Thở khò khè: Nguyên nhân, biện pháp điều trị và phòng ngừa

Thở khò khè là tiếng thở kèm theo âm thanh rít cường độ cao, thường do đường thở bị hẹp hoặc viêm.

Video: Hướng dẫn cách xử lý khi trẻ bị khò khè, có đờm 

Thở khò khè là dấu hiệu của một số bệnh lý. Trong khi một số bất thường này là tạm thời (như dị ứng) thì những bất thường khác có thể khá nghiêm trọng và cần phải nhập viện điều trị.

Nguyên nhân gây thở khò khè

Một trong những nguyên nhân phổ biến nhất của thở khò khè là do bệnh hen - khi cổ họng hoặc đường dẫn khí đến phổi bị phù nề hoặc thu hẹp. Tuy nhiên, thở khò khè cũng có thể là dấu hiệu ở một số bệnh lý khác. 

Các bệnh lý ở phổi

Bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính (COPD) là tình trạng bệnh lý ở phổi thường bao gồm nhiều vấn đề như các vấn đề ở phổi bao gồm khí phế thũng (là các túi khí trong phổi bị tổn thương) và viêm phế quản mạn tính (viêm phổi). Hầu hết những người bị COPD đều lớn tuổi và có yếu tố nguy cơ là hút thuốc. Thở khò khè và khó thở là hai triệu chứng của COPD.

Bệnh xơ nang 

Bệnh xơ nang là một bệnh ảnh hưởng đến các tuyến ngoại tiết và có thể gây tích tụ dịch trong phổi gây ra triệu chứng thở khò khè trên lâm sàng. 

Nhiễm trùng hô hấp

Viêm phế quản, là một bệnh nhiễm trùng ở các đường dẫn khí chính của phổi, có thể gây ra thở khò khè. Thở khò khè cũng là một triệu chứng của bệnh viêm phổi, một bệnh nhiễm trùng trong nhu mô của phổi.

Vấn đề về dây thanh âm

Rối loạn chức năng dây thanh (VCD), thường bị nhầm lẫn với bệnh hen, là tình trạng dây thanh không đóng mở ra một cách thích đáng. Một số triệu chứng của rối loạn chức năng dây thanh là:

Dị ứng

Ngay cả khi bạn không bị bệnh hen, nếu gặp phải tình trạng dị ứng cũng có thể gây ra triệu chứng khó thở hay thở khò khè. Các triệu chứng dị ứng gặp phải tùy thuộc vào tác nhân gây dị ứng, chẳng hạn như phấn hoa hoặc lông thú cưng.

Phản vệ, là một phản ứng dị ứng cấp tính và nghiêm trọng, cũng có thể gây ra thở khò khè. Sốc phản vệ là một tình trạng cấp cứu y tế. Bất kỳ ai nếu gặp phải các triệu chứng sốc phản vệ như ví dụ dưới đây cần gọi cứu cấp ngay lập tức:

Bệnh lý tại tim

Suy tim có thể gây ra thở khò khè hoặc cảm giác “khó thở”. Tình trạng thở khò khè này thường do dịch tích tụ trong phổi.

Bất thường hệ tiêu hóa

Bệnh trào ngược dạ dày thực quản (GERD), là chứng trào ngược axit mạn tính, thường có liên quan chặt chẽ với bệnh hen. Tình trạng trào ngược axit mạn tính này có thể làm trầm trọng thêm các triệu chứng hen do kích thích đường thở và phổi. Những người bị cả hen và GERD có thể nhận thấy thở khò khè nặng lên khi bệnh GERD bùng phát.

Yếu tố lối sống

Hút thuốc lá có thể:

  • Làm trầm trọng thêm các triệu chứng bệnh hen 
  • Tăng nguy cơ phát triển COPD
  • Gây ho và thở khò khè

Các yếu tố nguy cơ gây thở khò khè

Bất kì ai cũng có thể gặp phải tình trạng thở khò khè. Tuy nhiên, một số yếu tố nguy cơ nhất định có thể làm tăng nguy cơ mắc thở khò khè. Một số bệnh di truyền như bệnh hen, gây tình trạng thở khò khè.

Thở khò khè cũng có thể gặp trong:

  • Ung thư phổi
  • Trẻ ở tuổi học mẫu giáo, do mức độ phơi nhiễm ngày càng tăng
  • Người đã từng và đang hút thuốc lá.

Tránh các yếu tố nguy cơ, chẳng hạn như hút thuốc, có thể giúp cải thiện tình trạng thở khò khè. Bạn nên tránh xa các tác nhân có thể kích thích tình trạng thở khò khè, chẳng hạn như phấn hoa và các chất gây dị ứng khác, khi có thể. 

Khi nào cần đi khám

Hãy đi khám bác sĩ nếu lần đầu tiên bạn bị thở khò khè và dường như không thể tìm ra nguyên nhân. Tuy nhiên, hãy gọi cấp cứu khẩn cấp nếu bạn thở khò khè kèm theo:

  • Khó thở
  • Nổi mề đay
  • Phù mặt hoặc cổ họng

Điều trị thở khò khè

Do thở khò khè hầu như luôn là một triệu chứng của một bệnh lý tiềm ẩn nào đó, nên việc điều trị thường quan trọng là việc điều trị tình trạng bệnh nền.

Ở một số bệnh lý phổi nhất định, thuốc chống viêm kê đơn có thể làm giảm tình trạng viêm và chất nhầy tích tụ trong đường thở. Những loại thuốc này thường ở dạng ống hít, nhưng chúng cũng có sẵn dưới dạng lỏng được sử dụng qua máy phun sương.

Bệnh hen phế quản

Bệnh hen phế quản là một tình trạng không thể chữa khỏi, nhưng có thể được kiểm soát bằng:

  • Thuốc tác dụng nhanh (được sử dụng khi có dấu hiệu đầu tiên của các triệu chứng, chẳng hạn như thở khò khè)
  • Thuốc kiểm soát (có tác dụng làm giảm sưng và chất nhầy trong đường thở)
  • Sinh học (dành cho những người có các triệu chứng mạn tính, dai dẳng).

Viêm phế quản

Thông thường, viêm phế quản sẽ tự khỏi trừ khi bệnh tiến triển thành viêm phế quản mạn tính, tuy nhiên vẫn có những loại thuốc có thể giúp cải thiện triệu chứng bệnh như thuốc giãn phế quản và steroid, có tác dụng giãn đường thở. Các thuốc này có thể được dùng đường hít hoặc đường uống với thuốc viên.

Thuốc long đờm có thể giúp làm loãng chất nhầy trong phổi để người bệnh có thể ho ra dễ dàng hơn.

Phòng ngừa thở khò khè

Trong một số bệnh lý mạn tính như hen, thở khò khè thường không thể ngăn ngừa được nếu không điều trị. Tuy nhiên, uống thuốc theo chỉ định ngay khi bạn bắt đầu cảm thấy các triệu chứng báo hiệu xuất hiện có thể giúp giảm triệu chứng nhanh hơn.

Các cách khác để giảm khò khè bao gồm:

  • Bỏ thuốc lá
  • Giảm tiếp xúc với các tác nhân gây dị ứng hoặc hen khi có thể
  • Kiểm soát các triệu chứng cơ bản.

Tổng kết

Khò khè là một âm thanh cường độ cao xuất hiện khi thực hiện động tác thở. Nguyên nhân của thở khò khè thường do đường thở bị hẹp hoặc viêm nhiễm. Thở khò khè có thể là triệu chứng của một số bất thường khác, từ bệnh hen đến COPD hay các bệnh tim. Điều trị thở khò khè thường bao gồm điều trị tình trạng bệnh nền, bằng thuốc hít, thuốc viên hoặc thậm chí là thuốc tiêm. Khi được điều trị đúng cách và kịp thời, hầu hết các cơn thở khò khè có thể nhanh chóng được kiểm soát.

Nếu bạn cảm thấy tức ngực, khó thở và thở khò khè mà không rõ nguyên nhân tại sao, hãy gọi cấp cứu ngay lập tức.

Câu hỏi liên quan

Tình trạng trẻ thở khò khè như có đờm ở giai đoạn đầu với mức độ không quá nghiêm trọng thì cha mẹ không cần phải lo lắng quá, cần bình tĩnh xử trí. Khi trẻ gặp phải những dấu hiệu như ho, khó thở, thở khò khè,…bố mẹ cần đưa trẻ đến bệnh viện để được các bác sĩ chuyên khoa thăm khám và chẩn đoán cũng như điều trị bệnh.
Xem thêm
Khò khè là dấu hiệu của nhiều loại bệnh. Nếu bệnh nhẹ có thể nhanh chóng khỏi sau 5-7 ngày nhưng có bệnh sẽ ở mức độ nguy hiểm.
Xem thêm
Có rất nhiều nguyên nhân khiến trẻ sơ sinh thở khò khè nhưng không bị ho thường là liên quan đến các bệnh lý về hô hấp.
Xem thêm
Trẻ sơ sinh bị khò khè khi xuất hiện tiếng thở bất thường xảy ra nguyên nhân do trẻ bị tắc nghẽn đường hô hấp dưới. Bạn có thể áp dụng các cách sau giúp trẻ giảm triệu chứng: Bạn có thể dùng nước muối sinh lý nhỏ mũi cho bé rồi hút sạch mũi cho bé, Nếu trẻ dưới 3 tháng tuổi bị khò khè, cần đưa trẻ khò khè khó thở đến bệnh viện ngay,...
Xem thêm
Tình trạng trẻ thở khò khè vào ban đêm​ là dấu hiệu cho thấy trẻ đang mắc một bệnh lý về đường hô hấp mà bố mẹ nên đặc biệt chú ý.
Xem thêm
Trẻ sơ sinh thở khò khè thường là dấu hiệu của tình trạng tắc nghẽn đường hô hấp dưới hay những căn bệnh như viêm phế quản, viêm phổi hay hen suyễn. Ngoài ra, những trường hợp trẻ bị khò khè dai dẳng có thể do dị vật đường thở, dị tật bẩm sinh ở phế quản hay phế quản bị chèn ép.
Xem thêm
Trẻ sơ sinh ho có đờm, khò khè có thể là dấu hiệu của các bệnh nguy hiểm, đặc biệt là viêm phổi. Vì thế, khi thấy tiếng thở của trẻ có điều bất thường, cần đưa trẻ đến bệnh viện để khám để xác định nguyên nhân và có các biện pháp can thiệp kịp thời.
Xem thêm
Thở khò khè là âm thanh nghe như tiếng huýt sáo liên tục, thô ráp và có âm vang cao tạo ra trong đường hô hấp, nghe được rõ nhất trong quá trình thở ra, nhưng trong một số trường hợp, cũng có thể nghe thấy tiếng thở khò khè trong quá trình hít vào.
Xem thêm
Khi thấy tiếng hơi thở của bé phát ra các âm thanh khò khè như tiếng ngáy, các mẹ có thể tham khảo và áp dụng một số cách chữa khò khè cho trẻ sơ sinh: Vệ sinh mũi bằn nước muối sinh lý, Cho bé uống nước ấm, Sử dụng máy tạo độ ẩm trong không khí,...
Xem thêm
Xem tất cả hỏi đáp với chuyên mục: Thở khò khè
Chủ đề:
Bình luận (0)

Đăng nhập để có thể bình luận

Chưa có bình luận nào. Bạn hãy là người đầu tiên cho tôi biết ý kiến!