Thân nhiệt: Phạm vi bình thường và những yếu tố ảnh hưởng

Thân nhiệt phụ thuộc nhiều yếu tố: độ tuổi, giới tính và mức độ hoạt động của một người. Thân nhiệt của người trưởng thành là khoảng 37 ° C, nhưng sẽ hơi khác nhau ở mỗi người. Trong bài viết này, chúng ta sẽ tìm hiểu về thân nhiệt bình thường ở người lớn, trẻ em và trẻ sơ sinh. Ngoài ra còn đề cập đến các yếu tố ảnh hưởng và khi nào cần đi khám bác sĩ.

Biểu đồ thân nhiệt bình thường

Các chỉ số nhiệt độ khác nhau tùy thuộc vào vị trí đo thân nhiệt trên cơ thể: kết quả đo thân nhiệt trực tràng cao hơn so với miệng, trong khi kết quả đo ở nách có xu hướng thấp hơn.

Video: Hiểu đúng về nhiệt độ cơ thể bạn.

Bảng dưới đây cung cấp thân nhiệt trung bình của người lớn và trẻ em theo nhiệt kế:

Vị trí đo

0–2 tuổi

3–10 tuổi

11–65 tuổi

Hơn 65 tuổi

Miệng

35.5–37.5°C

35.5–37.5°C

 36.4–37.6°C

 35.8–36.9°C

Trực tràng

 36.6–38°C

36.6–38°C

37.0–38.1°C

36.2–37.3°C

Dưới cánh tay

34.7–37.3°C

35.9–36.7°C

35.2–36.9°C

35.6–36.3°C

Tai

36.4–38°C

36.1–37.8°C

35.9–37.6°C

35.8–37.5°C

Thân nhiệt sẽ thay đổi trong phạm vi này tùy thuộc vào các yếu tố sau:

  • Tuổi và giới tính 
  • Thời điểm đo trong ngày, thường thấp nhất vào sáng sớm và cao nhất vào cuối buổi chiều.
  • Mức độ hoạt động cơ thể
  • Lượng thức ăn và chất lỏng
  • Chu kỳ kinh nguyệt 
  • Vị trí đo

Thân nhiệt ở người lớn

Thân nhiệt trên 37,5°C khi đo ở nách người lớn là biểu hiện của một cơn sốt

Thân nhiệt người lớn khi đo ở miệng có thể dao động từ 36,4– 37,5°C, tùy theo từng nguồn số liệu khác nhau.

Ở người lớn cần chú ý các mức nhiệt sau:

  • Thân nhiệt lớn hơn 37,5°C là sốt
  • Thân nhiệt trên 39,5°C là sốt cao
  • Thân nhiệt trên 41°C là sốt rất cao

Các nhà nghiên cứu đã khảo sát gần 35.500 người và phát hiện ra rằng người lớn tuổi có thân nhiệt thấp nhất và phụ nữ Mỹ gốc Phi có thân nhiệt cao hơn đàn ông da trắng.

Họ cũng phát hiện ra một số bệnh lý có thể ảnh hưởng đến thân nhiệt. Ví dụ bệnh nhân suy giáp xu hướng có thân nhiệt thấp, trong khi bệnh nhân ung thư lại có thân nhiệt cao hơn.

Thân nhiệt ở trẻ em

Thân nhiệt bình thường của trẻ 3–10 tuổi dao động từ 35,5–37,5°C khi đo ở miệng.

Trẻ em xu hướng có thân nhiệt tương tự như người lớn.

Thân nhiệt ở trẻ sơ sinh

Thân nhiệt trẻ sơ sinh. Nguồn netnum.comThân nhiệt trẻ sơ sinh. Nguồn netnum.com

Đo thân nhiệt ở nách, tai trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ sẽ cao hơn so với người lớn.

Thân nhiệt đo trực tràng của trẻ 0–2 tuổi dao động từ 36,6–38°C, có thể tăng lên một chút khi trẻ mọc răng. Thân nhiệt trung bình của trẻ sơ sinh là 37,5°C, cao hơn thông thường vì trẻ sơ sinh có diện tích bề mặt cơ thể lớn hơn so với trọng lượng cơ thể. Cơ thể của trẻ cũng hoạt động trao đổi chất nhiều hơn, tạo ra nhiều nhiệt hơn.

Cơ thể trẻ sơ sinh không điều chỉnh nhiệt độ tốt như cơ thể người lớn. Trẻ đổ mồ hôi ít hơn khi trời ấm, có nghĩa là cơ thể trẻ giữ nhiệt nhiều hơn. Việc hạ nhiệt khi bị sốt cũng khó khăn hơn ở trẻ sơ sinh.

Khi nào cần đi khám bác sĩ

Tăng thân nhiệt là một triệu chứng phổ biến của các bệnh ngắn hạn. Tăng thân nhiệt nguy hiểm phụ thuộc vào độ tuổi bệnh nhân:

Người lớn

Tăng thân nhiệt lên 38–40°C do bệnh cấp tính gây ra sẽ không gây hại đáng kể cho người lớn khỏe mạnh. Tuy nhiên, cơn sốt ở bệnh nhân đang mắc bệnh tim hoặc phổi mạn tính là một vấn đề đáng lo ngại. 

Gọi cho bác sĩ nếu thân nhiệt trên 40°C hoặc thấp hơn 35°C, đặc biệt nếu có triệu chứng khác như lú lẫn, đau đầu hoặc khó thở. Thân nhiệt trên 41°C có thể gây suy nội tạng.

Các bác sĩ định nghĩa hạ thân nhiệt là thân nhiệt giảm xuống dưới 35°C. Hạ thân nhiệt có thể gây nguy hiểm nếu không được điều trị kịp thời.

Trẻ em

Trẻ em từ 3 tháng đến 3 tuổi bị sốt nhưng nhiệt độ thấp hơn 38,9°C không phải lúc nào cũng cần uống thuốc. Gọi cho bác sĩ ngay nếu trẻ có thân nhiệt trên 39°C, hoặc thấp hơn nhưng bị mất nước, nôn mửa hoặc tiêu chảy.

Trẻ sơ sinh

Nếu trẻ sơ sinh dưới 3 tháng tuổi có thân nhiệt trực tràng từ 38°C trở lên, hãy gọi cấp cứu ngay. Ở trẻ sơ sinh, một cơn sốt nhẹ cũng có thể báo hiệu một bệnh nhiễm trùng nghiêm trọng.

Làm thế nào để đo thân nhiệt bản thân

Nhiệt kế. Nguồn timeindia.comNhiệt kế. Nguồn timeindia.com

Có nhiều loại nhiệt kế có sẵn và phương pháp đo tốt nhất tùy thuộc vào độ tuổi của bạn:

Tuổi

Phương pháp đo tốt nhất

0-3 tháng tuổi

Đo trực tràng

3 tháng- 3 năm tuổi

Đo trực tràng, tai hoặc nách.

4- 5 năm tuổi

Đo ở miệng, trực tràng, tai hoặc nách.

5 tuổi trở lên

Đo ở miệng, tai hoặc nách.

Làm theo hướng dẫn trên vỏ bao bì nhiệt kế. Nếu kết quả đo thân nhiệt cao hoặc thấp bất thường, hãy đọc lại sau khoảng 5 đến 10 phút. Nếu không chắc kết quả đọc là chính xác, có thể đo lại bằng một nhiệt kế khác.

Nguyên nhân khiến thân nhiệt thay đổi?

Một khu vực của não được gọi là vùng dưới đồi có tác dụng điều chỉnh thân nhiệt. Nếu thân nhiệt độ tăng cao hơn hoặc giảm xuống dưới mốc 37°C, vùng dưới đồi sẽ hoạt động để điều chỉnh nhiệt độ.

Nếu cơ thể quá lạnh, vùng dưới đồi sẽ gửi tín hiệu khiến cơ thể rùng mình, từ đó chúng ta tìm cách làm ấm cơ thể. Nếu cơ thể quá nóng, nó sẽ gửi thông báo bắt đầu đổ mồ hôi, khiến nhiệt thoát ra khỏi cơ thể.

Nhiễm trùng gây ra hầu hết các cơn sốt. Sốt là phản ứng tự nhiên của cơ thể để chống lại nhiễm trùng.

Các triệu chứng của một cơn sốt

Sốt là khi thân nhiệt bằng hoặc lớn hơn 38°C. Các triệu chứng khác có thể có như:

  • Chán ăn
  • Ớn lạnh
  • Đau đầu
  • Cáu gắt
  • Đau cơ
  • Rùng mình
  • Đổ mồ hôi
  • Yếu ớt

Tổng kết

Thân nhiệt lý tưởng ở người lớn là khoảng 37°C, nhưng nhiệt độ này thay đổi tùy theo độ tuổi, giới tính, hoạt động thể chất, sức khỏe và thời điểm trong ngày. Thân nhiệt từ 37,5°C trở lên báo hiệu sốt.

Trẻ sơ sinh có thể có thân nhiệt cao hơn người lớn, nhưng ngay cả một cơn sốt nhẹ ở trẻ sơ sinh cũng có thể báo hiệu tình trạng nhiễm trùng nặng. Các chỉ số thân nhiệt đo ở các vị trí khác nhau cũng khác nhau. Đo trực tràng cao hơn so với thân nhiệt ở miệng và các chỉ số thân nhiệt ở nách có xu hướng thấp hơn.

Nếu có thân nhiệt cao hoặc thấp bất thường, hãy đi khám bác sĩ ngay lập tức.

Xem thêm:

Câu hỏi liên quan

Thân nhiệt là nhiệt độ của cơ thể khác nhau ở mỗi vùng, là kết qủa của hai quá trình sinh nhiệt và tỏa nhiệt.
Xem thêm
Thân nhiệt nóng nhưng không sốt là do bài tiết mồ hôi: Bài tiết mồ hôi là một trong các chức năng cơ bản của da, việc mồ hôi tiết ra nhiều sẽ giúp giải độc, làm mát và điều hòa nhiệt độ của cơ thể. Ở một số trẻ em, thậm chí cả người lớn đều có thể bị chứng tăng tiết mồ hôi và đa số tăng tiết mồ hôi là bình thường, do trạng thái cường giao cảm ở một số người.
Xem thêm
Một cơ thể khỏe mạnh duy trì nhiệt độ của nó trong một phạm vi hẹp bằng cách sử dụng các cơ chế cân bằng thân nhiệt. Phạm vi bình thường cho nhiệt độ cơ thể là từ 36°C - 37,5°C trong thực hành lâm sàng.
Xem thêm
Thân nhiệt tăng quá cao sẽ ảnh hưởng các quá trình chuyển hóa trong cơ thể, rối loạn hoạt động sống và đôi khi còn nguy hiểm đến tính mạng.
Xem thêm
Người có thân nhiệt thấp thường kèm theo biểu hiện dễ nhận ra. Tuy nhiên đa phần chúng ta ít quan tâm và để lâu dài chính là nguyên nhân dẫn đến bệnh tật.
Xem thêm
Thân nhiệt tăng khi mang thai là việc hết sức bình thường, tuy nhiên, nếu tăng quá cao thì có thể gây nhiều nguy hại cho sự phát triển của bé.
Xem thêm
Nhiệt kế thủy ngân hay còn gọi là cặp nhiệt độ thủy ngân là nhiệt kế quen thuộc và xuất hiện nhiều không chỉ ở gia đình mà ở các cơ sở y tế khám chữa bệnh. Khi sử dụng nhiệt kế thủy ngân chúng ta có thể chọn đo ở nhiều vị trí khác nhau trên cơ thể.
Xem thêm
Thân nhiệt trẻ sơ sinh được cho là bình thường nếu nhiệt độ cặp ở nách cho kết quả từ 36,5°C đến 37,2°C.
Xem thêm
Xem tất cả hỏi đáp với chuyên mục: Thân nhiệt
Chủ đề:
Bình luận (0)

Đăng nhập để có thể bình luận

Chưa có bình luận nào. Bạn hãy là người đầu tiên cho tôi biết ý kiến!