Tác dụng của gạo lứt đối với trẻ em

Bất kỳ phụ huynh nào cũng muốn nuôi con bằng một chế độ ăn uống bổ dưỡng bao gồm nhiều loại ngũ cốc nguyên hạt. Không có gì lạ khi gạo luôn đứng đầu trong danh sách các loại ngũ cốc tốt cho trẻ nhỏ, đặc biệt là gạo ở dạng bột hoặc cháo.

Tuy nhiên, bạn sẽ bắt gặp câu hỏi: Nên cho trẻ ăn gạo lứt hay gạo trắng, loại nào tốt hơn?

Gạo lứt là một loại ngũ cốc vô cùng bổ dưỡng với rất nhiều lợi ích cho sức khỏe của trẻ nhỏ (hơn cả gạo trắng). Hãy cùng tìm hiểu chi tiết trong bài viết dưới đây về cách chọn gạo, thời điểm và lý do bạn nên chọn loại ngũ cốc giàu chất dinh dưỡng này cho trẻ.

Khi nào trẻ có thể bắt đầu ăn gạo lứt?

Theo Học viện Nhi khoa Hoa Kỳ (AAP - American Academy of Pediatrics), bạn có thể cho trẻ làm quen với các loại thức ăn khi trẻ được khoảng 6 tháng tuổi.

Mặc dù không có thời điểm cụ thể cho trẻ làm quen với từng nhóm thực phẩm riêng lẻ, nhưng nhiều bậc cha mẹ đã chọn gạo làm thực phẩm đầu tiên khi trẻ bắt đầu ăn dặm. Các món ăn từ gạo thì tiện lợi, không tốn chi phí cao và có kết cấu mềm mại hoàn hảo. Cho dù món ăn được làm bằng gạo lứt hay gạo trắng thì trẻ đều ăn dặm được.

Chuyên gia dinh dưỡng nhi khoa Amy Chow cho biết: “Đối với những trẻ đang tập ăn dặm (ăn dặm bắt đầu từ 6 tháng) và những trẻ lớn hơn (9 đến 15 tháng), có thể cho gạo lứt vào nhiều món ăn dặm khác nhau, như cơm nắm cá hồi, cháo gạo lứt, cơm cuộn gạo lứt,…”

Hãy chú ý quan sát kỹ trẻ xem có dấu hiệu sặc khi ăn không.

Chuyên gia dinh dưỡng Chow còn khuyên: “Không nên dùng đồ uống làm từ gạo để thay thế sữa chính cho trẻ em dưới 2 tuổi. Đối với nhu cầu dinh dưỡng của trẻ lớn hơn và trẻ mới biết đi, các loại sữa nguyên kem sẽ mang lại nguồn dinh dưỡng vượt trội hơn”. 

Giá trị dinh dưỡng của gạo lứt

Gạo lứt là một loại ngũ cốc nguyên hạt và ngũ cốc nguyên hạt là thành phần xây dựng nên một chế độ ăn uống lành mạnh. Trên thực tế, Bộ Nông nghiệp Hoa Kỳ (USDA - United States Department of Agriculture) khuyến nghị nên dùng một nửa chế độ ăn là ngũ cốc nguyên hạt.

Ngũ cốc nguyên hạt – gạo lứt không chỉ là một sự lựa chọn lành mạnh cho người trưởng thành mà còn mang lại lợi ích dinh dưỡng cho trẻ nhỏ. Chuyên gia dinh dưỡng Chow cho biết: “Các chất dinh dưỡng được tìm thấy trong gạo lứt bao gồm carbohydrate tốt, protein, chất xơ, vitamin B, mangan, selen, magie, cũng như chất chống oxy hóa”. 

Gạo lứt chứa nhiều chất dinh dưỡng tốt cho trẻ hơn gạo trắng (nguồn ảnh: ewg.org)Gạo lứt chứa nhiều chất dinh dưỡng tốt cho trẻ hơn gạo trắng (nguồn ảnh: ewg.org) Các carbohydrate phức tạp trong gạo lứt làm tăng cảm giác no, từ đó giữ cho bụng trẻ no và vui vẻ. Hàm lượng chất xơ cao là 2 gam (trong 100g gạo lứt) cũng có thể ngăn ngừa chứng táo bón ở trẻ nhỏ. 

Trong khi đó, chất chống oxy hóa ngăn ngừa tổn thương tế bào, còn các vi chất dinh dưỡng trong gạo lứt giúp trẻ phát triển thể chất và phát triển trí não.

Nguy cơ khi trẻ ăn gạo lứt

Nhiễm asen

Trong vài năm gần đây, các báo cáo đã thông tin về hàm lượng asen có khả năng đáng báo động trong gạo. Do những lo lắng này, một số phụ huynh đã loại bỏ gạo khỏi khẩu phần ăn của trẻ. 

Chuyên gia dinh dưỡng Chow giải thích rằng: “Gạo hấp thụ asen từ đất khi lớn lên. Gạo lứt có hàm lượng asen vô cơ cao hơn gạo trắng vì có chứa lớp cám - lớp bên ngoài của hạt. Tiếp xúc lâu dài với hàm lượng asen cao có thể góp phần làm tăng nguy cơ mắc một số bệnh ung thư”.

May mắn thay, các tổ chức y tế công cộng đã hành động để giảm nguy cơ nhiễm độc asen cho trẻ em. Vào năm 2020, Cục Quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Hoa Kỳ (FDA – Food and Drung Aministration) đã ban hành hướng dẫn mới cho các nhà sản xuất gạo, yêu cầu trong các sản phẩm lượng asen phải dưới 0,1mg/kg gạo, có thể phát hiện được.

Tính đến năm 2018, 76% số mẫu được kiểm tra đã ở dưới ngưỡng này - một sự cải thiện đáng kể so với những mẫu được kiểm tra từ năm 2011 đến năm 2014.

Bạn cũng có thể thực hiện các biện pháp để giảm thiểu mức asen trong gạo nấu ngay tại nhà. Chuyên gia dinh dưỡng Chow cho biết: “Nấu cơm trong lượng nước nhiều hơn (từ 6 đến 10 phần nước cho 1 phần gạo) và xả hết nước thừa, có thể làm giảm từ 40 đến 60% hàm lượng asen vô cơ, lượng nước có thể thay đổi tùy theo loại gạo. (Chỉ cần lưu ý rằng điều này sẽ khiến gạo mất đi một số chất dinh dưỡng).

Dị ứng gạo lứt

Gạo lứt không nằm trong số 8 chất gây dị ứng thực phẩm hàng đầu (nguyên nhân gây ra 90% dị ứng) nên trường hợp dị ứng với loại gạo này là tương đối hiếm.

Tuy nhiên, trẻ vẫn có nguy cơ bị dị ứng với gạo lứt. Protein trong thực phẩm là nguyên nhân gây ra các phản ứng dị ứng, vì vậy người lớn (kể cả trẻ em) có thể bị dị ứng với bất cứ thứ gì có chứa protein.

Vì vậy, mỗi lần chỉ nên cho trẻ ăn một loại thức ăn mới để theo dõi các triệu chứng của phản ứng dị ứng.

Phải theo dõi các triệu chứng khi cho trẻ thử một loại thực phẩm mới (nguồn ảnh: heathline.com)Phải theo dõi các triệu chứng khi cho trẻ thử một loại thực phẩm mới (nguồn ảnh: heathline.com)

Nếu sau khi ăn gạo lứt trẻ có các triệu chứng sau, hãy đưa trẻ đi khám bác sĩ nhi khoa càng sớm càng tốt:

  • Phát ban
  • Mẩn ngứa, nổi mề đay
  • Thở khò khè
  • Nôn mửa
  • Tiêu chảy
  • Khó thở

Bác sĩ sẽ giúp bạn xác định xem trẻ có bị dị ứng thực phẩm hay không.

Cách lựa chọn gạo lứt

Gạo lứt có rất nhiều loại để lựa chọn. Khi chọn cho trẻ, nên chọn loại gạo đã được tách vỏ trấu bên ngoài.

Mỗi trẻ đều khác nhau nên bạn phải để ý các dấu hiệu cho biết loại gạo lứt nào tốt nhất cho giai đoạn phát triển của trẻ.

Chuyên gia dinh dưỡng Chow cho biết: “Đối với các trẻ nhỏ hơn (từ 6 - 9 tháng), trẻ chỉ có thể sử dụng lòng bàn tay và sẽ gặp khó khăn khi nhặt những miếng nhỏ như gạo lứt. Đối với trẻ em ở giai đoạn này, ngũ cốc gạo lứt có thể là lựa chọn tốt nhất”.

Khi mua các loại ngũ cốc, hãy nhớ chọn loại đã được bổ sung sắt. Chuyên gia Chow khuyên rằng: “Ngũ cốc gạo được bổ sung thêm một số chất có thể là một trong nhiều nguồn thực phẩm giàu chất sắt, giúp đáp ứng nhu cầu về sắt ở giai đoạn này, phù hợp với lứa tuổi”. 

Ngoài ra, trong phương pháp ăn dặm tự chỉ huy (BLW – Baby led weaning), trẻ có thể nếm thử một loạt thức ăn dặm từ gạo lứt đã nấu chín như cơm nắm hoặc món xào. Còn với các trẻ mới biết đi đã thành thạo dùng thìa thì nên ăn món ăn hỗn hợp như cơm rang, thịt hầm hoặc súp từ gạo lứt.

Nấu cơm gạo lứt cho trẻ

Nấu gạo lứt sẽ mất thời gian hơn so với nấu gạo trắng. Đó là vì nơi chứa hầu hết các chất dinh dưỡng của gạo lứt là lớp cám bên ngoài thì cứng hơn và mất nhiều thời gian để mềm hơn.

Tuy nhiên, với một chút kiên nhẫn, bạn sẽ có được món ăn giàu dinh dưỡng đáng để chờ đợi.

Để nấu được cơm gạo lứt đơn giản, bạn có thể nấu bằng nồi cơm điện. Ngâm gạo lứt trong nước ấm 45 phút với tỷ lệ nước – gạo là 2:1, sau đó cho gạo vào nồi cơm điện để nấu.

Cách khác, bạn cũng cho gạo – nước với tỷ lệ 2:1 vào nồi nước sôi, sau đó đậy vung và để nhỏ lửa cho đến khi gạo được chín mềm. Quá trình nấu bằng bếp này có thể mất đến một tiếng.

Còn muốn tiết kiệm thời gian, hãy thử chế biến gạo lứt trong nồi áp suất hoặc chọn loại có thể dùng trong lò vi sóng.

Gạo lứt mất nhiều thời gian để nấu mềm hơn so với gạo trắng (nguồn ảnh: parenting.firstcry.com)Gạo lứt mất nhiều thời gian để nấu mềm hơn so với gạo trắng (nguồn ảnh: parenting.firstcry.com)

Bảo quản gạo lứt đã nấu chín trong tủ lạnh trong hộp kín có thể dùng được đến 4 ngày hoặc tủ đông lạnh có thể bảo quản tối đa trong 6 tháng.

Công thức nấu ăn từ gạo lứt đơn giản

Gạo lứt có thể mất một thời gian để đạt đến độ mềm hoàn hảo, nhưng một khi đã được chế biến thì cực kỳ linh hoạt trong các công thức nấu ăn dễ dàng và thân thiện với trẻ nhỏ. Hãy thử nấu bất kỳ một món ăn từ gạo lứt như: 

  • Ngũ cốc từ gạo lứt tự làm tại nhà
  • Cơm gạo lứt chiên rau củ 
  • Cơm nắm gạo lứt
  • Cháo gạo lứt và bí đỏ
  • Bánh pudding gạo lứt 
  • Gạo lứt nướng

Cháo gạo lứt bí đỏ thơm ngon cho trẻ (nguồn ảnh: cookidoo.co.uk)  

 

Tổng Kết

Cho dù ở dạng bột, súp hay dạng thô thì gạo lứt sẽ bổ sung chất xơ, protein và các vi chất dinh dưỡng vào chế độ ăn của trẻ em. Hãy giúp trẻ có sở thích đối với ngũ cốc nguyên hạt bằng cách cho trẻ ăn gạo lứt thay vì gạo trắng thường xuyên nhất có thể.

Xem thêm:

Bình luận (0)

Đăng nhập để có thể bình luận

Chưa có bình luận nào. Bạn hãy là người đầu tiên cho tôi biết ý kiến!