Sự khác biệt giữa ghẻ và rệp: Tiệu chứng, điều trị và phòng ngừa

Ghẻ và rệp là những ký sinh trùng gây ngứa và các triệu chứng khác trên da. Rệp sống ở những khu vực tối, gần với phòng ngủ.

Trong khi rệp chỉ chui ra để kiếm ăn thì ghẻ lại chui vào da để sống và đẻ trứng.

Sự khác nhau giữa ghẻ và rệp

Giữa ghẻ và rệp thì rệp sống trong giường, đồ đạc hoặc các vết nứt và khe tối, chỉ ra ngoài để kiếm ăn, rệp bám trên da và cắn để hút máu. Ghẻ sinh sản trên da người, sau đó chui vào da để sống, kiếm ăn và đẻ trứng.

Rệp hút cả máu người và động vật trong khi ghẻ chỉ sống được trên da người.

Rệp có kích thước bằng hạt anh túc và bạn có thể nhìn thấy chúng mà không cần kính hiển vi. Ngược lại, ghẻ không thể nhìn thấy được bằng mắt thường.

Mọi người cần loại bỏ rệp khỏi nhà để tránh gây bệnh. Tuy nhiên, khi bị ghẻ, bạn cần đi khám và điều trị đầy đủ.

Rệp là gì? 

Nguồn www.pestworld.orgCon rệp Rệp, tên khoa học là Cimex lectularius, là loài ký sinh trùng nhỏ hút máu người và động vật.

Rệp là loại ký sinh trùng không cánh, dẹt, có màu nâu đỏ. Trung Tâm Kiểm Soát và Phòng Ngừa Bệnh Tật Hoa Kỳ (CDC-Centers for Disease Control and Prevention) cho biết chúng có kích thước từ 1-7 mm.

Rệp thường sống gần nơi người ngủ, thường trong vòng 2,4m, chỉ ra ngoài để kiếm ăn. Tuy nhiên, chúng có thể di chuyển đến 30m vào ban đêm. Rệp cũng có thể tồn tại mà không cần máu trong vài tháng.

Chúng sống ở những nơi khô và tối như đường nối nệm, khung giường hoặc các vết nứt, kẽ hở trên tường, đồ nội thất.

Mặc dù rệp không lây bệnh, nhưng chúng gây ngứa và kích ứng, có thể gây ra phản ứng dị ứng. Trong một số trường hợp, gãi quá nhiều có thể dẫn đến nhiễm trùng da.

Ghẻ là gì? 

Ghẻ và tổn thương da do ghẻ gây ra. Nguồn www.everydayhealth.comGhẻ và tổn thương da do ghẻ gây ra. Nguồn www.everydayhealth.comGhẻ có tên khoa học là Sarcoptes scabiei var. hominis là loài ký sinh trùng cực nhỏ.

Ghẻ sinh sản trên da người - sau đó chui vào da để sống và đẻ trứng.

Ghẻ tạo ra các đường hầm dài 1–10 mm trong lớp biểu bì - lớp trên cùng của da và chúng có thể đẻ 2-3 trứng mỗi ngày, mất 2-3 tuần để trứng nở.

Theo CDC Hoa Kỳ, ghẻ có thể sống trong da của con người cho đến 2 tháng. Sau khi rời khỏi cơ thể người, chúng chỉ tồn tại được 48-72 giờ và ghẻ có thể chết khi tiếp xúc với nhiệt độ trên 50 ° C trong 10 phút.

Cách phân biệt vết cắn giữa ghẻ và rệp

Rệp và ghẻ đều gây ngứa, nhưng chúng gây ra các triệu chứng khác nhau.

Dấu hiệu nhận biết rệp

Rệp gây ra các vết cắn trên cơ thể. Chúng thường cắn khi con người đang ngủ và bạn chỉ nhận thấy vết cắn khi thức dậy. Những vết này có thể xuất hiện ngay sau bị cắn hoặc sau 14 ngày.

Các triệu chứng của rệp bao gồm:

  • Nhiều vết hằn, có thể xuất hiện theo đường ngoằn ngoèo
  • Vết cắn có thể đỏ hoặc sưng lên, tương tự như vết muỗi hoặc bọ chét cắn
  • Ngứa dữ dội hoặc kích ứng
  • Các đốm máu nhỏ trên khăn trải giường hoặc ga giường
  • Có mùi mốc ở phòng ngủ
  • Vỏ còn sót lại trên giường
  • Phân của rệp, xuất hiện dưới dạng những đốm đen nhỏ trên ga giường

Sau khi rệp cắn bạn có thể bị mất ngủ, lo lắng hoặc nhiễm trùng da do gãi quá nhiều.

Tuy nhiên, một số người có thể không gặp bất kỳ triệu chứng nào sau khi rệp cắn. Ngược lại, một số trường hợp có thể bị dị ứng, sưng đau hoặc sốc phản vệ. Hãy đến cơ sở y tế ngay lập tức khi có các triệu chứng của sốc phản vệ, bao gồm:

  • Khó thở
  • Sưng miệng
  • Đau họng 
  • Ngất xỉu
  • Chóng mặt
  • Buồn nôn hoặc nôn
  • Mạch yếu

Các triệu chứng của bệnh ghẻ

Các triệu chứng của bệnh ghẻ bao gồm:

  • Ngứa dữ dội, đặc biệt tăng lên vào ban đêm
  • Phát ban, có thể có vảy hoặc tương tự như mụn nhọt hoặc mụn nước
  • Có thể nhìn thấy các hang nhỏ trong da, xuất hiện dưới dạng các đường nhỏ li ti nhô lên và cong queo, màu trắng xám hoặc cùng màu với da xung quanh

Các vị trí bị ghẻ như:

  • Cổ tay
  • Khuỷu tay
  • Nách
  • Kẽ các ngón tay
  • Núm vú
  • Vai
  • Thắt lưng
  • Dương vật
  • Mông

Trẻ nhỏ hoặc trẻ sơ sinh có thể bị ghẻ ở đầu, mặt, cổ, lòng bàn tay hoặc lòng bàn chân. Tuy nhiên, các vị trí này ít gặp ở trẻ lớn hoặc người trưởng thành.

Việc gãi quá nhiều có thể gây viêm loét da, dẫn đến nhiễm trùng da.

Các phương pháp điều trị

Rệp và ghẻ thường không nghiêm trọng, nhưng cần điều trị. Cả ghẻ và rệp đều có thể điều trị được. Mọi người cần chú ý đến các đặc điểm trên để tìm rệp và nhận biết vùng da bị ghẻ.

Rệp

Mọi người có thể điều trị rệp tại nhà bằng các phương pháp không kê đơn (OTC- over-the-counter), bao gồm:

  • Rửa vết cắn bằng xà phòng và nước để ngăn ngừa ngứa và nhiễm trùng 
  • Điều trị vết cắn bằng kem sát trùng hoặc dùng thuốc kháng histamine 
  • Bôi kem corticosteroid lên vết cắn giúp giảm ngứa

Sau khi điều trị, vết cắn của rệp sẽ biến mất trong vòng 1-2 tuần.

Tuy nhiên, nếu các phương pháp điều trị tại nhà và không kê đơn không hiệu quả hoặc xuất hiện phản ứng dị ứng hoặc nhiễm trùng, cần đi khám ngay để được điều trị. Các phương pháp điều trị có thể bao gồm:

  • Tiêm thuốc kháng histamine, corticosteroid hoặc epinephrine chống dị ứng
  • Khử trùng hoặc điều trị kháng sinh 
  • Kê đơn thuốc kháng histamine hoặc corticosteroid cho ngứa nghiêm trọng.

Mọi người cũng cần phải phòng tránh sự lây nhiễm của rệp bằng cách phun thuốc diệt côn trùng.

Bệnh ghẻ

Bạn cần đi khám bác sĩ để điều trị ghẻ triệt để. Theo Hiệp hội Da liễu Hoa Kỳ, điều trị ghẻ có thể dùng thuốc bôi, chẳng hạn như:

  • 5% permethrin, thích hợp cho người mang thai và trẻ em trên 2 tuổi tháng
  • 10% crotamiton
  • 25% benzyl benzoat
  • 5-10% lưu huỳnh
  • 1% lindane

Những người tiếp xúc gần với người bị bệnh ghẻ cũng cần được điều trị, ngay cả khi không có dấu hiệu hoặc triệu chứng nào. Những người cần điều trị gồm người sống hoặc làm việc gần với người bị bệnh ghẻ, bạn tình hoặc người trong gia đình.

Cách để loại bỏ rệp và ghẻ tại nhà

Cơ quan Bảo vệ Môi trường Hoa Kỳ (EPA-Environmental Protection Agency) khuyến cáo các phương pháp điều trị tại nhà cho rệp như sau:

  • Sử dụng nhiệt để diệt rệp bằng cách đặt các vật dụng có nhiễm trong máy sấy quần áo để ở nhiệt độ cao hoặc trong một túi nhựa đen kín, trong xe hơi nóng và đóng kín.
  • Cho các vật bị nhiễm trùng vào một túi kín và cho vào tủ đông ở -17,8 ° C trong 4 ngày.
  • Sử dụng chất tẩy rửa bằng hơi nước để xử lý ga giường, đồ nội thất, thảm và các vết nứt hoặc kẽ hở. Đặt nhiệt độ ở mức tối thiểu là 54,4 ° C và sử dụng máy khuếch tán để ngăn rệp phát tán.

Nếu có ổ rệp lớn hoặc nhiều vật dụng, nhiều khu vực mà rệp có thể ẩn náu, hãy liên hệ một công ty kiểm soát dịch bệnh để có hiệu quả tốt nhất.

Ghẻ không thể tồn tại quá lâu nếu không có sự tiếp xúc của con người. Do đó, điều trị ngoài da bằng thuốc bôi cho đến khi tiêu diệt hết ghẻ và trứng.

Kết luận

Ghẻ và rệp đều là ký sinh trùng gây bệnh trên da. Tuy nhiên, bệnh thường dễ điều trị.

Những người bị rệp cắn sẽ cần phải loại bỏ rệp ra khỏi khu vực sinh sống bằng cách phun thuốc diệt côn trùng. Thuốc sát trùng và thuốc kháng histamine có thể giúp làm dịu cơn ngứa.

Những người bị ghẻ cần đi khám để bác sĩ hướng dẫn điều trị. Thuốc bôi ngoài da có thể tiêu diệt ghẻ và trứng trên da. Tất cả những người tiếp xúc gần với người bị ghẻ cũng cần phải điều trị.

Xem thêm:

Chủ đề:
Bình luận (0)

Đăng nhập để có thể bình luận

Chưa có bình luận nào. Bạn hãy là người đầu tiên cho tôi biết ý kiến!