Chế độ ăn keto có gây táo bón không?

Ketogenic, hay keto là một chế độ ăn kiêng, trong đó hạn chế tối đa lượng tinh bột. Những người theo chế độ này cần phải tăng lượng chất béo và tiêu thụ một lượng vừa phải protein.

Sự điều chỉnh này đôi khi có thể gây táo bón nhẹ. Hãy đọc tiếp bài viết để tìm hiểu thêm về chế độ ăn keto, mối liên quan giữa chế độ này với táo bón và các cách điều trị.

Chế độ ăn kiêng keto là gì?

Carbohydrate thường có nhiều trong các loại thực phẩm làm từ ngũ cốc chẳng hạn như bánh mì và mì ống. Tiêu thụ quá nhiều carbohydrate tinh chế như đường tinh luyện có thể gây hại cho sức khoẻ. Tuy nhiên, vẫn có một số loại thực phẩm chứa carbohydrate có lợi cho sức khoẻ. 

Các loại carbohydrate chính trong thực phẩm bao gồm đường, tinh bột và chất xơ có trong các loại trái cây, rau củ và ngũ cốc. 

Cơ thể tiêu thụ carbohydrate, sau đó các tế bào sẽ phân giải chúng thành phân tử glucose. 

Glucose là nguồn cung cấp năng lượng chính của cơ thể vì tế bào có thể dễ dàng chuyển đổi nó thành adenosine triphosphate (ATP) thông qua một quá trình được gọi là đường phân. 

Những người theo chế độ keto tiêu thụ một lượng rất nhỏ carbohydrate, thường dưới 50 g một ngày. Điều đó đồng nghĩa với việc cơ thể sẽ cần một nguồn năng lượng thay thế.

Ban đầu, cơ thể sẽ lấy năng lượng từ nguồn dự trữ là glycogen. Glycogen là dạng phức hợp của glucose, khi cơ thể đốt cháy hết lượng glucose sẵn có sẽ chuyển sang phân giải glycogen. 

Khi cơ thể cạn kiệt nguồn dự trữ glycogen, gan bắt đầu chuyển đổi các axit béo thành các phân tử hòa tan trong nước, được gọi là thể ceton. Tế bào có thể sử dụng các thể ceton này thay thế cho glucose để sinh năng lượng. Khi quá trình này xảy ra, cơ thể sẽ rơi vào trạng thái ketosis.  

Lợi ích của chế độ ăn keto

Chế độ keto có thể giúp bạn giảm cân. Nguồn ảnh: eDiet.com Chế độ keto có thể giúp bạn giảm cân. Nguồn ảnh: eDiet.com Chế độ keto có thể giúp bạn giảm cân. Nguồn ảnh: eDiet.com Trong một đánh giá năm 2018, các tác giả cho rằng ngoài hỗ trợ giảm cân, chế độ ăn keto có thể mang lại những lợi ích sau đây: 

  • Kiểm soát lượng đường trong máu
  • Giảm nồng độ triglycerid
  • Giảm nồng độ cholesterol toàn phần

Trong một nghiên cứu khác năm 2018, các tác giả cho rằng các bằng chứng trên lâm sàng cho thấy, chế độ ăn keto có thể giúp làm giảm tình trạng stress oxy hoá và chống viêm. 

Các nhà khoa học tin rằng chế độ ăn này có thể hỗ trợ điều trị một số bệnh lý thoái hoá thần kinh và viêm thần kinh như: 

  • Bệnh Alzheimer
  • Đau nửa đầu
  • Động kinh 

Những ảnh hưởng tiêu cực của chế độ ăn keto

Thật không may, chế độ ăn keto có thể gây ra một số tác dụng không mong muốn. Vì đây là một chế độ rất khắc nghiệt, nên thường rất khó để tuân theo trong một thời gian dài. Quá trình đi vào trạng thái ketosis cũng gây ra một số tác dụng phụ khiến cho bạn cảm thấy chán nản. 

Ngoài mệt mỏi và đau đầu, bạn có thể gặp phải các triệu chứng của rối loạn đường tiêu hoá (gastrointestinal – GI). Theo một nghiên cứu quy mô lớn về hiệu quả của chế độ keto trong điều trị chứng động kinh ở trẻ em, gần 50% đối tượng thử nghiệm gặp phải các triệu chứng rối loạn tiêu hoá sau vài tuần bao gồm: 

  • Táo bón
  • Nôn
  • Đau bụng 

Chế độ ăn keto có gây táo bón không?

Những người mới theo chế độ ăn kiêng keto có thể bị táo bón nhẹ trong vài ngày hoặc vài tuần. 

Theo Viện Đái tháo đường, bệnh Tiêu hóa và bệnh Thận Quốc gia Hoa Kỳ (National Institute of Diabetes and Digestive and Kidney Diseases) những người bị táo bón thường gặp các triệu chứng sau:

  • Đại tiện ít hơn 3 lần 1 tuần
  • Phân cứng, khô hoặc vón cục
  • Đau khi đại tiện hoặc đại tiện khó
  • Đại tiện không hết  

Những nguyên nhân dẫn đến táo bón do chế độ keto bao gồm: 

Thay đổi chế độ ăn đột ngột

Thay đổi chế độ ăn uống một cách đột ngột có thể gây ra một số triệu chứng của rối loạn tiêu hoá chẳng hạn như buồn nôn hoặc táo bón. 

Cơ thể cần thời gian để thích nghi với chế độ ăn kiêng. Chuyển từ từ sang chế độ ăn ít carbohydrate trong một vài tuần có thể giúp bạn ngăn ngừa các tác dụng phụ của chế độ keto. 

Không ăn đủ chất xơ

Nếu cơ thể không được cung cấp đầy đủ chất xơ thì bạn rất dễ bị táo bón. Nguồn ảnh: Eatthis.com Nếu cơ thể không được cung cấp đầy đủ chất xơ thì bạn rất dễ bị táo bón. Nguồn ảnh: Eatthis.com Những người theo chế độ keto thường chỉ tiêu thụ 20–50 g carbohydrate mỗi ngày. Lượng  này thấp hơn nhiều so với mức khuyến nghị là 300 g. 

Mặc dù việc cắt giảm các loại carbohydrate tinh chế và thực phẩm chế biến sẵn có thể mang lại một số lợi ích cho sức khoẻ. Nhưng chế độ keto lại hạn chế tất cả các loại thực phẩm chứa carbohydrate bao gồm trái cây, rau và ngũ cốc có nhiều chất xơ. 

Hệ tiêu hóa không thể phân giải chất xơ, vì vậy chúng sẽ nằm trong đường tiêu hóa với khối lượng lớn và hút theo nước vào ruột già. Vì vậy, chúng giúp cho phân mềm hơn và đại tiện dễ dàng hơn. Nếu cơ thể không được cung cấp đầy đủ chất xơ thì bạn rất dễ bị táo bón. 

Điều trị

Luôn uống đủ nước có thể giúp bạn ngăn ngừa táo bón do chế độ keto. Nguồn ảnh: Truecare.com Luôn uống đủ nước có thể giúp bạn ngăn ngừa táo bón do chế độ keto. Nguồn ảnh: Truecare.com Các tác dụng phụ của chế độ keto sẽ dần biến mất khi cơ thể đã thích nghi. Tuy nhiên, chúng khiến bạn chán nản và không thể tiếp tục tuân theo chế độ này. 

Những phương pháp điều trị sau đây có thể giúp bạn cải thiện tình trạng táo bón trong một thời gian dài hoặc do chế độ keto: 

  • Luôn uống đủ nước
  • Tập thể dục thường xuyên
  • Đi bộ sau bữa ăn
  • Lựa chọn các loại thực phẩm ít carbohydrate, giàu chất xơ như súp lơ trắng, bắp cải và quả mọng 

Nếu việc thay đổi lối sống và chế độ ăn uống không cải thiện được tình trạng táo bón, bạn hãy thử sử dụng thuốc các loại thuốc nhuận tràng chứa ít carbohydrate như polyethylene glycol (MiraLAX). 

Bổ sung chất xơ cũng có thể làm giảm táo bón. Tuy nhiên, những thực phẩm này có thể chứa carbohydrate và làm giảm khả năng duy trì trạng thái ketosis của cơ thể. 

Hãy tham khảo ý kiến của bác sỹ trước khi sử dụng bất kỳ loại thuốc hoặc thực phẩm chức năng nào. 

Các tác dụng phụ khác  

Việc chuyển sang chế độ ăn keto có thể dẫn đến các triệu chứng tương tự như khi cai nghiện chẳng hạn như lú lẫn, cáu kỉnh và tăng cảm giác thèm đường. 

Khi thực hiện chế độ keto, cơ thể ngừng sử dụng glucose làm nguồn năng lượng chính và bắt đầu chuyển hóa chất béo thành thể ceton. Điều này dẫn đến rối loạn cân bằng khoáng chất và điện giải.  

Sự mất cân bằng này dẫn đến các triệu chứng giống như cúm, hay còn gọi là “cúm” keto với triệu chứng sau: 

  • Tăng tiểu tiện
  • Mất nước
  • Mệt mỏi
  • Choáng váng
  • Đổ mồ hôi
  • Ớn lạnh
  • Buồn nôn
  • Đau nhức cơ bắp 

Ngăn ngừa táo bón do keto

Bạn có thể thực hiện một số phương pháp sau đây có thể giúp bạn vượt qua giai đoạn đầu khi thực hiện chế độ ăn keto, bằng cách giảm táo bón và các triệu chứng của “cúm” keto. 

Khi chuyển sang chế độ ăn keto, bạn hãy:

  • Giảm từ từ lượng carbohydrate tiêu thụ hàng ngày trong vòng vài tuần
  • Uống nhiều nước
  • Tập thể dục thường xuyên
  • Tránh các loại carbohydrate tinh chế
  • Tăng cường thực phẩm giàu chất xơ và ít carbohydrate chẳng hạn như rau, quả mọng và hạt chia
  • Tránh những thức ăn gây rối loạn hệ tiêu hóa, chẳng hạn như thức ăn chế biến sẵn hoặc thức ăn nhanh 

Tổng kết

Chế độ ăn keto mang lại một số lợi ích nhất định cho sức khoẻ, tuy nhiên nó có thể gây một số tác dụng không mong muốn chẳng hạn như táo bón. 

Với việc chuyển đổi chế độ ăn một cách từ từ có thể giúp bạn tránh được tình trạng này. Ví dụ như giảm dần lượng carbohydrate tiêu thụ mỗi ngày, luôn uống đủ nước và tăng cường các loại thực phẩm giàu chất xơ trong chế độ ăn. 

Nếu việc thay đổi lối sống và chế độ ăn không cải thiện được táo bón và các tác dụng không mong muốn khác của keto, bạn nên đến khám bác sỹ để được tư vấn. 

Xem thêm:

Chủ đề:
Bình luận (0)

Đăng nhập để có thể bình luận

Chưa có bình luận nào. Bạn hãy là người đầu tiên cho tôi biết ý kiến!