Tác dụng của cherry với bệnh tiểu đường

Theo một đánh giá năm 2018, xuất bản trên tạp chí dinh dưỡng, cherry được phân làm hai loại: ngọt và chua. Ở Mỹ, loại cherry ngọt được trồng phổ biến nhất là Bing. Loại cherry chua được trồng phổ biến nhất là Montmorency.

Video: Trái cây cho người tiểu đường.

Quả cherry chứa hàm lượng calo rất thấp nhưng có nhiều thành phần giúp chống oxy hóa như:

  • Chất xơ
  • Vitamin C 
  • Kali
  • Polyphenol
  • Carotenoid
  • Trytophan 
  • Serotonin
  • Melatonin

Hầu hết lượng cherry ngọt được tiêu thụ luôn. Khoảng 20% – 25% lượng cherry ngọt được đóng hộp, đông lạnh, sấy khô, ngâm muối hoặc ép lấy nước. Ngược lại, khoảng 97% lượng cherry chua sẽ được xử lí, chế biến và đóng hộp, chủ yếu dùng trong nấu ăn. 

Những người bị bệnh tiểu đường có thể ăn cherry không?

Nếu bạn mắc tiểu đường, điều quan trọng là phải giữ được nồng độ đường huyết trong giới hạn. Một cách để đạt được điều đó là kiểm soát lượng carbohydrate ăn vào. 

Nguồn thức ăn cung cấp carb khỏe mạnh bao gồm rau, hoa quả, ngũ cốc và hạt không chứa tinh bột. Cherry là một lựa chọn, nhưng điều quan trọng là phải kiểm soát được khẩu phần ăn của bạn. 

Theo tổ chức đái tháo đường Anh Quốc, một phần nhỏ tương ứng với 14 quả cherry (tương đương với 2 quả kiwi, 7 quả dâu tây hay 3 quả mơ) là phù hợp. Do từng người sẽ có khả năng dung nạp carbohydrate khác nhau, hãy cân nhắc kiểm tra đường huyết của bạn trước và sau khi thử ăn cherry lần đầu tiên.  

Lượng carbohydrate trong cherry

Quả cherry tươi

Dựa vào độ chín, một cốc anh đào ngọt chứa khoảng 25 gam carb, tương đương với 6 thìa cà phê đường. Một cốc anh đào chua chứa khoảng 19 gam carb, tương đương với 5 thìa cà phê đường. 

Ăn một nửa cốc cherry sẽ không gây ra vấn đề cho hầu hết người bị tiểu đường. Tuy nhiên, cách tốt nhất để biết được cơ thể phản ứng thế nào với cherry là kiểm tra đường huyết trong 1 tới 2 giờ sau ăn. 

Cherry đóng hộp

Cherry đóng hộp thường là nước ép hoặc siro và chúng chứa rất nhiều đường. Một hộp cherry như vậy thường chứa khoảng 60 gam carbohydrate, tương đương với 15 thìa cà phê đường. 

Cherry ngâm đường

5 quả cherry ngâm đường chứa 11 gam carb, tương đương với 2.5 thìa cà phê đường. 

Chỉ số đường huyết (GI – Glucose index) của cherry

Chỉ số đường huyết (GI) cho thấy tác động của thức ăn chứa carbohydrate lên mức đường huyết sau khi ăn. Chỉ số này cao sẽ làm mức đường huyết tăng cao. Chỉ số GI của cherry ngọt tươi là 62, ở mức trung bình. Còn chỉ số GI của cherry chua là 22, nằm ở mức thấp. 

Tác động tích cực của cherry lên bệnh tiểu đường

Có một số nghiên cứu đang được tiến hành về tác dụng của cherry tới bệnh tiểu đường. 

Kết quả của những nghiên cứu này chỉ ra rằng cherry có vai trò trong việc điều chỉnh nồng độ đường huyết một cách tích cực, từ đó giảm nguy cơ bị tiểu đường. 

  • Nghiên cứu năm 2018 chỉ ra rằng cả cherry ngọt và chua đều là nguồn cung cấp dồi dào polyphenol,vitamin C, và cải thiển sức khỏe bằng tác dụng chống viêm, chống oxi hóa. 
  • Nghiên cứu năm 2012 và năm 2014 trên những con chuột bị tiểu đường kết luận rằng chiết xuất của cherry hữu dụng trong việc kiểm soát đường huyết, bệnh tiểu đường và giảm thiểu các biến chứng của bệnh tiểu đường. 
  • Một bài báo năm 2017 cũng chỉ ra rằng anthocyanin trong quả cherry và một số quả khác như việt quất, có tác động lên độ nhạy cảm insulin và có khả năng điều chỉnh các bệnh như tiểu đường.  

Kết luận

Nếu bạn bị tiểu đường, cherry có thể là một phần trong thực đơn hàng ngày để cung cấp vitamin C, kali, và chất xơ cũng như hỗ trợ trong việc điều chỉnh đường huyết theo một số nghiên cứu. Tuy nhiên, dựa vào chỉ số đường huyết của cherry, bạn nên kiểm soát lượng cherry ăn vào. 

Xem thêm:

Bình luận (0)

Đăng nhập để có thể bình luận

Chưa có bình luận nào. Bạn hãy là người đầu tiên cho tôi biết ý kiến!