Tài chính & Stress

Giá xăng và thực phẩm cao ngất trời, thị trường chứng khoán đi xuống, và thị trường nhà đất ở trong tình trạng ảm đạm, những nỗi lo lắng về tài chính khiến bạn thực sự mệt mỏi ?

Chúng tôi thực hiện cuộc phỏng vấn với nhà thiết kế đồ họa - Joshua Lurie-Terrell ở Sacramento, California, anh mô tả mình là một người dễ gần, vui vẻ. Nhưng đó là anh ấy trước cuộc khủng hoảng kinh tế của gia đình, việc khiến anh ấy và vợ mất một nửa số tiền tiết kiệm hưu trí của họ". Tôi chưa bao giờ để stress ảnh hưởng đến cuộc sống của mình. Nhưng kể từ khi tiền bạc eo hẹp, tôi thấy rằng mình là một tù nhân của nó", anh nói. Giờ đây bất kì một khoản chi nào, anh ấy cũng phải hết sức cân nhắc, ví dụ như: nếu đổ đầy bình xăng thì sẽ không thể đủ tiền đi xem phim vào cuối tuần, hoặc nếu tiếp tục chi trả cho bảo hiểm y tế,anh ấy sẽ không thể mua cho vợ món quà sinh nhật mà cô ấy muốn. Để chuẩn bị chào đón đứa con sắp chào đời, anh ấy đã nghiêm túc xem xét việc nhận một công việc làm thêm vào ca đêm.

Nhưng đầu năm vừa rồi, người đàn ông 37 tuổi này đã bị một cơn đau tim, mặc dù anh ta không có dấu hiệu báo trước hay yếu tố nguy cơ. Các bác sĩ nói rằng, căng thẳng là yếu tố chính gây ra cơn đau tim của anh ấy.

"Tôi cảm thấy mình là một người hoàn toàn khác so với trước đây", anh chia sẻ. "Tôi nghĩ 90% nỗi lo lắng của mình là nỗi lo về tài chính. Tôi đã cố gắng làm tất cả những gì Suze Orman nói phải làm, nhưng chúng tôi vẫn gặp vấn đề."

Tôi cá với các bạn rằng, Lurie-Terrell chắc chắn không phải trường hợp duy nhất. Theo một cuộc khảo sát năm 2007 của Hiệp hội Tâm lý Hoa Kỳ, tiền bạc là nguyên nhân hàng đầu gây căng thẳng cho người Mỹ. Trong cuộc khảo sát, 73% người được hỏi cho rằng tiền bạc là nguồn gốc chính gây stress. Ngày nay, hơn ¾  gia đình Mỹ đang mắc nợ, theo Khảo sát Tài chính Người tiêu dùng của Cục Dự trữ Liên bang.

Một nghiên cứu của AP-AOL cho thấy mức độ căng thẳng liên quan đến nợ nần tăng 14% từ năm 2004-2008. Cũng theo nghiên cứu này, những người căng thẳng vì tài chính cũng mắc một loạt các bệnh liên quan đến căng thẳng nhiều hơn những người khác: Bao gồm loét dạ dày, đau nửa đầu, đau lưng, lo lắng, trầm cảm, và nhồi máu cơ tim.

Với tình hình khủng hoảng kinh tế như hiện nay, giá xăng dầu, thực phẩm ngày càng leo thang, stress vì tiền bạc không phải vấn đề của riêng cá nhân nào. Vì thế, chúng ta cần quan tâm hơn nữa đến việc quản lý căng thẳng  cũng như các vấn đề sức khỏe. 

Cơ thể chúng ta phản ứng với tình huống căng thẳng như thế nào

Mô hình “Chiến đấu- Bỏ chạy”(Nguồn: http://pktherapyot.com/)

Mô hình “Chiến đấu- Bỏ chạy”(Nguồn: http://pktherapyot.com/)

Theo bác sĩ Jay Winner – tác giả của cuốn “ Take the Stress Out Of  Your Life”: Cơ thể chúng ta có một phản ứng chung với stress, phản ứng này mang tính di truyền, được hình thành qua thời gian, từ thời tổ tiên của loài người. Phản ứng ấy có thể được mô tả như sau: Khi trước mặt bạn xuất hiện một con hổ hung dữ, tim bạn sẽ đập nhanh, đồng tử giãn ra, tuyến nội tiết tiết ra các hoocmon: adrenalin, cortisol. Nhờ đó, cơ thể bạn sẵn sàng cho việc chiến đấu với con hổ hoặc là bỏ chạy.

Mô hình "chiến đấu hoặc bỏ chạy" được tạo ra để chúng ta thích nghi , phản ứng kịp thời với những  mối nguy hiểm. Vấn đề là phản ứng tương tự như vậy lại được kích hoạt trong những tình huống hay gặp hằng ngày như: Kẹt xe, tranh cãi với vợ chồng.

Khi gặp những vấn đề căng thẳng hằng ngày, đặc biệt là căng thẳng về tài chính, mô hình “chiến đấu hoặc bỏ chạy” được kích hoạt, cơ thể chúng ta tiết adrenaline. Nếu mọi người không biết cách đối phó với mức adrenaline cao hơn này,stress hình thành và gây ra những thay đổi thực sự về thể chất và sinh lý trong cơ thể khiến người ta cảm thấy mệt mỏi."

Stress có thể liên quan đến các triệu chứng như ợ nóng, đau đầu và đau bụng. Ông nói: “Nếu bạn luôn có cảm giác đau thắt  bụng hoặc nếu bạn luôn cảm thấy lo lắng và bồn chồn, hãy để ý đến nó. Đây có thể  là những dấu hiệu cho thấy bạn đang trong tình trạng stress.

Cựu phóng viên tài chính , tác giả của cuốn sách Zero Debt: The Ultimate Guide to Financial Freedom, Lynette Khalfani-Cox là người đã từng gánh trên mình món nợ khổng lồ. Cô nói  "Tôi đã vượt quá khả năng của chính mình. Món nợ đó là một gánh nặng to lớn. Chi phí thực sự của nợ và các vấn đề tài chính không chỉ là lãi suất bạn đang trả cho thẻ Mastercard hoặc Visa. Chi phí thực sự là số tiền mà nó phải gánh chịu đối với cuộc sống và các mối quan hệ của bạn".

Bằng cách thực hiện một loạt thay đổi quan trọng, Khalfani-Cox đã có thể trả 100.000 đô la nợ thẻ tín dụng trong ba năm và hiện đang giúp những người khác đang gặp khó khăn về vấn đề tương tự.

Nợ nần khiến bạn mệt mỏi?

Chris, một blogger 30 tuổi, người có khoản nợ thẻ tín dụng trị giá 75.000 đô la và có khả năng bị tịch thu tài sản đã viết một bài chia sẻ tại  MyDebtJourney.com, anh thừa nhận. “Khoản nợ ấy luôn hiện diện trong tâm trí tôi, nhưng kể từ khi tôi viết blog, tôi không còn cảm thấy căng thẳng về điều đó nữa”. Trước đây, anh thường thức đến 3 giờ sáng, lo lắng về việc làm sao có thể chăm sóc cho vợ và hai con nhỏ.

Căng thẳng hiện diện mọi lúc mọi nơi, kể cả khi bạn đi ngủ. Nhà thiết kế Lurie-Terrell trằng trọc nhiều giờ liền, nhìn chằm chằm lên trần nhà hoặc thức dậy giữa đêm vì lo lắng về khoản tiết kiệm của mình. Ông nói: “Đó là một vòng luẩn quẩn. Nếu bạn biết rằng bạn đang căng thẳng, điều đó khiến bạn càng căng thẳng hơn vì bạn không kiểm soát được nó."

Tiến sĩ Michael Breus, chuyên gia về giấc ngủ cho biết những thông tin về  kinh tế làm gia tăng sự lo lắng của mọi người. Và sự lo lắng đó ngăn cản mọi người đi vào giấc ngủ.

"Bạn phải làm việc vất cả cả ngày dài và khi bạn đi ngủ, bạn lại nghĩ, lo lắng về ngày hôm ấy", ông nói. "Và bộ não của bạn không ngừng hoạt động, thường thì  mọi người lo lắng về việc trả tiền thế chấp và các hóa đơn. Mặc dù cả ngày làm việc khiến bạn thực sự mệt mỏi ,thiếu ngủ , nhưng  vừa đặt lưng xuống, sự lo lắng lại ập đến khiến bạn không tài nào ngủ được”.

Khi bạn lo lắng, hệ thần kinh tự chủ sẽ bị kích thích, cơ thể bạn chịu một loạt thay đổi, từ sự căng cơ, đến trạng thái âu lo. Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng càng  thiếu ngủ, bạn càng lâu hồi phục. Khả năng phản xạ, suy nghĩ và sáng tạo của bạn bị đình trệ , vì vậy mọi thứ có thể bị ảnh hưởng bởi tình trạng thiếu ngủ.

Cách giảm stress: Hãy ở thế chủ động và nắm quyền kiểm soát

Video: Quản lý căng thẳng

Tiến sĩ Kelly McGonigal cho biết: Nợ nần hay tiền bạc là một loại căng thẳng phổ biến và khó giải quyết vì nó rất liên quan đến rất nhiều  lĩnh vực khác trong cuộc sống . McGonigal - nhà tâm lý học, nhà nghiên cứu tại Đại học Stanford "Stress về nợ nần xâm chiếm toàn bộ cuộc sống của bạn từ gia đình, công việc hiện tại đến cả những kế hoạch tương lai. Có những nghiên cứu cho thấy không phải số tiền bạn nợ ảnh hưởng đén sức khỏe của bạn mà do sự lo lắng của bạn".

McGonigal khuyên bạn nên tìm kiếm sự hỗ trợ từ xã hội, vì bạn không phải là người duy nhất phải trải qua điều này. Nói chuyện với những người bạn quan tâm để xóa bỏ cảm giác kỳ thị và xấu hổ. 

McGonigal nói rằng có sự khác biệt rất lớn giữa ứng phó tích cực và ứng phó thoải mái. "Đừng rơi vào bẫy của việc cảm thấy thoải mái tức thì thay vào đó, hãy làm điều gì đó đê giải quyết vẩn đề. Hãy ngồi xuống, tìm kiếm thông tin và lập kế hoạch. Và hãy là một người chủ động. Bằng cách đó, bạn sẽ cảm nhận được mình kiểm soát được tình hình . Cảm giác kiểm soát sẽ chiến thắng cảm giác căng thẳng".

Dưới đây là lời khuyên từ các chuyên gia về cách chủ động đối phó với tình huống căng thẳng.

Xây dựng kế hoạch đối phó với căng thẳng 

  • Hãy đặt mọi thứ vào viễn cảnh: bằng cách tự hỏi bản thân: Điều tồi tệ nhất sẽ xảy ra là gì? Bạn có thể phải di chuyển hoặc tạm dừng thẻ tín dụng của mình trong thời gian này. "Bạn có thể phải thay đổi lối sống", Winner nói. "Nhưng nó không nguy hiểm đến tính mạng. Đôi khi chúng ta cần bỏ qua tiện nghi nhất thời, ưu tiên sức khỏe, tính mạng lên hàng đầu như thể bạn đang nằm trước nanh vuốt của con hổ dữ tợn".
  • Viết ra những điều bạn lo lắng: Lấy một mảnh giấy và chia đôi tờ giấy ra. Ở phía bên trái, hãy viết ra tất cả những điều bạn đang lo lắng. Ở phía bên phải, viết ra các giải pháp. Giải pháp có thể là, suy nghĩ về điều này vào ngày mai lúc 11 giờ hoặc gọi một cuộc điện thoại vào ngày mai để tìm kiếm cơ hội mới. Dành 10 phút làm điều đó, sau đó gập đôi tờ giấy đồng thời khép lại suy nghĩ của bạn về vấn đề này.
  • Bước tiếp theo là lập kế hoạch tài chính thông minh: Không sử dụng thẻ tín dung. Xem xét lại tình hình tài chính của bạn, lập báo cáo tín dụng hàng năm và cùng với những người thân lập kế hoạch thay đổi, cân đối các khoản thu chi hằng ngày của. Khalfani-Cox nói: “Lợi ích số một của việc không có nợ là tiền bạc không còn là mối bận tâm lớn của bạn. Nó làm giảm căng thẳng và lo lắng. Bạn sẽ tự do để làm  nhiều việc khác".

Xem thêm : 

Bình luận (0)

Đăng nhập để có thể bình luận

Chưa có bình luận nào. Bạn hãy là người đầu tiên cho tôi biết ý kiến!