Bỏng: Phân loại, cách điều trị và hơn nữa

Bỏng là một trong những thương tích phổ biến nhất tại nhà, đặc biệt là ở trẻ em. Thuật ngữ “bỏng” có nghĩa nhiều hơn là cảm giác nóng rát. Bỏng có đặc điểm là da bị tổn thương nghiêm trọng khiến các tế bào da chết đi.

Video Cách điều trị bòng đơn giản tại nhà hiệu quả

Hầu hết mọi người có thể hồi phục sau bỏng mà không có hậu quả nghiêm trọng đến sức khỏe, tùy thuộc vào nguyên nhân và mức độ thương tích. Các vết bỏng nặng hơn cần được chăm sóc y tế khẩn cấp để ngăn ngừa các biến chứng và tử vong.

Các hình ảnh về bỏng

Các hình ảnh về bỏng Các hình ảnh về bỏng Các hình ảnh về bỏng Các hình ảnh về bỏng Các hình ảnh về bỏng Các hình ảnh về bỏng

Các cấp độ bỏng    

Nguồn ảnh: bacsydayroi.comNguồn ảnh: bacsydayroi.com

Có ba độ bỏng chính: bỏng cấp độ 1, cấp độ 2 và cấp độ 3. Mỗi cấp độ dựa trên độ nghiêm trọng của tổn thương da, với mức độ đầu tiên là nhẹ nhất và mức độ thứ ba là nghiêm trọng nhất. Thiệt hại bao gồm:

  • Bỏng cấp độ 1: da ửng đỏ, không phồng rộp
  • Bỏng cấp độ 2: phồng rộp và một số vùng da dày lên
  • Bỏng cấp độ 3: độ dày lan rộng với vẻ ngoài trắng như da thuộc

Ngoài ra còn có bỏng cấp độ 4. Loại bỏng này bao gồm tất cả các triệu chứng của bỏng độ ba và còn lan sâu vào da đến gân và xương.

Bỏng có nhiều nguyên nhân:

Độ bỏng không dựa trên nguyên nhân gây ra nó. Ví dụ, bỏng nước có thể gây ra cả ba độ bỏng, tùy thuộc vào độ nóng của chất lỏng và thời gian tiếp xúc với da.

Bỏng do điện và hóa chất cần được chăm sóc y tế ngay lập tức vì chúng có thể ảnh hưởng đến bên trong cơ thể, ngay cả khi ít tổn thương da.

Bỏng cấp độ 1

Bỏng cấp độ 1 gây tổn thương da ít nhất, còn được gọi là “bỏng bề ngoài” vì chúng ảnh hưởng đến lớp da ngoài cùng. Các dấu hiệu của bỏng cấp độ 1 bao gồm:

  • Da ửng đỏ
  • Viêm nhẹ hoặc sưng tấy
  • Cảm thấy đau
  • Da khô, bong tróc xảy ra khi vết bỏng lành lại

Vì vết bỏng này ảnh hưởng đến lớp da trên cùng, các dấu hiệu và triệu chứng sẽ mất dần khi các tế bào da rụng đi. Vết bỏng cấp độ 1 thường lành trong vòng 7 đến 10 ngày mà không để lại sẹo.

Người bệnh cần đến gặp bác sĩ nếu vết bỏng ảnh hưởng đến một vùng da lớn, hơn 7.5 cm hay vết bỏng trên mặt hoặc ở một khớp lớn, bao gồm:

  • Đầu gối
  • Mắt cá chân
  • Bàn chân
  • Xương sống
  • Vai
  • Khuỷu tay
  • Cánh tay

Bỏng cấp độ 1 thường được điều trị bằng chăm sóc tại nhà. Thời gian lành có thể nhanh hơn nếu điều trị vết bỏng sớm. Các cách điều trị bỏng cấp độ 1 gồm:

  • Ngâm vết thương trong nước mát năm phút hoặc lâu hơn
  • Dùng acetaminophen hoặc ibuprofen để giảm đau
  • Bôi lidocain (chất gây tê) với gel hoặc kem lô hội để làm dịu da
  • Dùng thuốc mỡ kháng sinh và băng nhẹ để bảo vệ vùng bị thương

Hãy đảm bảo rằng người bệnh không sử dụng nước đá, vì điều này có thể làm vết thương nặng hơn. Không bao giờ đắp bông gòn lên vết bỏng vì các sợi nhỏ có thể dính vào vết thương và làm tăng nguy cơ nhiễm trùng. Ngoài ra, tránh các biện pháp điều trị tại nhà như bơ và trứng vì chưa có minh chứng rằng chúng có hiệu quả.

Bỏng cấp độ 2

Bỏng độ 2 nghiêm trọng hơn vì tổn thương sâu hơn lớp da trên cùng. Loại bỏng này khiến da bị phồng rộp, tấy đỏ và đau rát.

Một số vết phồng rộp rách ra, khiến vết bỏng có vẻ ẩm ướt hoặc chảy dịch. Theo thời gian, có thể xuất hiện mô dày, mềm, giống vảy gọi là dịch xuất tơ huyết trên vết thương.

Do những vết thương này mỏng manh, cần phải giữ cho chúng sạch sẽ và băng bó đúng cách để ngăn ngừa nhiễm trùng, đồng thời giúp vết bỏng nhanh lành hơn.

Một số vết bỏng cấp độ 2 mất hơn ba tuần để chữa lành, nhưng hầu hết lành trong vòng hai đến ba tuần mà không để lại sẹo, nhưng thường làm thay đổi sắc tố trên da.

Mụn nước càng nặng thì vết bỏng càng lâu lành. Trong một số trường hợp nặng, cần phải ghép da để khắc phục tổn thương. Ghép da lấy da lành từ vùng khác trên cơ thể và chuyển đến vùng da bị bỏng.

Như với bỏng cấp độ 1, tránh dùng bông gòn và các phương pháp điều trị tại nhà không đảm bảo. Các phương pháp điều trị bỏng cấp độ 2 nhẹ thường bao gồm:

  • Đưa da dưới vòi nước mát trong 15 phút hoặc lâu hơn
  • Dùng thuốc giảm đau không kê đơn (acetaminophen hoặc ibuprofen)
  • Bôi kem kháng sinh lên vết phồng rộp

Tuy nhiên, hãy tìm kiếm sự điều trị y tế khẩn cấp nếu vết bỏng ảnh hưởng đến một khu vực rộng rãi, ví dụ như:

  • Mặt
  • Bàn tay
  • Mông
  • Háng
  • Bàn chân

Bỏng cấp độ 3

Không kể bỏng độ 4, bỏng độ 3 là mức độ nặng nhất. Chúng gây ra nhiều tổn thương nhất, ở mọi lớp da.

Có một quan niệm sai lầm rằng bỏng độ 3 là đau nhất mặc dù loại bỏng này gây ra tổn thương rất lớn nên có thể không thấy đau vì tổn thương dây thần kinh.

Tùy thuộc vào nguyên nhân, các triệu chứng bỏng độ 3 có biểu hiện bao gồm:

  • Màu trắng như sáp
  • Cháy than
  • Màu nâu sẫm
  • Sưng và giống da thuộc
  • Các vết phồng rộp không phát triển

Nếu không phẫu thuật, những vết thương này sẽ lành lại với sẹo nghiêm trọng. Không có mốc thời gian nhất định để chữa lành hoàn toàn cho vết bỏng độ 3.

Đừng bao giờ cố gắng tự điều trị bỏng độ 3 mà gọi 115 ngay lập tức. Trong khi chờ được điều trị y tế, hãy nâng vết thương lên cao hơn tim. Không cởi quần áo nhưng đảm bảo không có quần áo dính vào vết bỏng.

Các biến chứng

So với bỏng cấp độ 1 và cấp độ 2, bỏng cấp độ 3 có nguy cơ biến chứng cao nhất như mất máu và sốc, có thể dẫn đến tử vong. Đồng thời, mọi vết bỏng đều có nguy cơ nhiễm trùng vì vi khuẩn có thể xâm nhập vào vùng da bị rách.

Uốn ván là một biến chứng khác có thể xảy ra với bỏng ở mọi cấp độ. Giống như nhiễm trùng huyết, uốn ván là một bệnh nhiễm trùng do vi khuẩn, ảnh hưởng đến hệ thần kinh, cuối cùng dẫn đến các vấn đề về co cơ. Theo nguyên tắc chung, mọi người nên tiêm phòng uốn ván 10 năm một lần để ngăn ngừa loại nhiễm trùng này.

Bỏng nặng còn có nguy cơ sốc giảm thể tích và hạ thân nhiệt, khiến nhiệt độ cơ thể thấp đến mức nguy hiểm. Mặc dù có vẻ không giống một biến chứng của bỏng, nhưng tình trạng này thực sự bắt nguồn từ việc cơ thể bị mất nhiệt quá nhiều do chấn thương. Giảm thể tích máu hoặc lượng máu thấp, xảy ra khi cơ thể bạn mất quá nhiều máu do bỏng.

Cách phòng tránh bỏng

Một số việc làm nhất định khiến bạn có nguy cơ bị bỏng cao hơn, nhưng thực tế là hầu hết các trường hợp bỏng đều xảy ra ở nhà. Trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ là những đối tượng dễ bị bỏng nhất. Các biện pháp phòng ngừa thực hiện được tại nhà:

  • Không để trẻ em trong bếp khi đang nấu ăn.
  • Xoay tay cầm của nồi về phía sau bếp.
  • Đặt bình chữa cháy trong hoặc gần bếp.
  • Kiểm tra máy báo khói mỗi tháng một lần.
  • Thay đầu báo khói 10 năm một lần.
  • Giữ nhiệt độ máy nước nóng dưới 49 độ C.
  • Đo nhiệt độ nước tắm trước khi sử dụng.
  • Cất gọn diêm và bật lửa.
  • Lắp các nắp đậy ổ cắm điện.
  • Kiểm tra và loại bỏ các dây dẫn điện bị hở.
  • Để hóa chất xa tầm tay và đeo găng tay nếu sử dụng.
  • Thoa kem chống nắng mỗi ngày và tránh ánh nắng cao điểm.
  • Đảm bảo rằng tất cả các điếu thuốc được dập tắt hoàn toàn.
  • Thường xuyên dọn sạch xơ vải của máy sấy.

Bên cạnh đó, cần phải có một kế hoạch thoát hiểm khi hỏa hoạn và thực hành với gia đình mỗi tháng một lần. Trong trường hợp xảy ra hỏa hoạn, hãy đảm bảo bò bên dưới mặt đất để giảm thiểu nguy cơ bất tỉnh và kẹt trong đám cháy.

Tổng kết

Khi được điều trị đúng cách và nhanh chóng, triển vọng đối với bỏng độ 1 và độ 2 là tốt. Những vết bỏng này hiếm khi để lại sẹo nhưng có thể dẫn đến sự thay đổi sắc tố của vùng da bị bỏng, điều quan trọng là giảm thiểu thiệt hại và nhiễm trùng thêm. Tổn thương diện rộng do bỏng nặng cấp độ 2 và độ 3 có thể dẫn đến các vấn đề ở mô da sâu, xương và các cơ quan. Bệnh nhân có thể yêu cầu:

  • Phẫu thuật
  • Vật lý trị liệu
  • Phục hồi chức năng
  • Hỗ trợ chăm sóc sức khoẻ suốt đời

Cần phải được điều trị thể chất đầy đủ khi bị bỏng, nhưng đừng quên các nhu cầu về cảm xúc. Có các nhóm hỗ trợ dành cho những người đã từng bị bỏng nặng, cũng như các cố vấn đã được chứng nhận. Lên mạng hoặc nói chuyện với bác sĩ để tìm các nhóm hỗ trợ trong khu vực.

Xem thêm:

Câu hỏi liên quan

Thời gian khỏi sau khi bị bỏng còn tùy thuộc mức độ nặng của tổn thương
Xem thêm
Sau khi bị bỏng mọi người sẽ thường có thói quen trị sẹo bỏng dầu ăn tại nhà bằng những công thức dân gian sau: Xóa sẹo bỏng bằng mật ong, Sử dụng câу lá bỏng, Làm mờ sẹo do bỏng dầu ăn bằng nha đam,...
Xem thêm
Khi xuất hiện vết phồng nước, bạn có thể rửa vết phỏng nước bị vỡ bằng nước tinh khiết hoặc nước muối sinh lý. Không nên sử dụng nước máy vì bạn không thể đảm bảo nước máy có đủ sạch và không gây nhiễm trùng hay không.
Xem thêm
Thông thường, thời gian lành vết thương do bị bỏng bô nhanh hay lâu phụ thuộc vào nhiều yếu tố như: cơ địa, độ nông – sâu của vết bỏng, phạm vi rộng – hẹp của vết bỏng, khả năng sơ cứu kịp thời, cách xử lý vết thương hay cách chăm sóc vết thương của mỗi người.
Xem thêm
Biểu hiện của bỏng rất đa dạng từ đỏ da đến phồng rộp hay hoại tử. Tùy vào mức độ tổn thương hay cấp độ bỏng mà sẽ có những biểu hiện da và mô khác nhau. Các triệu chứng chung là cảm giác đau, rát và thay đổi màu sắc da vùng bị bỏng. Dưới đây là một số cách trị bỏng hiệu quả có thể giúp cho bạn giảm được cảm giác khó chịu do đau rát. Vaseline, Nước lạnh, Khoai tây, Dầu dừa, Mật ong, Cây lô hội
Xem thêm
Khi bị bỏngbạn nên tránh một số thực phẩm sau để vết thương mau lành: Đường, Trứng, Thịt bò, Rau muống, Thịt gà và đồ nếp, Thịt xông khói,...
Xem thêm
Trong sinh hoạt hàng ngày, tai nạn bỏng rất dễ xảy ra. Một số thuốc dưới đây, bạn có thể bôi để giúp vết bỏng nhanh khỏi: Thuốc mỡ Neosporin, Kem bôi bỏng Biafine Emulsion, Kem bôi bỏng Bạc (Silver) sulfadiazine 1% (Silvirin), Kem bôi bỏng Panthenol Evo,...
Xem thêm
Một số cách trị bỏng đơn giản tại nhà, bạn có thể áp dụng như: Dùng nước lạnh chữa bỏng, Kem đánh răng chữa bỏng, Giấm chữa bỏng, Trị bỏng tại nhà bằng nha đam,...
Xem thêm
Cởi bỏ quần áo gây bỏng, Làm mát vùng da bị bỏng, Rửa vết thương bằng dung dịch sát khuẩn, Dùng thuốc điều trị bỏng,...
Xem thêm
Một số công thức trị sẹo bỏng bằng nghệ tươi như sau: Bôi trực tiếp nghệ tươi, Nghệ tươi và mật ong, Nghệ tươi kết hợp sữa chua, Nghệ tươi và lá chè tươi,...
Xem thêm
Xem tất cả hỏi đáp với chuyên mục: Bỏng
Chủ đề:
Bình luận (0)

Đăng nhập để có thể bình luận

Chưa có bình luận nào. Bạn hãy là người đầu tiên cho tôi biết ý kiến!