trong tủ đông lạnh riêng biệt ở tủ đông chuyên biệt < -18 độ C, có thể bảo quản đến tận 6 tháng. Trước khi cho trẻ ăn làm ấm sữa, không đun sôi, không dùng lò vi sóng,...
Xem thêm
Khi vắt sữa ra, trẻ ti ngay thì không cần phải hâm nóng. Tránh hâm nóng sữa trong lò vi sóng bởi nó sẽ giảm lượng vitamin, gây mất chất trong sữa. Không đun sôi trực tiếp sữa mẹ, chỉ nên ngâm sữa trong bát nước ấm. Trong lúc hâm nóng sữa, mẹ cần cần canh sữa sao cho vừa đủ ấm, hạn chế để nóng quá khiến trẻ dễ bị bỏng. Trước khi cho bé ti, bạn buộc phải lắc đều bình sữa thật nhẹ để những thành phần sữa hòa đều vào nhau. Trường hợp mẹ ít sữa thì buộc phải xây dựng chế độ ăn uống đảm bảo, hạn chế thức khuya, căng thẳng gây ảnh hưởng tới nguồn sữa mẹ. Mẹ nên bổ sung ngũ cốc lợi sữa vào menu hàng ngày nhé để nâng cao chất và lượng của sữa.
Xem thêm
Cách bảo quản: Sữa mà bé đã sử dụng thì không nên cất và bảo quản trong tủ lạnh, vì sữa thừa sau mỗi lần sử dụng của bé đều đã dính nước bọt có chứa vi khuẩn, điều này có thể khiến sữa bị hư, không thể sử dụng tiếp được. Tuyệt đối không được hòa lẫn sữa mẹ mới vắt với những túi sữa mẹ đã được trữ trong ngăn mát tủ lạnh Cách sử dụng: Để sử dụng sữa trữ lạnh, các mẹ làm theo 2 cách: Cách thứ nhất: Các mẹ có thể đem ra ngoài tủ lạnh khoảng 30 phút cho đỡ lạnh rồi ngâm với nước 40 độ C. Cách thứ 2 là ngay khi vừa mới đem ra ngoài tủ lạnh, các mẹ ngâm với nước bình thường khoảng 5 phút (thay 2 lần nước), sau đó các mẹ ngâm tiếp với nước ấm khoảng 5 phút (thay 2 lần nước), cuối cùng các mẹ ngâm với nước 40 độ C khoảng 5 phút (cũng thay 2 lần nước). Như vậy là sau 15 phút, con các mẹ sẽ có sữa ăn ngay chứ không phải chờ đợi quá lâu.
Xem thêm
Để giải đáp thắc mắc “Sữa mẹ bảo quản được bao lâu?” của các bà mẹ, các bác sĩ chuyên khoa khuyên rằng: Ở nhiệt độ phòng (trên 26 độ C): Sữa mẹ có thể sử dụng tối đa trong 1 giờ đồng hồ. Ở nhiệt độ phòng điều hòa (dưới 26 độ C): Thời hạn sử dụng tối đa là 6 giờ. Trong ngăn mát tủ lạnh: Tối đa 48 giờ. Trong ngăn đá tủ lạnh: Loại tủ lạnh loại 1 cửa (tủ loại nhỏ): Tối đa là 2 tuần. Tủ lạnh loại 2 cửa (có cửa riêng cho ngăn đá và ngăn mát): tối đa là 4 tháng. Với loại tủ đông lạnh chuyên dụng: trữ được tối đa trong 6 tháng.
Xem thêm
1. Từ bàn tay cho tới chai đựng sữa, từ dụng cụ hút sữa đến cơ thể của bạn, mọi thứ phải được giữ sạch sẽ! Tiệt trùng bình sữa và tất cả các bộ phận của dụng cụ hút sữa trước khi sử dụng lần đầu tiên. Rồi cứ sau mỗi lần sử dụng tiếp theo, luôn rửa ống hút, các bộ phận của máy hút sữa, bình đựng sữa với nước xà phòng nóng. Và, trước khi hút sữa, đừng quên rửa tay bằng xà phòng và nước ấm. 2. Cứ luyện tập rồi sẽ quen tay, đừng vì nôn nóng mà làm gấp, cố bóp thật chặt cho ra sữa. Hãy lựa lúc bạn thấy thư giãn và thoải mái rồi mới ngồi xuống vắt sữa. Thời điểm tốt nhất là canh một vài phút trước khi bé thức giấc đòi bú. Đôi khi, một đến hai tuần cũng là khoảng thời gian vừa đủ để cơ thể tái tạo thêm sữa trước khi bắt đầu vắt tiếp. 3. Chỉ trừ khi con gặp vấn đề sức khỏe khiến bác sĩ không cho phép bú trực tiếp thì mới cho bé bú bình còn không thì bạn nên cho con bú ngay từ bầu ngực mẹ. Cho con bú trực tiếp vừa giúp duy trì nguồn sữa một cách tự nhiên, vừa tăng tình gắn kết mẫu tử. 4. Vắt sữa ít nhất ba lần một ngày cứ mỗi 8 tiếng (hoặc khoảng 3 tiếng một lần khi mẹ không ở gần con). Cho dù chỉ có thể vắt trong 10, 15 phút thôi, bạn vẫn cần cố gắng vắt càng nhiều càng tốt. 5. Nếu có thể, hãy đợi ít nhất là 3-4 tuần rồi mới cho bé cai hẳn bú mẹ và chuyển sang cho bé bú bình. Vì có bé vẫn ổn khi đổi từ núm vú mẹ sáng bú bình, nhưng có bé lại gặp khó khăn khi phải thay đổi quá sớm. 6. Sữa mẹ có thể có nhiều màu sắc, mùi vị, độ đậm đặc khác nhau tùy theo mỗi lần vắt. Điều này là hoàn toàn bình thường. Tuy nhiên bạn vẫn cần theo dõi chất lượng sữa trước và sau những lần hút sữa. Sữa khi mới "ra lò" thường loãng như nước, là dòng sữa đầu tiên được tiết ra khi vắt, rất phù hợp khi bé khát. Dòng sữa sau đặc hơn, gần như kem, có chứa chất béo, giúp bé tăng trưởng và phát triển cân nặng, thường đến sau một vài phút sau khi bạn ngưng vắt loạt sữa đầu.
Xem thêm
Kích thích sữa về nhanh hơn sau khi sinh. Giảm tắc tia sữa trong trường hợp bé không chịu bú trực tiếp. Tận dụng được tối đa lượng sữa non. Sữa non chỉ xuất hiện 48 giờ sau sinh, nếu các mẹ không thể gọi sữa về tự nhiên, hoặc bé không hợp tác thì chiếc máy hút sẽ giúp các mẹ. Hỗ trợ mẹ kéo dài thời gian nuôi còn bằng sữa mẹ.
Xem thêm
Để đảm bảo con mình được lớn lên an toàn bằng sữa mẹ, không ít mẹ đã thực hiện giải pháp tích trữ sữa mẹ rồi đem bảo quản chúng trong tủ lạnh. Tuy nhiên liệu các mẹ có biết cách bảo quản sữa mẹ để ngăn mát tủ lạnh đúng cách, hay thời gian sữa mẹ để trong tủ lạnh được bao lâu hay không? Theo đó, sữa mẹ để ngăn mát được bao lâu sẽ tùy vào nhiệt độ bảo quản và cách mà mẹ bảo quản sữa. Thông thường, nhiệt độ bảo quản sữa mẹ càng thấp thì thời gian bảo quản sẽ càng được lâu hơn. Trong trường hợp mẹ vắt và trữ sữa trong ngăn mát tủ lạnh thì thời gian bảo quản tối đa là từ 1 - 3 ngày.
Xem thêm
Một trong những sai lầm của các mẹ bỉm sữa khi sử dụng máy hút sữa đó chính là sai tư thế như: ngồi ngả ngã nghiêng trên ghế (hoặc vào tường), khòm lưng, tệ hơn là nằm khi hút sữa,… Việc này sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng đến qua trình tiết sữa của mẹ, gây tổn thương cho núm vú. Về lâu dài, những việc nhỏ từ thói quen này có thể sẽ ảnh hưởng đến cột sống của các mẹ. Do đó, các mẹ cần ngồi đúng tư thể khi lấy sữa nhé, tư thể đúng sẽ là ngồi thẳng lưng, không cúi hay vươn người. Một không gian yên tĩnh, trong lành và thoải mái sẽ giúp bạn không bị phân tâm. Hãy hít thở thật sâu. Bên cạnh đó, các mẹ nên chọn máy hút sữa điện đôi để giúp việc lấy sữa đều đặn ở cả 2 bên, cũng như tiết kiệm thời gian khi vắt sữa.”
Xem thêm
Xem tất cả hỏi đáp với chuyên mục: Vắt sữa (Dinh dưỡng cho trẻ)
Bình luận (0)

Đăng nhập để có thể bình luận

Chưa có bình luận nào. Bạn hãy là người đầu tiên cho tôi biết ý kiến!