Suy đa tạng: Nguyên nhân, triệu chứng, chẩn đoán và điều trị

Hội chứng suy đa tạng là tình trạng rối loạn chức năng của ít nhất hai hoặc nhiều hệ thống cơ quan như: gan, phổi, tim mạch, thận, não,… Tình trạng này thường liên quan đến nhiễm trùng huyết nặng nhưng cũng có khi xảy ra trong các trường hợp như chấn thương, viêm tụy cấp và bỏng nặng.

Suy đa tạng xuất hiện ở những bệnh nhân mắc bệnh lý cấp tính, nếu không điều trị kịp thời, cơ thể người bệnh không thể duy trì cân bằng nội môi có nguy cơ tử vong cao.

Bệnh nhân suy đa tạng thường được điều trị trong thời gian dài tại chuyên khoa hồi sức tích cực với tỉ lệ tử vong cao. Nguy cơ tử vong phụ thuộc số lượng các cơ quan và mức độ bị tổn thương.

Dấu hiệu và triệu chứng suy đa tạng

Nhiều hệ thống cơ quan trong cơ thể bị tổn thương, suy giảm chức năng như hệ thần kinh, tim mạch, hô hấp, thận, gan, hệ tiêu hóa sẽ gây ra các triệu chứng nghiêm trọng, cần xử trí kịp thời.

Các triệu chứng thường là:

Triệu chứng thần kinh: Suy đa tạng có thể gây rối loạn thần kinh trung ương với triệu chứng thay đổi tri giác, lơ mơ, mê sảng, lú lẫn, thậm chí hôn mê.

Triệu chứng tiêu hóa: Tổn thương hệ tiêu hóa gây teo niêm mạc, xuất huyết tiêu hóa, tăng tính thấm niêm mạc ruột, bụng chướng, liệt ruột,…

Triệu chứng hô hấp: Suy hô hấp làm tăng tính thấm mao mạch, nhiễm toan chuyển hóa, máu không trao đổi được oxy khiến đầu chi tím tái, não thiếu oxy gây rối loạn ý thức. Vì thế bệnh nhân suy hô hấp thường gặp tình trạng thở nhanh, khó thở hoặc nhịp thở không đều.

Triệu chứng tuần hoàn: Bệnh nhân sẽ gặp tình trạng tụt huyết áp, mạch nhanh nhỏ, có khi không bắt được mạch, thân nhiệt cao hoặc thấp bất thường (trên 38 độ C hoặc dưới 36 độ C), nhiễm toan chuyển hóa, nhịp tim nhanh, tiểu ít,…

Triệu chứng gan mật: Rối loạn chức năng biểu hiện rất rõ ràng, bao gồm giảm tổng hợp muối, mật, IgA, tăng chuyển hóa và tăng dị hóa ngoại biên.

Triệu chứng suy thận: Suy thận sẽ có tình trạng thiểu niệu, vô niệu, huyết động không ổn định và tăng ure, creatinin trong máu có thể gây hội chứng ure huyết cao với biểu hiệu sốt, nôn, ỉa chảy, trạng thái thần kinh dễ kích thích, thờ ơ với ngoại cảnh, muộn hơn có thể vô niệu, da xanh do thiếu máu, ban xuất huyết dạng mảng hoặc dạng chấm do giảm tiểu cầu, da, niêm mạc vàng do tan máu, rối loạn ý thức có thể hôn mê

Nguyên nhân suy đa tạng

Có rất nhiều nguyên nhân có thể dẫn đến suy đa tạng, như:

  • Chấn thương nghiêm trọng
  • Nhiễm khuẩn huyết, sốc nhiễm khuẩn
  • Bỏng nặng
  • Ngộ độc cấp tính, uống thuốc lá, thuốc nam
  • Sản giật, tiền sản giật
  • Các rối loạn chuyển hóa như: tăng áp lực thẩm thấu, toan ceton do đái tháo đường,…
  • Các bệnh lý như viêm tụy, bệnh tự miễn…
  • Truyền nhiều nhóm máu
  • Sốc nhiệt,…

Nhiễm khuẩn huyết có thể gây suy đa tạng. Nguồn ảnh: magonlinelibraryNhiễm khuẩn huyết có thể gây suy đa tạng. Nguồn ảnh: magonlinelibrary

Chẩn đoán suy đa tạng

Để chẩn đoán xác định bệnh, bác sĩ cần dựa trên rất nhiều yếu tố bao gồm cả triệu chứng, thăm khám bệnh nhân và xét nghiệm, kiểm tra.

Bác sĩ sẽ chỉ định thêm các xét nghiệm để chẩn đoán bệnh như: khi máu động mạch, công thức máu, xét nghiệm chức năng gan, thận, chụp Xquang hay CT phổi, não ,… tùy thuộc vào hệ cơ quan bị tổn thương.

Chẩn đoán xác định 

Bệnh nhân được chẩn đoán suy đa tạng nếu có 2 đặc điểm dưới đây:

  • Bảng điểm SOFA đánh giá mức độ suy đa tạng trên 3 điểm, so với lúc nhập viện tăng ít nhất 1 điểm và suy ít nhất 2 tạng trong vòng 24 giờ.
  • Có nhiễm khuẩn nặng hoặc sốc nhiễm khuẩn.

Chẩn đoán phân biệt 

Cần phân biết suy đa tạng liên quan và không liên quan đến nhiễm khuẩn, dấu hiệu này rất quan trọng trong chẩn đoán và điều trị bệnh.

Chẩn đoán mức độ

Thang điểm SOFA cũng được dùng để đánh giá mức độ nghiêm trọng của suy đa tạng. Ngoài ra, theo dõi điểm SOFA giúp nhận biết các triệu chứng suy đa tạng nặng dần, mức độ suy giảm chức năng của hệ cơ quan cũng như mức độ nguy hiểm của bệnh

Ngoài ra, cần kiểm tra:

  • Số lượng các cơ quan bị suy giảm chức năng.
  • Nồng độ Lactat trong máu.
  • Tình trạng hạ huyết áp không đáp ứng với thuốc vận mạch.

Điều trị và chăm sóc bệnh nhân suy đa tạng

Bệnh nhân suy đa tạng cần được nhận định, đánh giá và điều trị sớm. Điều trị bao gồm điều trị nguyên nhân, điều trị hỗ trợ các cơ quan nhằm kiềm chế sự tiến triển của tình trạng đáp ứng viêm toàn thân và cải thiện rối loạn chức năng các cơ quan, ngăn chặn, dự phòng suy đa tạng.

Điều trị dự phòng suy đa tạng: Phát hiện và can thiệp ngoại khoa sớm các nguyên nhân, yếu tố dẫn đến suy đa tạng như dẫn lưu mủ, cắt lọc mô hoại tử để kiểm soát các ổ nhiễm khuẩn. Hồi sức tốt, đảm bảo oxy để ngăn ngừa thiếu máu cục bộ, đảm bảo dinh dưỡng (qua đường truyền tĩnh mạch hoặc tiêu hóa).

Điều trị hỗ trợ rối loạn chức năng hệ thần kinh trung ương: Điều trị nâng đỡ tình trạng tụt huyết áp, rối loạn điện giải, tăng hoặc hạ đường huyết quá mức.

Điều trị hỗ trợ rối loạn chức năng hệ tim mạch: Gồm ổn định huyết động; tối ưu hóa cung cấp oxy bằng thở gọng kính, mặt nạ hoặc thở máy, điều chỉnh thiếu máu, dùng thuốc vận mạch để tăng cung lượng tim; giảm tiêu thụ oxy bằng điều trị nhiễm khuẩn, cố định gãy xương, cắt lọc sạch vết thương, dẫn lưu áp xe (các yếu tố làm tăng chuyển hóa kích thích viêm), giảm đau, an thần, kiểm soát tăng thân nhiệt.

Điều trị hỗ trợ rối loạn chức năng huyết học: Duy trì nồng độ hemoglobin trong máu nếu thiếu máu thì truyền thêm khối hồng cầu, đảm bảo không gây thiếu oxy mô; điều chỉnh rối loạn đông máu bằng cách truyền huyết tương hoặc tiểu cầu và điều trị dự phòng thuyên tắc mạch do cục máu đông.

Điều trị hỗ trợ rối loạn chức năng hô hấp

  • Thở oxy
  • Cần đảm bảo cung cấp đủ oxy khi điều trị hỗ trợ rối loạn chức năng hô hấp
  • Thực hiện thông khí qua nội khí quản để cải thiện trao đổi khí, phục hồi các thùy phổi bị xẹp, đảm bảo cung cấp đủ oxy và giảm công thở.

Hỗ trở thở oxy cho bệnh nhân. Nguồn ảnh: fiercebiotechHỗ trở thở oxy cho bệnh nhân. Nguồn ảnh: fiercebiotechĐiều trị hỗ trợ rối loạn chức năng thận: Phòng ngừa nguy cơ rối loạn chức năng thận cần lưu ý chế độ dinh dưỡng phù hợp, tránh mất nước, tránh dùng kháng sinh độc với thận. Để điều trị thiểu niệu hoặc vô niệu trong suy thận cấp cần áp dụng điều trị thay thế thận liên tục và thẩm phân máu ngắt quãng. Thay thế thận cho phép kiểm soát dịch, điện giải và dinh dưỡng.

Lọc máu cấp cứu. Nguồn ảnh: umutdiyalizmerkeziLọc máu cấp cứu. Nguồn ảnh: umutdiyalizmerkeziĐiều trị đặc hiệu khác: Điều trị đặc hiệu trong sốc nhiễm khuẩn và nhiễm khuẩn huyết nặng ở bệnh nhân suy đa tạng sử dụng 2 phương thức hoạt hóa protein C và điều trị với hydrocortison liều thấp trong 7 ngày.

Câu hỏi liên quan

Suy tuần hoàn: hạ huyết áp, nhiễm toan chuyển hóa, tiểu ít (thiểu niệu), nhịp nhanh, thân nhiệt tăng cao hơn 38ºC hoặc hạ thấp dưới 36ºC....
Xem thêm
Xem tất cả hỏi đáp với chuyên mục: Suy đa tạng
Chủ đề:
Bình luận (0)

Đăng nhập để có thể bình luận

Chưa có bình luận nào. Bạn hãy là người đầu tiên cho tôi biết ý kiến!