Ăn dặm thế nào là hợp lý? Thời điểm bắt đầu, nguyên tắc, thực phẩm và các phương pháp phổ biến

Sau sữa mẹ, ăn dặm là bước đệm đầu đời giúp trẻ phát triển và hoàn thiện khả năng ăn uống, bổ sung các chất dinh dưỡng cần thiết để phát triển toàn diện một cách khỏe mạnh và đầy đủ nhất. Bài viết này sẽ giúp bố mẹ có một cái nhìn tổng quan về ăn dặm cho trẻ: ăn dặm là gì, khi nào nên cho trẻ ăn dặm, ăn dặm đúng cách, thực đơn cho trẻ ăn dặm…

Ăn dặm là gì?

Ăn dặm là giai đoạn bé chuyển dần từ việc bú sữa mẹ hoàn toàn sang ăn các loại thực phẩm khác nhau, nhằm đáp ứng nhu cầu về năng lượng và dưỡng chất. Đây là bước đệm giúp bé phát triển toàn diện và hoàn thiện kỹ năng ăn uống.

Đối với trẻ dưới 1 tuổi, thức ăn chính của bé là sữa mẹ/SCT. Tuy nhiên đến giai đoạn 6 tháng tuổi, cơ thể bé bắt đầu đòi hỏi nhiều chất dinh dưỡng hơn từ các loại thực phẩm ngoài sữa.

Sữa mẹ có đầy đủ các chất dinh dưỡng và nhiều yếu tố kháng khuẩn giúp khả năng đề kháng của trẻ tốt hơn, giảm các nguy cơ mắc bệnh. Sữa mẹ chứa 5% calo protein, 45% calo chất bột đường, 50% calo chất béo, vitamin, khoáng chất và các thành phần kích thích miễn dịch. Chính vì thế, khi chuyển sang giai đoạn cho trẻ ăn dặm, mẹ vẫn cần cũng cấp sữa cho trẻ đầy đủ, vẫn cho trẻ bú nhưng giảm bớt lượng sữa và bổ sung các lượng thức ăn phù hợp theo từng độ tuổi của trẻ. 

Từ khi bé được 6 tháng tuổi năng lượng từ sữa mẹ chỉ đủ cung cấp khoảng 450kcal/ngày, trong khi đó giai đoạn này trẻ cần khoảng gần 700kcal/ngày. Do vậy, ăn dặm đúng cách là cần thiết để bù đắp khoảng cách thiếu hụt năng lượng này và lượng thức ăn trong các bữa ăn dặm cũng cần tăng lên khi trẻ lớn lên (tăng về số lượng và đậm độ đặc dần lên), nếu không đảm bảo đủ bữa ăn dặm trẻ sẽ còi cọc, phát triển chậm. Hơn nữa trong giai đoạn này, lượng sắt dự trữ không còn, do vậy trẻ sẽ thiếu sắt nếu chỉ được cung cấp từ nguồn sữa mẹ, do vậy ăn dặm sẽ là nguồn cung cấp đủ lượng sắt cần thiết bù đắp sự thiếu hụt đó. Nếu cơ thể trẻ không có đủ lượng sắt cần thiết trẻ sẽ bị thiếu máu. Khoảng thiếu hụt sắt lớn nhất vào lúc trẻ 6 -12 tháng và nguy cơ thiếu máu lớn nhất cũng ở nhóm tuổi này.

Thời điểm bắt đầu ăn dặm

Video: Mách cha mẹ cho trẻ ăn dặm đúng cách.

Theo khuyến cáo của Viện Dinh dưỡng Quốc gia, sau 6 tháng đầu đời là thời điểm tốt nhất và thích hợp nhất để bắt đầu cho trẻ ăn dặm. Từ sau giai đoạn này, trẻ phát triển mạnh mẽ, tăng trưởng không ngừng. Điều này cũng có nghĩa rằng nhu cầu cả về thể chất và dinh dưỡng của trẻ cũng tăng lên.

Trong khi đó, sau 6 tháng sau sinh, sữa mẹ bắt đầu ít và loãng dần nên không thể đáp ứng đủ nhu cầu dinh dưỡng cần thiết cho trẻ. Viện Dinh dưỡng Quốc gia cũng cho biết: từ 6 đến 12 tháng sau sinh, sữa mẹ chỉ có thể cung cấp hơn một nửa nhu cầu dinh dưỡng của trẻ và từ 12 đến 24 tháng, sữa mẹ chỉ đáp ứng đủ ít nhất 1/3 nhu cầu dinh dưỡng của trẻ. Chính vì vậy, sau 6 tháng tuổi, trẻ rất cần được bổ sung các chất dinh dưỡng cần thiết để đảm bảo sự phát triển khỏe mạnh và tốt nhất. Và cách tốt nhất để đáp ứng được điều này không gì khác chính là cho trẻ ăn dặm.

Trước 4 tháng tuổi, cơ thể trẻ chưa có đủ men amylase để tiêu hóa chất bột. Do vậy, nếu cho bé ăn dặm trước 4 tháng dễ khiến bé dễ chán sữa mẹ nên bú ít đi, dẫn đến tình trạng thiếu hụt các dưỡng chất thiết yếu, quan trọng từ sữa mẹ. Điều này làm bé giảm sức đề kháng, tăng nguy cơ suy dinh dưỡng và ảnh hưởng nghiêm trọng đến quá trình phát triển. Mặt khác, bé dễ bị dị ứng thực phẩm do hệ tiêu hóa khi bé 4 tháng tuổi vẫn chưa hoàn thiện, đặc biệt là những bé có cơ địa nhạy cảm. Vì vậy, bé có nguy cơ cao bị tiêu chảy, rối loạn tiêu hóa vì hệ tiêu hóa non nớt chưa đủ men để xử lý tinh bột và những thức ăn phức tạp khác.

Sau 6 tháng đầu đời là thời điểm tốt nhất và thích hợp nhất để bắt đầu cho trẻ ăn dặmSau 6 tháng đầu đời là thời điểm tốt nhất và thích hợp nhất để bắt đầu cho trẻ ăn dặmNgược lại, nếu cho bé ăn dặm muộn sau 6 tháng tuổi, nhiều khả năng trẻ sẽ đứng cân, tăng trưởng chậm. Bởi vì khi này sữa mẹ không cung cấp đủ chất dinh dưỡng cần thiết cho trẻ phát triển.

Ngoài đặc điểm về tháng tuổi, mẹ cũng có thể nhận biết con đã sẵn sàng ăn dặm hay chưa bằng cách quan sát các dấu hiệu sau:

  • Bé cứng cổ, có thể giữ thẳng đầu (đây là dấu hiệu rất quan trọng)
  • Bé có thể tự ngồi tốt hoặc ngồi vững và cần rất ít sự trợ giúp
  • Có thể tự cầm và đưa đồ vật vào mồm một cách chính xác

Nguyên tắc ăn dặm đúng cách

Theo kinh nghiệm được đúc kết từ việc chăm sóc sức khỏe trẻ em của Hiệp hội Nhi khoa Hoa Kỳ (American Academy of Pediatrics), ăn dặm đúng cách cần đảm bảo những nguyên tắc sau:

  • Cho trẻ tập ăn dặm những thức ăn gần giống với sữa mẹ hoặc gần giống với sữa công thức để bé quen dần với “những thức ăn mới lạ”. Nên tuân thủ nguyên tắc “ngọt - mặn” khi bắt đầu giai đoạn cho bé ăn dặm, thường thì bột ngọt sẽ là lựa chọn đầu tiên khi tập cho trẻ ăn dặm vì mùi vị “tương tự” với sữa mẹ, trẻ được cho ăn dặm bằng bột ngọt trước rồi sẽ dần thay thế bằng bột mặn với nhiều thành phần dinh dưỡng hơn.
  • Nguyên tắc “ít - nhiều” để luyện tập cho hệ tiêu hóa của trẻ thích ứng dần với lượng và thành phần thức ăn ngày càng phong phú. Cho trẻ ăn với lượng ít rồi tăng dần đạt ăn 10 gram bột, rau xanh tăng dần đạt 10 gram, thịt 10 gram sau khi say, dầu ăn hoặc mỡ động vật đạt 5 ml mỗi bữa ... sẽ đảm bảo sự tiêu hóa và cung cấp đầy đủ năng lượng - dưỡng chất cần thiết cho nhu cầu tăng trưởng và phát triển của trẻ.
  • Nguyên tắc “loãng - đặc” cần ghi nhớ để quá trình ăn dặm của trẻ luôn được “suôn sẻ”, đây là nguyên tắc giúp trẻ không bị “phản ứng” khi tiếp xúc với thức ăn lạ và hệ tiêu hóa của trẻ có thể tiêu hóa được những thức ăn phức tạp hơn.
  • Nguyên tắc “tô màu chén bột” nghĩa là bột ăn dặm của trẻ cũng đảm bảo đủ 4 nhóm thức ăn quan trọng giúp trẻ phát triển tốt.
  • Nguyên tắc “không ép trẻ ăn” khi trẻ không muốn ăn nữa hoặc tỏ ra phản đối việc ăn dặm, cha mẹ nên cho trẻ tạm ngưng việc ăn dặm một thời gian 5 - 7 ngày rồi sau đó sẽ tiếp tục tập luyện để trẻ không bị căng thẳng trong việc ăn dặm.

Khi bắt đầu ăn dặm, sau lần thử thứ nhất, nếu bé háo hức há miệng và vui vẻ tiếp nhận đồ ăn thì bạn có thể yên tâm là bé đã sẵn sàng. Trái lại, nếu bé nhăn nhó, ngoảnh mặt đi hoặc phì thức ăn ra thì bé chưa sẵn sàng và mẹ không nên ép con. Nếu lần đầu chưa thành công, mẹ hãy kiên trì thử lại. Nói chung, thường phải sau 6-10 lần trẻ mới chấp nhận thức ăn mới và khả năng này tăng lên đáng kể sau 12-15 lần thử.

Thực phẩm cho trẻ ăn dặm

Thực phẩm cho trẻ ăn dặm nên đầy đủ cả 4 nhóm: tinh bột, đạm, rau củ/trái cây và chất béoThực phẩm cho trẻ ăn dặm nên đầy đủ cả 4 nhóm: tinh bột, đạm, rau củ/trái cây và chất béoĐể bắt đầu quá trình ăn dặm cho trẻ, bố mẹ chỉ nên chọn các loại thức ăn dễ tiêu hóa như các loại rau, củ, quả, cháo… Tuy nhiên, khi trẻ tới giai đoạn từ 9 đến 11 tháng tuổi, bố mẹ cần bổ sung dinh dưỡng cho trẻ đa dạng hơn và đảm bảo đầy đủ 4 nhóm chất dinh dưỡng gồm: 

Nhóm tinh bột 

Nhóm thực phẩm cung cấp năng lượng hàng ngày cho bé ăn dặm. Mẹ có thể nghiền cháo, khoai cho bé làm quen với nhóm thực phẩm này, hoặc nấu bột yến mạch cho thêm phong phú bữa ăn của bé. Mẹ nên sử dụng gạo tẻ gạo tám mới, không nên trộn lẫn gạo nếp (gây đặc khó ăn) không kết hợp với ý dĩ, hạt sen, đậu xanh dễ gây cảm giác chán khó ăn và chậm tiêu cho trẻ, với trẻ trên 1 tuổi nên đa dạng thực đơn ăn dặm để tránh làm trẻ biếng ăn do ăn cháo quá lâu: nên chế biến súp khoai tây thịt bò xay, bún, phở, bánh đa... để trẻ hào hứng với bữa ăn dặm.

Nhóm chất đạm

Chất đạm thịt nạc (lợn, gà), lòng đỏ trứng gà: là những thực phẩm giàu đạm dễ tiêu khuyến nghị dùng cho trẻ khi mới bắt đầu tập ăn dặm, sau đó cho trẻ ăn thịt bò, cá, tôm, cua (khi sang tháng tuổi thứ 7), trên 1 tuổi nên cho trẻ ăn cả quả trứng gà (cả lòng đỏ và lòng trắng). Chất đạm đóng vai trò quan trọng trong sự phát triển của bé, trong cơ thể, đạm sẽ cung cấp các axit amin cần thiết thúc đẩy sự tăng trưởng và phục hồi của tế bào. Mẹ chú ý không nên cho bé ăn quá nhiều đạm, vì sẽ gây hại đến hệ tiêu hóa còn non nớt của bé, nên cho bé ăn cả đạm động vật (gồm thịt, cá...) và đạm thực vật (các loại đậu đỗ...), việc kết hợp hài hòa giữa đạm động vật và thực vật sẽ giúp bé phát triển khỏe mạnh.

Nhóm rau củ và trái cây

Cung cấp vitamin và một số khoáng chất, chất xơ sẽ hỗ trợ cho hệ tiêu hóa của bé. bạn cũng có thể tập cho bé ăn hoa quả tươi như nạo chuối tiêu, uống nước cam, xoài xay, đu đủ xay... những thực phẩm này sẽ giúp bổ sung rất nhiều vitamin, các chất chống oxy hóa và khoáng chất giúp cho hệ miễn dịch của bé phát triển, phòng chống các bệnh về đường ruột. Tuy nhiên mẹ cần chú ý chế biến rau củ quả cho đúng cách như rửa rau dưới vòi nước, không dự trữ rau củ quá lâu... để không làm mất chất dinh dưỡng và ảnh hưởng đến sức khỏe của bé.

Nhóm chất béo

Chất béo ngoài việc cung cấp năng lượng, còn là thành phần của màng tế bào và mô não. Nhóm chất béo đóng vai trò quan trọng là dung môi giúp các vitamin A, D, E, K... hòa tan hấp thu vào cơ thể. trẻ cần ăn cả dầu thực vật và mỡ động vật (mỡ gà, mỡ lợn...), với tỷ lệ tốt nhất là 1:1 nên xen kẽ các bữa dầu và mỡ. Các loại dầu thực vật nên ăn đa dạng (đậu nành, mè, dầu cá hồi...) riêng dầu gấc không nên ăn hàng ngày mà chỉ nên 1-2 lần/tuần để tránh vàng da do thừa tiền vitamin A.

Thực phẩm nên tránh khi cho bé ăn dặm

Thực phẩm ăn dặm cho bé không phải là tất cả các loại thực phẩm mà người lớn chúng ta ăn hàng ngày. Một số loại thực phẩm dễ gây dị ứng nguy hiểm, khó tiêu hoặc chứa nhiều chất không có lợi cho hệ tiêu hóa non nớt được các chuyên gia khuyến cáo không nên cho trẻ làm quen trong quá trình ăn dặm.

Một số thực phẩm, gia vị mẹ cần lưu ý không nên cho bé làm quen khi ăn dặm đó là:

  • Mật ong: Tuyệt đối không cho trẻ dưới 1 tuổi ăn mật ong cũng như các loại thức ăn chứa mật ong
  • Muối và các sản phẩm chế biến sẵn chứa nhiều muối
  • Đường và các sản phẩm chứa đường (nước trái cây đóng chai, sữa tươi, bánh kẹo...)
  • Sữa tươi, trứng, lạc và các loại hạt khác
  • Các loại quả tròn nhỏ có khả năng gây hóc, nghẹn nên được sơ chế và chế biến cẩn thận trước khi cho trẻ ăn
Tuyệt đối không cho trẻ dưới 1 tuổi ăn mật ong và các món ăn có chứa mật ongTuyệt đối không cho trẻ dưới 1 tuổi ăn mật ong và các món ăn có chứa mật ong

Đối với muối và đường, nhiều mẹ cho rằng nếu không nêm gia vị thì thức ăn sẽ nhạt và khó ăn làm con biếng ăn, không thích thú với bữa ăn. Điều này đã được các chuyên gia chứng minh là không đúng vì vị giác của trẻ nhỏ chưa phát triển như người lớn, trẻ chưa phân biệt được mặn nhạt nên đây không phải lý do khiến trẻ lười ăn, biếng ăn.

Quan trọng hơn là thận của trẻ dưới 1 tuổi chưa hoàn thiện để lọc quá nhiều muối và đường trong thức ăn, vì thế nên việc nêm gia vị vào thức ăn của trẻ sẽ khiến các cơ quan trong cơ thể làm việc quá tải, dễ dẫn đến một số bệnh cho trẻ sau này.

Dụng cụ ăn dặm cho bé

Những dụng cụ cần thiết cho bé ăn dặm mẹ cần chuẩn bị bao gồm: Đồ dùng chế biến và dụng cụ khi cho trẻ ăn dặm.

Đồ dùng chế biến gồm có: Máy xay thức ăn hoặc bộ chế biến đồ ăn dặm kiểu Nhật (nếu mẹ cho bé ăn dặm kiểu Nhật), khay đá và các dụng cụ lưu trữ thực phẩm, dao cắt thực phẩm hình răng cưa (nếu mẹ cho bé ăn dặm BLW) và các loại đồ dùng cần thiết khác.

Khay trữ thực phẩm cho béKhay trữ thực phẩm cho béDụng cụ ăn dặm cho trẻ gồm: Ghế ăn dặm, bát nhỏ, thìa, dĩa, khay đựng thức ăn, yếm ăn, cốc tập uống...

Dụng cụ cho bé ăn dặm nên được chuẩn bị riêng.

Đồ ăn dặm cho bé nên được chuẩn bị và chế biến bằng các đồ dùng làm từ nguyên liệu an toàn, nếu làm từ nhựa thì cần chọn nhựa không chứa BPA. Dụng cụ chế biến đồ sống và đồ chín nên phân biệt rõ ràng. Các đồ dùng để chế biến và cho bé ăn dặm cũng nên dùng các dụng cụ riêng, không dùng chung với đồ dùng của cả gia đình.

Ghế ăn dặm là dụng cụ ăn dặm rất quan trọng nếu mẹ muốn tập cho con thói quen ăn uống khoa học và kỉ luật bàn ăn. Có 2 loại ghế ăn dặm phổ biến trên thị trường là ghế gấp gọn Booster Seat (thích hợp với gia đình không ngồi bàn ăn hoặc ngồi bàn ăn thấp) và ghế cao High Chair (ghế ăn lắp vào ghế ăn cao của gia đình). 

Ghế ăn dặm cho béGhế ăn dặm cho bé

Cũng như các đồ ăn dặm khác, ghế ăn dặm mẹ nên chọn loại làm từ nhựa không chứa BPA hoặc gỗ an toàn cho trẻ.

Thực đơn ăn dặm cho trẻ theo từng độ tuổi

1. Thực đơn ăn dặm cho trẻ 6 tháng đến 12 tháng tuổi

  • Trẻ từ 6 – 8 tháng tuổi: Đây là giai đoạn trẻ tập làm quen với các loại thức ăn khác sữa mẹ, vì vậy bố mẹ nên cho trẻ ăn các loại thức ăn mềm, dễ tiêu. Đồng thời, chế độ ăn dặm cho trẻ 6 tháng đến 8 tháng cũng nên bắt đầu thật chậm rãi, từ từ và thay đổi dần dần để trẻ có thời gian thích nghi. Những ngày đầu chỉ nên cho trẻ ăn 1 bữa/ngày, dần tăng lên 2 bữa/ngày và tăng dần độ đặc của thức ăn.
  • Trẻ từ 9-11 tháng tuổi: Ở giai đoạn này, bố mẹ đã có thể cho trẻ ăn nhiều hơn, 3 đến 4 bữa/ngày với các loại thức ăn dặm cho trẻ đặc hơn. Ngoài ra, bố mẹ cũng nên đa dạng các món như thịt, trứng, hải sản và đặc biệt là thêm dầu, mỡ để bổ sung đủ chất cho trẻ. Bố mẹ cũng nên duy trì cho trẻ ăn nhiều trái cây và vẫn cho trẻ bú sữa mẹ hoặc uống sữa công thức hàng ngày.
Bố mẹ nên cho trẻ ăn các loại thức ăn mềm, dễ tiêuBố mẹ nên cho trẻ ăn các loại thức ăn mềm, dễ tiêu

2. Thực đơn ăn dặm cho trẻ từ 12-23 tháng tuổi

Giai đoạn này trẻ đã khá quen với việc ăn dặm, bố mẹ có thể đa dạng các loại thức ăn và cho trẻ ăn nhiều hơn, 4 bữa/ngày. Bố mẹ nhớ đảm bảo đủ các nhóm dinh dưỡng, cân đối và phân bổ vào các món ăn để trẻ vừa ăn no, ăn ngon mà không bị thiếu chất.

3. Thực đơn ăn dặm cho trẻ từ 24-36 tháng tuổi

Khi trẻ đã phát triển đến giai đoạn này, bố mẹ đã có thể cho trẻ ăn cơm và các món ăn như khẩu phần ăn của người lớn. Tuy nhiên, bố mẹ cũng cần tránh những thức ăn khó nhai, dai, cứng hoặc có khả năng gây hóc, nghẹn.

Hết 2 tuổi, nhiều trẻ đã cai sữa mẹ. Chính vì thế, bữa ăn của trẻ càng cần được bổ sung nhiều chất dinh dưỡng để đảm bảo sự phát triển toàn diện. Bố mẹ nên cho trẻ ăn 3 đến 4 bữa chính/ngày, đồng thời kèm 1 đến 2 bữa phụ.

Các phương pháp ăn dặm

Hiện nay có nhiều phương pháp ăn dặm cho bé để cha mẹ có thể lựa chọn áp dụng cho con em mình. Dưới đây là một số phương pháp phổ biến:

Cho bé ăn dặm theo kiểu truyền thống

Ăn dặm theo phương pháp truyền thống đã không còn quá xa lạ với các mẹ Việt Nam. Để làm bột ăn dặm cho bé, các mẹ sẽ xay bột chung với các loại thức ăn như thịt, rau, cá. Khi trẻ đã mọc răng sẽ ăn cháo cùng với thức ăn được xay nhuyễn.  

Ưu điểm:

  • Nếu mẹ áp dụng phương pháp ăn dặm truyền thống bé có thể ăn số lượng nhiều ngay từ những ngày đầu nên dễ tăng cân tốt.
  • Đồ ăn được xay nhuyễn an toàn cho hệ tiêu hóa.
  • Vì là phương pháp truyền thống nên dễ nhận được sự ủng hộ của gia đình.

Nhược điểm:

  • Trẻ ăn nhiều thức ăn xay nhuyễn có thể ảnh hưởng đến khả năng ăn thô sau này. 
  • Xay nhiều thức ăn chung với nhau nên khi trẻ bị dị ứng mẹ khó phát hiện bé dị ứng với đồ ăn nào.
  • Nhiều thực phẩm xay nhuyễn nên khiến bé gặp khó khăn khi phân biệt từng loại nguyên liệu. 
Ăn dặm cho bé theo phương pháp truyền thống giúp bé dễ tăng cânĂn dặm cho bé theo phương pháp truyền thống giúp bé dễ tăng cân

Cho bé ăn dặm theo phương pháp tự bé chỉ huy

Đây là phương pháp được các nước phương Tây áp dụng nhiều. Phương pháp ăn dặm cho bé này các mẹ thường không xay nhuyễn thức ăn và không đút thìa mà để bé tự ăn. Mẹ sẽ chỉ ngồi hướng dẫn bé đưa thức ăn vào miệng, việc còn lại là của bé.

Ưu điểm: 

  • Bé có thể phát triển được kỹ năng nhai và kiểm soát thức ăn. 
  • Bé được chủ động “nắm quyền” kiểm soát thức ăn, nhờ đó được tự do khám phá các mùi vị mình thích.
  • Bé có thể dễ dàng tham gia cùng mọi người trong gia đình khi đến bữa ăn.

Nhược điểm:

  • Bé tự ăn nên lượng thức ăn đưa vào cơ thể không được kiểm soát, dễ bị sụt cân, chững cân.
  • Vì ngay từ khi bắt đầu bé đã ăn đồ cứng nên nguy cơ bị hóc cao.
  • Mẹ tốn thời gian dọn dẹp “chiến trường” sau khi bé ăn xong.

Cho bé ăn theo phương pháp tự chỉ huy mẹ sẽ tốn công dọn dẹp “chiến trường”Cho bé ăn theo phương pháp tự chỉ huy mẹ sẽ tốn công dọn dẹp “chiến trường”Cho bé ăn theo phương pháp của Nhật

Ăn dặm kiểu Nhật rất tốt cho thận của trẻĂn dặm kiểu Nhật rất tốt cho thận của trẻ

Ăn dặm cho bé theo phương pháp của Nhật là pha cháo loãng qua rây tới tỷ lệ 1:10 chứ không quấy thành bột. Các loại rau, thịt cũng được chế biến riêng với độ thô phù hợp.

Ưu điểm:

  • Bé làm quen được với các loại thức ăn khác nhau, giúp cho khả năng nhận diện mùi vị thức ăn phát triển.
  • Ăn theo phương pháp này tốt cho thận của trẻ.
  • Bé không bị gò ép, tạo cảm giác thoải mái khi ăn đồng thời tạo được thói quen ngồi ăn nhanh và tập trung.

Nhược điểm:

  • Các mẹ sẽ rất tốn thời gian trong việc dạy cho bé ngồi và cầm thìa.
  • Chế biến các loại thức ăn riêng biệt cũng rất tốn thời gian. 

Xem thêm:

Câu hỏi liên quan

Ăn dặm truyền thống là phương pháp ăn dặm lâu đời, được cha ông ta ưa chuộng sử dụng trong việc nuôi con nhỏ. Cách chế biến bao gồm việc xay nhuyễn các loại thức ăn và trộn chung vào loại đồ ăn chính, ban đầu là với bột, sau đó là các loại thịt, cá, rau, củ để tạo ra các món cháo và bột khác nhau. Ưu điểm: Nếu mẹ áp dụng phương pháp ăn dặm truyền thống bé có thể ăn số lượng nhiều ngay từ những ngày đầu nên dễ tăng cân tốt. Đồ ăn được xay nhuyễn an toàn cho hệ tiêu hóa. Vì là phương pháp truyền thống nên dễ nhận được sự ủng hộ của gia đình. Nhược điểm: Trẻ ăn nhiều thức ăn xay nhuyễn có thể ảnh hưởng đến khả năng ăn thô sau này. Xay nhiều thức ăn chung với nhau nên khi trẻ bị dị ứng mẹ khó phát hiện bé dị ứng với đồ ăn nào. Nhiều thực phẩm xay nhuyễn nên khiến bé gặp khó khăn khi phân biệt từng loại nguyên liệu.
Xem thêm
Ăn dặm tự chỉ huy (Baby led weaning) hay còn gọi là ăn dặm kiểu BLW, là phương pháp ăn dặm cho phép bé tự quyết định món ăn và cách ăn. Ở phương pháp này, trẻ được tự ý quyết định những món mà trẻ sẽ ăn trước hay ăn sau, thích ăn hoặc không thích ăn, trẻ ăn bốc, hay tự tay cầm thức ăn đưa vào miệng theo cách mà trẻ muốn...Điều này đòi hỏi các bố mẹ phải tôn trọng quyết định và sở thích ăn uống của trẻ để trẻ có thể tự do thể hiện và khám phá cũng như làm quen với việc ăn uống một cách tự nhiên nhất. Áp dụng BLW cực kỳ đơn giản. Nguyên tắc chính là nhà ăn gì thì cho bé ăn đấy. Không cần cầu kỳ nấu riêng, không cần máy xay máy nghiền gì cả. Tuy nhiên có một vài điều quan trọng mẹ cần lưu ý:
Xem thêm
Tập cho trẻ ăn dặm tự chỉ huy quá sớm Chọn sai thực phẩm khi cho bé ăn dặm BLW Cho bé ăn quá nhiều đồ ăn trong một bữa
Xem thêm
Thứ 2: Cháo mịn khoai tây, cải bó xôi. Thứ 3: Khoai lang nghiền, cải thìa. Thứ 4: Cháo mịn cà rốt, bông cải. Thứ 5: Cháo mịn bắp cải, đậu xanh. Thứ 6: Cháo mịn trứng, cà chua. Thứ 7: Súp khoai tây sữa, đậu. Chủ nhật: Cháo bí đỏ, cải xoăn.
Xem thêm
Cho trẻ tập ăn dặm những thức ăn gần giống với sữa mẹ hoặc gần giống với sữa công thức để bé quen dần với “những thức ăn mới lạ”. Nên tuân thủ nguyên tắc “ngọt - mặn” khi bắt đầu giai đoạn cho bé ăn dặm, thường thì bột ngọt sẽ là lựa chọn đầu tiên khi tập cho trẻ ăn dặm vì mùi vị “tương tự” với sữa mẹ, trẻ được cho ăn dặm bằng bột ngọt trước rồi sẽ dần thay thế bằng bột mặn với nhiều thành phần dinh dưỡng hơn. Nguyên tắc “ít - nhiều” để luyện tập cho hệ tiêu hóa của trẻ thích ứng dần với lượng và thành phần thức ăn ngày càng phong phú. Cho trẻ ăn với lượng ít rồi tăng dần đạt ăn 10 gram bột, rau xanh tăng dần đạt 10 gram, thịt 10 gram sau khi say, dầu ăn hoặc mỡ động vật đạt 5 ml mỗi bữa ... sẽ đảm bảo sự tiêu hóa và cung cấp đầy đủ năng lượng - dưỡng chất cần thiết cho nhu cầu tăng trưởng và phát triển của trẻ. Nguyên tắc “loãng - đặc” cần ghi nhớ để quá trình ăn dặm của trẻ luôn được “suôn sẻ”, đây là nguyên tắc giúp trẻ không bị “phản ứng” khi tiếp xúc với thức ăn lạ và hệ tiêu hóa của trẻ có thể tiêu hóa được những thức ăn phức tạp hơn. Nguyên tắc “tô màu chén bột” nghĩa là bột ăn dặm của trẻ cũng đảm bảo đủ 4 nhóm thức ăn quan trọng giúp trẻ phát triển tốt. Nguyên tắc “không ép trẻ ăn” khi trẻ không muốn ăn nữa hoặc tỏ ra phản đối việc ăn dặm, cha mẹ nên cho trẻ tạm ngưng việc ăn dặm một thời gian 5 - 7 ngày rồi sau đó sẽ tiếp tục tập luyện để trẻ không bị căng thẳng trong việc ăn dặm.
Xem thêm
Giúp trẻ rèn luyện được sự khéo léo trong cách tiếp cận và xử lý thức ăn, tăng khả năng nhận biết, phân biệt thức ăn qua vị giác, khứu giác và thị giác. Giúp trẻ có thể hình dung, hiểu thế giới chỉ thông qua việc chơi với thức ăn. Tham gia các bữa ăn cùng với gia đình sẽ giúp tạo sự gần gũi và thân thiết giữa bé với các thành viên trong gia đình. Mặt khác, trẻ hay có đặc tính bắt chước hành vi và thói quen của người lớn. Do vậy, trong các bữa ăn, các hành vi ứng xử, cách xử lý hay giao tiếp của mọi người trong gia đình đều có thể ảnh hưởng đến bé. Một bữa ăn lành mạnh và đúng nghĩa sẽ giúp trẻ học hỏi được nhiều điều. Cho trẻ tự ăn cũng là một cách để trẻ có thể tự rèn luyện sự khéo léo trong việc phối hợp các hành động của tay, miệng mắt trong việc thực hiện thao tác lấy vào đưa thức ăn vào miệng.
Xem thêm
Cho bé ăn dặm đúng thời điểm: Giai đoạn bé có thể bắt đầu ăn dặm là khi được 6 tháng tuổi. Mẹ lưu ý không nên cho trẻ ăn dặm quá sớm vì lúc đó hệ tiêu hóa và miễn dịch của bé chưa phát triển đủ để xử lý và dung nạp nguồn thức ăn mới. Sữa mẹ là nguồn dinh dưỡng chính: Ăn dặm chỉ là bữa phụ và mẹ cần đảm bảo bé lịch ăn dặm được phân bổ xen kẽ với các cữ sữa mẹ để đáp ứng nhu cầu dinh dưỡng của bé trong giai đoạn này. Ăn dặm đủ 4 nhóm dưỡng chất: Mỗi bữa ăn dặm của bé cần đầy đủ 4 nhóm dưỡng chất thiết yếu: bột đường, chất đạm, chất béo, vitamin & khoáng chất theo tỷ lệ cân đối cho bé ăn dặm. Ăn từ ngọt đến mặn: Cho bé bắt đầu ăn dặm với bột “vị ngọt” như gạo sữa, yến mạch sữa, trái cây nghiền,… để bé dễ thích nghi với loại thức ăn mới, sau 2 – 4 tuần có thể chuyển sang bột vị mặn. Ăn từ loãng đến đặc: Với ăn dặm truyền thống, mẹ cần xay nhuyễn mịn các nguyên liệu khi bé mới tập ăn. Dần dần, mẹ có thể tăng dần độ thô để bé làm quen với việc nhai thức ăn. Ăn từ ít đến nhiều: Cho bé ăn từ từ, từng chút một, từ ít đến nhiều. Mẹ nên kiểm tra các nguy cơ dị ứng cũng như khả năng tiêu hóa của bé khi cho bé thử thức ăn mới. Đa dạng hương vị trong thực đơn ăn dặm: Kết hợp với nhiều loại thức ăn, thay đổi thường xuyên để đảm bảo đầy đủ dinh dưỡng cũng như làm cho bé không bị ngán khi phải ăn một món nhiều lần.
Xem thêm
Nhóm tinh bột, nhóm chất đạm, nhóm rau củ và hoa quả và nhóm chất béo
Xem thêm
Mật ong: Tuyệt đối không cho trẻ dưới 1 tuổi ăn mật ong cũng như các loại thức ăn chứa mật ong Muối và các sản phẩm chế biến sẵn chứa nhiều muối Đường và các sản phẩm chứa đường (nước trái cây đóng chai, sữa tươi, bánh kẹo...) Sữa tươi, trứng, lạc và các loại hạt khác Các loại quả tròn nhỏ có khả năng gây hóc, nghẹn nên được sơ chế và chế biến cẩn thận trước khi cho trẻ ăn
Xem thêm
Theo khuyến cáo của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) trẻ nên bắt đầu ăn dặm khi tròn 6 tháng tuổi, vì những lý do sau: Vào giai đoạn 6 tháng tuổi thì hệ tiêu hóa của trẻ đã phát triển khá hoàn chỉnh nên có thể hấp thu những thức ăn đặc và phức tạp hơn so với sữa mẹ. Cơ thể trẻ thật sự cần những thức ăn bổ sung để phát triển khỏe mạnh vì nguồn sữa mẹ sau 6 tháng đã không đủ đáp ứng nhu cầu dinh dưỡng hàng ngày của trẻ nữa. Đồng thời các chuyên gia dinh dưỡng cũng khuyến khích các bậc phụ huynh nên bắt đầu giai đoạn cho trẻ ăn dặm vào thời điểm 6 tháng và kết thúc ở tháng thứ 24.
Xem thêm
Xem tất cả hỏi đáp với chuyên mục: Ăn dặm cho bé (dinh dưỡng cho trẻ)
Bình luận (0)

Đăng nhập để có thể bình luận

Chưa có bình luận nào. Bạn hãy là người đầu tiên cho tôi biết ý kiến!