Tại sao chế độ ăn keto lại gây ra các triệu chứng giống như cúm?

Những người theo chế độ ăn ketogenic (hay keto) có thể gặp phải các triệu chứng nhẹ, diễn ra trong một thời gian ngắn như buồn nôn, mệt mỏi và đau đầu. Những triệu chứng đó gọi chung là “cúm” keto.

Video: Đừng tự ý ăn Keto.

Một tên gọi khác của “cúm” keto là cảm ứng keto, vì những triệu chứng này thường xảy ra khi bạn bắt đầu thực hiện chế độ ăn keto. Chúng xuất hiện khi cơ thể rơi vào trạng thái ketosis - đốt cháy chất béo để lấy năng lượng.

Bạn có thể kiểm soát các triệu chứng của “cúm” keto bằng cách: 

  • Thay đổi loại chất béo khác
  • Sử dụng một số loại thuốc
  • Tăng cường các loại thực phẩm nhiều chất xơ, vitamin, khoáng chất, và nước 

Trong bài viết này, chúng tôi sẽ giúp bạn hiểu rõ về bệnh “cúm” keto và cách kiểm soát các triệu chứng của nó. 

Cúm keto là gì?

“Cúm” keto bao gồm một loạt các triệu chứng, xuất hiện khi bạn bắt đầu thực hiện chế độ ăn kiêng. Những triệu chứng này thường nhẹ và cải thiện trong thời gian ngắn, có thể là vài ngày hoặc vài tuần. 

Các triệu chứng của “cúm” keto bao gồm buồn nôn, nôn, đau đầu và mệt mỏi. 

Những triệu chứng này phát sinh khi cơ thể phải làm quen với chế độ ăn mới, giảm thiểu lượng carbohydrate tiêu thụ và đi vào trạng thái ketosis. Nguyên nhân là do sự mất cân bằng tạm thời về nguồn năng lượng, insulin và các khoáng chất trong cơ thể. 

Tại sao “cúm” keto lại xảy ra?

Carbohydrate (carbs) là nguồn cung cấp năng lượng chính của cơ thể. Trong chế độ ăn kiêng keto, lượng carbs tiêu thụ phải giảm từ 200-300 g xuống dưới 50 g  mỗi ngày.

Khi cơ thể không hấp thu đủ carbs, gan sẽ bắt đầu phân giải glycogen dự trữ thành glucose để tạo năng lượng. Quá trình này được gọi là glucogenesis. 

Cuối cùng, gan sẽ không thể sản xuất đủ glucose để đáp ứng nhu cầu năng lượng của cơ thể. 

Sau đó, cơ thể sẽ bắt đầu đốt cháy các axit béo và tạo ra các thể ceton. Quá trình này được gọi là ketogenesis. Từ đó, thể ceton trở thành nguồn cung cấp năng lượng chính và cơ thể sẽ đi vào trạng thái ketosis. 

Các chuyên gia y tế cho rằng trạng thái ketosis an toàn với tất cả mọi người. Tuy nhiên, nó vẫn có thể gây ra một số triệu chứng. 

Việc thiếu carbohydrate làm giảm lượng insulin trong máu, làm gia tăng natri, kali và nước thải ra qua nước tiểu. Và kết quả là cơ thể sẽ bị mất nước. 

Insulin cũng tham gia vào quá trình vận chuyển glucose lên não. Não sẽ bị thiếu năng lượng trước khi bắt đầu sử dụng thể ceton. Điều này xảy ra trong khoảng 3 ngày đầu tiên của chế độ keto, trước khi đường huyết trở lại mức bình thường. 

Khi cơ thể đạt được trạng thái ketosis, các triệu chứng nêu trên sẽ giảm dần. Điều này xảy ra khi nồng độ beta-hydroxybutyrate (một thành phần của thể ceton) trong máu đạt từ 0,5 mmol/l trở lên. 

Các triệu chứng

Các triệu chứng của “cúm” keto thường nhẹ, khởi phát khi bắt đầu chế độ ăn kiêng và kéo dài từ vài ngày đến vài tuần. Các triệu chứng này sẽ giảm bớt khi cơ thể đạt trạng thái ketosis. 

Theo một hồ sơ khoa học, “cúm” keto bao gồm các triệu chứng sau: 

  • Buồn nôn
  • Nôn 
  • Đau đầu
  • Mệt mỏi
  • Chóng mặt
  • Mất ngủ
  • Giảm khả năng tập luyện
  • Táo bón

Các nhà nghiên cứu khác đã bổ sung thêm một vài triệu chứng. Chúng thường đạt đỉnh điểm từ ngày thứ nhất đến ngày thứ 4 của chế độ keto: 

  • Hơi thở hôi
  • Chuột rút 
  • Tiêu chảy
  • Mệt mỏi
  • Phát ban

Các triệu chứng khác có thể phòng tránh và điều trị tương đối dễ dàng: 

  • Mất nước
  • Các cơn hạ đường huyết
  • Thiếu năng lượng 

Những người theo chế độ keto có thể bị hôi miệng. Khi cơ thể đạt đến trạng thái ketosis, gan sẽ tổng hợp ra aceton (một thành phần của thể ceton). Chất này đi vào phổi và tạo ra mùi đặc trưng trong hơi thở. 

Mặc dù chế độ keto gây ra một số tác dụng không mong muốn, những nó cũng mang lại rất nhiều lợi ích cho sức khoẻ. Chẳng hạn như hỗ trợ điều trị các bệnh lý nội tiết như đái tháo đường, béo phì và các bệnh lý thần kinh như động kinh. 

“Cúm” ceton có phải là dấu hiệu của nhiễm toan ceton hay không?

“Cúm ceton” không phải là nhiễm toan ceton. 

Nhiễm toan ceton là một bệnh lý nghiêm trọng, trong đó cơ thể sản sinh ra số lượng lớn thể ceton và gây toan máu. Đây là một tình trạng có thể đe dọa đến tính mạng con người. 

Thông thường, những người theo chế độ ăn kiêng keto không bị nhiễm toan ceton.

Phương pháp điều trị và các giải pháp khắc phục tại nhà

Chế độ ăn keto có thể giúp bạn giảm cân, nhưng lại gây ra một số triệu chứng không mong muốn. Các triệu chứng của “cúm” keto chỉ là tạm thời và bạn có thể tự khắc phục chúng tại nhà bằng các cách sau đây: 

Lựa chọn các loại chất béo lành mạnh

Các loại chất béo lành mạnh như dầu ô liu có thể làm giảm nguy cơ mắc các triệu chứng của “cúm” keto. Nguồn ảnh: Pinterest Các loại chất béo lành mạnh như dầu ô liu có thể làm giảm nguy cơ mắc các triệu chứng của “cúm” keto. Nguồn ảnh: Pinterest Các chuyên gia dinh dưỡng cho rằng thay đổi các loại chất béo trong chế độ ăn có thể khắc phục được các triệu chứng của rối loạn tiêu hoá. 

Các loại thực phẩm như dầu dừa, bơ và dầu hạt cọ chứa hàm lượng cao tryglycerid chuỗi ngắn,  có thể gây chuột rút, tiêu chảy và nôn.

Thay thế những thực phẩm trên bằng các loại thực phẩm chứa tryglycerid chuỗi dài như dầu ô liu, có thể giúp bạn ngăn ngừa các triệu chứng của rối loạn tiêu hoá. 

Sử dụng thuốc 

Các bác sĩ cũng có thể kê thuốc chẹn thụ thể histamin H2 hoặc các thuốc ức chế bơm proton cho những người bị trào ngược axit dạ dày thực quản. 

Ăn nhiều chất xơ

Những người theo chế độ keto có thể bị tiêu chảy hoặc táo bón. 

Các chuyên gia dinh dưỡng cho rằng tăng cường các rau giàu chất xơ hoặc sử dụng các loại thực phầm chức năng có thể làm giảm táo bón. Bạn cũng có thể sử dụng thuốc nhuận tràng không chứa carbohydrate nếu những thay đổi chế độ ăn uống này không thành công. 

Uống nhiều nước

Khi theo chế độ keto, bạn phải đảm bảo rằng cơ thể luôn luôn được cung cấp đủ nước. Nguồn ảnh: Everydayhealth.comKhi theo chế độ keto, bạn phải đảm bảo rằng cơ thể luôn luôn được cung cấp đủ nước. Nguồn ảnh: Everydayhealth.com 

Những người theo chế độ ăn keto có thể bị mất nước. Bạn thậm trí còn mất nước nhiều hơn nếu bị tiêu chảy. 

Các bác sĩ khuyến cáo những người theo chế độ ăn keto phải đảm bảo cung cấp đầy đủ chất lỏng và chất điện giải cho cơ thể. 

Sử dụng các loại thực phẩm chức năng 

Duy trì chế độ ăn keto trong một thời gian dài có thể gây ra tình trạng thiếu hụt vitamin và khoáng chất. Bác sĩ có thể chỉ định các sản phẩm bổ sung để đảm bảo rằng cơ thể được cung cấp đầy đủ canxi, vitamin D, kẽm và selen. 

Sử dụng các sản phẩm bổ sung có thể làm giảm các triệu chứng và phát huy tác dụng của chế độ keto. 

Quản lý tốt bệnh đái tháo đường 

Những bệnh nhân đái tháo đường có thể bị hạ đường huyết khi theo chế độ ăn keto.  

Nếu bạn mắc đái tháo đường hãy tham khảo ý kiến của bác sỹ trước khi theo chế độ keto. Các bác sỹ có thể chỉ định điều chỉnh liều insulin và các loại thuốc khác. 

Khi nào cần đến gặp bác sĩ

Hãy đến gặp bác sỹ ngay nếu các triệu chứng của bạn không thuyên giảm. Nguồn ảnh: Pinterest

Hãy đến gặp bác sỹ ngay nếu các triệu chứng của bạn không thuyên giảm. Nguồn ảnh: Pinterest 
Nếu gặp các triệu chứng của “cúm” keto, bạn có thể không cần tham khảo ý kiến của bác sỹ. Các triệu chứng này thường nhẹ, diễn ra trong thời gian ngắn và dễ dàng điều trị được tại nhà. Tuy nhiên, bác sĩ có thể đưa đến cho bạn những phương pháp điều trị hiệu quả hơn. 

Bác sỹ có thể giúp bạn theo dõi các triệu chứng và ngăn ngừa các biến chứng có thể xảy ra bao gồm: 

  • Gan nhiễm mỡ 
  • Giảm protein máu 
  • Sỏi thận
  • Thiếu vitamin và khoáng chất như vitamin D, Selen, Magiê, Kẽm và Phốt – pho

Hãy đến khám bác sỹ ngay nếu bạn bị buồn nôn, nôn và đau bụng dai dẳng. Nếu bạn cảm thấy bất an về các triệu chứng của mình thì hãy tham khảo ý kiến của bác sĩ. 

Keto không phải là một chế độ ăn kiêng phù hợp với tất cả mọi người, nó có thể gây ra các biến chứng nghiêm trọng. Vì vậy, trước khi quyết định theo chế độ ăn này hãy hỏi ý kiến của bác sĩ để đảm bảo rằng chế độ này an toàn với bạn.  

Những người ăn kiêng theo keto có thể bị tăng cholesterol máu. Vì vậy hãy đến với bác sĩ để được thường xuyên theo dõi nồng độ cholesterol và chất béo trong cơ thể. 

Những bệnh nhân rối loạn chuyển hóa chất béo có nguy cơ bị hôn mê hoặc tử vong nếu họ nhịn ăn hoặc theo chế độ ăn keto. 

Ngoài ra, chế độ ăn này có thể gây ảnh hưởng đến tác dụng của thuốc như thuốc ức chế đồng vận chuyển natri-glucose 2 (natri-glucose cotransporter 2). 

Tổng kết

“Cúm” keto thường bao gồm các triệu chứng rối loạn tiêu hoá, đau đầu và mệt mỏi. 

Nghiên cứu cho thấy rằng chế độ ăn keto là an toàn và các tác dụng phụ thường nhẹ và diễn ra trong thời gian ngắn. Tuy nhiên, các chuyên gia cho rằng chế độ ăn keto cần được thực hiện dưới sự giám sát y tế nghiêm ngặt để đạt hiệu quả giảm cân. 

Để giảm thiểu nguy cơ biến chứng, bạn nên thay đổi chế độ ăn một cách từ từ và nên thăm khám sức khỏe thường xuyên. Các chuyên gia dinh dưỡng có thể hỗ trợ bạn trong việc này.  

Uống nhiều nước và bổ sung các chất điện giải có thể giúp bạn kiểm soát tốt các triệu chứng của “cúm” keto

Nhìn chung, hiện nay vẫn chưa có đủ các nghiên cứu chứng minh được tác động lâu dài của chế độ ăn keto với sức khoẻ. Bất kỳ ai muốn theo chế độ ăn này đều cần tham khảo ý kiến của bác sĩ, để được theo dõi và kiểm soát các biến chứng (nếu có).

Xem thêm:

Chủ đề:
Bình luận (0)

Đăng nhập để có thể bình luận

Chưa có bình luận nào. Bạn hãy là người đầu tiên cho tôi biết ý kiến!