Sinh mổ: Tất cả những gì bạn cần biết

Việc chọn lựa phương pháp sinh luôn là một việc vô cùng nan giải đối với các thai phụ. Nhiều thai phụ, lựa chọn cho mình phương pháp sinh mổ với rất nhiều nguyên nhân khác nhau như sinh mổ có thể giảm đau đớn cho mẹ lúc lâm bồn hoặc thai phụ không muốn cắt tầng sinh môn...Tuy nhiên, phương pháp sinh mổ sẽ ảnh hưởng ít nhiều đến sức khỏe của người mẹ, tiềm ẩn một số rủi ro nhất định. Cùng tìm hiểu chi tiết hơn về phương pháp sinh mổ qua bài viết dưới đây nhé!

Tổng quan về sinh mổ

Video: Sinh thường và sinh mổ: Phương pháp nào tốt hơn

Sinh mổ là phẫu thuật để đưa thai nhi ra ngoài qua một vết cắt ở bụng và tử cung của mẹ.

Đường cắt thường được thực hiện trên bụng của mẹ, ngay dưới đường bikini của mẹ.

Sinh mổ là phẫu thuật lớn mang lại một số nguy cơ rủi ro, vì vậy, nó thường chỉ được thực hiện nếu đó là lựa chọn an toàn nhất cho mẹ và con. 

Tại sao lại sinh mổ?

Sinh mổ có thể được khuyến nghị có kế hoạch (tự chọn) hoặc được thực hiện trong trường hợp cấp cứu nếu bác sĩ cho rằng đẻ thường qua đường âm đạo là quá nguy hiểm.

Sinh mổ có kế hoạch thường được thực hiện từ tuần thứ 39 của thai kỳ.

Có thể tiến hành sinh mổ khi:

  • Thai nhi ở tư thế ngôi mông (chân trước) và bác sĩ hoặc nữ hộ sinh không thể xoay ngôi bằng cách ấn nhẹ lên bụng của mẹ, hoặc mẹ không muốn họ thử làm điều này
  • Mẹ có rau tiền đạo (rau bám thấp)
  • Mẹ mắc huyết áp cao liên quan đến thai nghén (tiền sản giật)
  • Mẹ mắc một số bệnh nhiễm trùng, chẳng hạn như nhiễm trùng herpes sinh dục xảy ra vào cuối thai kỳ hoặc HIV không được điều trị
  • Thai nhi không nhận đủ oxy và chất dinh dưỡng - đôi khi thai nhi cần được đưa ra ngoài ngay.
  • Quá trình chuyển dạ của mẹ không tiến triển hoặc ra máu âm đạo quá nhiều 

Nếu có thời gian để lên kế hoạch cho sinh mổ, nữ hộ sinh hoặc bác sĩ sẽ thảo luận về lợi ích và rủi ro của việc sinh mổ so với sinh qua đường âm đạo.

Lựa chọn sinh mổ

Một số phụ nữ chọn sinh mổ không phải vì lý do y tế. 

Khi ấy nữ hộ sinh hoặc bác sĩ cần giải thích những lợi ích và rủi ro của việc sinh mổ đối với mẹ và con so với sinh qua đường âm đạo.

Nếu người mẹ quá lo lắng về quá trình sinh đẻ thì nên trao đổi với chuyên gia chăm sóc sức khỏe, người có thể hỗ trợ trong quá trình mang thai và chuyển dạ. 

Nếu sau khi thảo luận về các rủi ro và hỗ trợ được cung cấp mà mẹ vẫn không muốn sinh qua đường âm đạo, thì mẹ nên đề nghị sinh mổ theo kế hoạch. Trong trường hợp bác sĩ không muốn thực hiện phẫu thuật, họ sẽ giới thiệu người mẹ đến một bác sĩ khác.

Quá trình sinh mổ

Hầu hết các ca mổ đều được tiến hành với phương pháp gây tê tủy sống hoặc ngoài màng cứng.

Điều này có nghĩa là mẹ sẽ tỉnh táo, nhưng phần dưới của cơ thể được gây tê nên mẹ sẽ không cảm thấy đau. 

Trong quá trình sinh mổ

  • Một màn che được đặt trên phía cơ thể của mẹ để mẹ không thể nhìn thấy quá trình thực hiện - các bác sĩ và y tá sẽ cho mẹ biết những gì đang xảy ra
  • Bác sĩ sẽ rạch vết rạch dài khoảng 10 đến 20 cm thường sẽ được thực hiện ở phần bụng dưới và tử cung của mẹ 
  • Mẹ có thể cảm thấy bị kéo căng trong suốt quá trình
  • Bố và mẹ sẽ có thể nhìn thấy và ôm con ngay sau khi em bé được sinh ra nếu chúng khỏe mạnh – còn nếu một đứa trẻ sinh mổ khẩn cấp vì suy thai có thể được đưa thẳng đến bác sĩ nhi khoa để hồi sức. 

Toàn bộ quá trình thường mất khoảng 40 đến 50 phút. 

Đôi khi, gây mê toàn thân (mẹ không tỉnh) có thể được thực hiện, đặc biệt nếu em bé cần được đưa ra ngoài nhanh hơn.

Phục hồi sau sinh mổ 

Phục hồi sau sinh mổ thường mất nhiều thời gian hơn sau sinh thường. 

Thời gian nằm viện trung bình sau khi sinh mổ là khoảng 3 hoặc 4 ngày, so với trung bình 1 hoặc 2 ngày đối với sinh thường. 

Mẹ có thể cảm thấy khó chịu ở bụng trong vài ngày đầu. Khi ấy bác sĩ sẽ kê thuốc giảm đau. 

Khi về nhà, ban đầu người mẹ chỉ nên làm những việc đơn giản, có thể cần tránh một số hoạt động, chẳng hạn như lái xe, cho đến khi thực hiện kiểm tra sức khỏe sau sinh với bác sĩ ở thời điểm 6 tuần. 

Vết rạch ở bụng sẽ tạo thành sẹo. Vết sạo có thể rõ ràng lúc đầu, nhưng nó sẽ mờ dần theo thời gian và thường sẽ ẩn sau lông mu của mẹ.  

Rủi ro khi sinh mổ 

Sinh mổ nói chung là một thủ thuật rất an toàn, nhưng cũng giống như bất kỳ loại phẫu thuật nào, nó mang lại một số rủi ro nhất định. 

Điều quan trọng là phải nhận thức được các biến chứng có thể xảy ra, đặc biệt nếu mẹ đang cân nhắc sinh mổ không vì lý do y tế. 

Các biến chứng có thể xảy ra bao gồm: 

  • Nhiễm trùng vết mổ hoặc niêm mạc tử cung
  • Các cục máu đông
  • Chảy máu quá nhiều
  • Tổn thương các khu vực lân cận, chẳng hạn như bàng quang hoặc niệu quản (ống nối thận và bàng quang)
  • Khó thở tạm thời ở trẻ sơ sinh
  • Vô tình làm tổn thương thai nhi khi rạch tử cung.

Những lần mang thai trong tương lai sau khi sinh mổ 

Nếu mẹ sinh con bằng phương pháp sinh mổ, điều đó không nhất thiết có nghĩa là tất cả những lần sinh sau đều phải sinh theo cách này.

Hầu hết phụ nữ đã từng sinh mổ đều có thể sinh thường một cách an toàn ở những lần tiếp theo, còn được gọi là sinh qua đường âm đạo sau khi sinh mổ. 

Nhưng mẹ cần theo dõi thêm trong quá trình chuyển dạ để đảm bảo rằng mọi thứ đang tiến triển tốt. 

Một số phụ nữ có thể được khuyên nên sinh mổ ở những lần sinh sau. 

Điều này phụ thuộc vào việc liệu sinh mổ có còn là lựa chọn an toàn nhất cho họ và thai nhi hay không.

Quá trình sinh mổ 

Các ca sinh mổ được tiến hành trong bệnh viện. Nếu có thời gian để lên kế hoạch sinh mổ, mẹ sẽ được ấn định ngày để tiến hành. 

Trung bình mẹ sẽ nằm viện 3 hoặc 4 ngày.

Hẹn trước phẫu thuật

Mẹ sẽ đặt lịch hẹn tại bệnh viện vào tuần trước khi tiến hành sinh mổ.

Trong cuộc hẹn này:

  • Mẹ có thể hỏi về quá trình sinh mổ
  • Xét nghiệm máu sẽ được thực hiện để kiểm tra xem có thiếu máu hay không
  • Mẹ sẽ được kê một số loại thuốc uống trước khi làm thủ thuật - bao gồm thuốc kháng sinh, thuốc chống nôn và thuốc để giảm nồng độ axit trong dạ dày  
  • Mẹ sẽ được yêu cầu ký vào một biểu mẫu đồng ý phẫu thuật 

Quá trình

Chuẩn bị 

Mẹ sẽ cần nhịn ăn và uống vài giờ trước khi phẫu thuật. Bác sĩ hoặc nữ hộ sinh sẽ cho mẹ biết thời điểm cụ thể. 

Mẹ sẽ được yêu cầu thay áo choàng khi đến bệnh viện vào ngày sinh mổ

Một ống thông nhỏ, mềm sẽ được đưa vào bàng quang của mẹ để làm rỗng bàng quang trong khi mẹ được gây tê, và một vùng lông mu nhỏ sẽ được cắt nếu cần thiết.

Mẹ sẽ được giảm đau trong phòng phẫu thuật. Đây thường sẽ là thuốc gây tê tủy sống hoặc ngoài màng cứng, làm tê phần dưới của cơ thể trong khi mẹ vẫn tỉnh táo.

Điều này có nghĩa là mẹ sẽ tỉnh hoàn toàn trong khi sinh, mẹ có thể nhìn thấy và bế con ngay sau sinh.

Bố đứa bé có thể ở bên cạnh mẹ.

Thuốc gây mê toàn thân được sử dụng trong một số trường hợp nếu mẹ không thể gây tê tủy sống hoặc ngoài màng cứng.

Nếu sinh thường, bố của bé thường sẽ không được vào phòng sinh.

Thực hiện

Trong quá trình: 

  • Mẹ nằm trên bàn mổ
  • Một tấm màn che được đặt trên bụng của mẹ để mẹ không thể quá trình thực hiện
  • Vết rạch dài từ 10 đến 20cm được rạch trên bụng và tử cung của mẹ - đây thường sẽ là đường cắt ngang ở phần bụng dưới, mặc dù đôi khi có thể là đường cắt dọc bên dưới rốn của mẹ

Vết rạch ở bụng của mẹ. Nguồn: https://www.nhs.ukVết rạch ở bụng của mẹ. Nguồn: https://www.nhs.uk

  • Thai nhi được đưa ra ngoài qua vết rạch - quá trình này thường mất từ 5 đến 10 phút và mẹ có thể cảm thấy bị kéo nhẹ vào thời điểm này
  • Em bé sẽ được bế lên ôm mẹ ngay sau khi chúng được sinh ra 
  • Mẹ được tiêm hormone oxytocin khi em bé chào đời để kích thích dạ con co bóp và giảm mất máu
  • Tử cung của mẹ được đóng lại bằng chỉ tự tiêu, còn vết rạch trên bụng của mẹ được đóng lại bằng chỉ không tiêu hoặc ghim cần được tháo ra sau một vài ngày 

Toàn bộ quá trình thường mất khoảng 40 đến 50 phút.

Sau sinh 

Mẹ thường sẽ được chuyển từ phòng mổ sang phòng hồi sức ngay sau sinh.

Khi mẹ đã hết tác dụng của thuốc tê, nhân viên y tế tiếp tục theo dõi sức khỏe của mẹ và thăm khám vài giờ một lần.

Mẹ sẽ được cung cấp: 

  • Thuốc giảm đau 
  • Điều trị để giảm nguy cơ đông máu - điều này có thể bao gồm đeo tất áp lực hoặc tiêm thuốc chống đông, hoặc cả hai
  • Thức ăn và nước uống ngay khi mẹ cảm thấy đói hoặc khát
  • Hướng dẫn cách cho bú nếu mẹ cần 

Thông thường, ống thông sẽ được rút ra khỏi bàng quang của mẹ khoảng 12 đến 18 giờ sau khi phẫu thuật, sau khi mẹ có thể đi lại. 

Hồi phục sau sinh mổ

Mẹ có thể sẽ phải nằm viện 3 hoặc 4 ngày sau khi sinh mổ và có thể chỉ làm công việc đơn giản trong vài tuần.

Trong bệnh viện

Thời gian nằm viện trung bình sau khi sinh mổ là khoảng 3 hoặc 4 ngày.

Mẹ có thể về nhà sớm hơn thời gian này nếu cả mẹ và con mẹ đều khỏe. 

Khi ở trong bệnh viện: 

  • Mẹ sẽ được kê thuốc giảm đau 
  • Mẹ sẽ tiếp xúc gần gũi thường xuyên với con mình và có thể bắt đầu cho con bú
  • Mẹ sẽ được khuyến khích ra khỏi giường và di chuyển càng sớm càng tốt
  • Mẹ có thể ăn và uống ngay khi mẹ cảm thấy đói hoặc khát
  • Ống thông tiểu sẽ đặt trong bàng quang của mẹ ít nhất 12 giờ
  • Vết mổ được băng trong ít nhất 24 giờ

Khi đủ điều kiện để về nhà, gia đình cần sắp xếp để đưa đón mẹ và bé vì mẹ sẽ không thể lái xe trong vài tuần.

Chăm sóc vết mổ 

Nữ hộ sinh cũng nên tư vấn cho mẹ cách chăm sóc vết mổ. 

Thông thường mẹ sẽ được khuyên:

  • Nhẹ nhàng rửa sạch và lau khô vết mổ mỗi ngày
  • Mặc quần áo rộng rãi, thoải mái và đồ lót bằng vải cotton
  • Uống thuốc giảm đau nếu vết mổ gây đau - đối với hầu hết phụ nữ, tốt hơn là nên dùng paracetamol hoặc ibuprofen (nhưng không dùng aspirin) khi đang cho con bú
  • Đề phòng các dấu hiệu nhiễm trùng 

Các mũi khâu hoặc ghim không tự tiêu thường sẽ được bà đỡ lấy ra sau 5 đến 7 ngày.

Vết sẹo sau mổ 

Vết mổ ở bụng sẽ tạo thành sẹo. 

Đây thường sẽ là một vết sẹo ngang dài khoảng 10 đến 20cm, ở phần bụng dưới của mẹ. 

Trong một số trường hợp hiếm hoi, mẹ có thể có một vết sẹo dọc ngay dưới rốn. 

Lúc đầu, vết sẹo có thể có màu đỏ và rõ ràng, nhưng sẽ mờ dần theo thời gian và thường lông mu của mẹ che đi. 

Trên da sẫm màu, các mô sẹo có thể mờ dần để lại vết màu nâu hoặc trắng.

Kiểm soát đau và chảy máu 

Hầu hết phụ nữ cảm thấy khó chịu trong vài ngày đầu sau khi sinh mổ, và đối với một số phụ nữ, cơn đau có thể kéo dài vài tuần.

Mẹ nên được cung cấp thuốc giảm đau thường xuyên để uống tại nhà nếu cần, chẳng hạn như paracetamol hoặc ibuprofen.

Aspirin và thuốc giảm đau mạnh hơn như codeine có trong co-codamol thường không được khuyến nghị nếu mẹ đang cho con bú.

Bác sĩ sẽ có thể tư vấn cho mẹ loại thuốc giảm đau phù hợp nhất để mẹ dùng. 

Mẹ cũng có thể bị ra máu âm đạo. 

Sử dụng miếng băng vệ sinh thay vì tampon để giảm nguy cơ nhiễm trùng vào âm đạo và đi khám nếu máu chảy nhiều.

Trở lại các hoạt động bình thường  

Cố gắng vận động và thực hiện các hoạt động nhẹ nhàng, chẳng hạn như đi bộ hàng ngày trong khi đang hồi phục để giảm nguy cơ hình thành cục máu đông. Hãy cẩn thận để không làm việc quá sức. 

Mẹ có thể bế con khi về đến nhà. 

Nhưng một số hoạt động mẹ có thể không thực hiện được ngay, chẳng hạn như: 

Chỉ bắt đầu làm lại những việc này khi mẹ cảm thấy có khả năng và không thấy khó chịu. Mẹ có thể phải đợi 6 tuần hoặc lâu hơn. 

Hãy hỏi ý kiến của nữ hộ sinh nếu mẹ không chắc thời điểm an toàn để bắt đầu trở lại các hoạt động bình thường của mình. 

Mẹ cũng có thể hỏi bác sĩ khi khám sau khi sinh 6 tuần.

Khi nào mẹ cần được tư vấn y tế 

Liên hệ ngay với nữ hộ sinh hoặc bác sĩ nếu mẹ có bất kỳ triệu chứng nào sau đây sau khi sinh mổ:

  • Đau dữ dội
  • Rò rỉ nước tiểu
  • Đau khi đi tiểu
  • Chảy máu âm đạo nhiều
  • Vết mổ của mẹ trở nên đỏ hơn, đau và sưng hơn
  • Chảy mủ hoặc dịch có mùi hôi từ vết mổ 
  • Ho hoặc khó thở
  • Sưng hoặc đau ở cẳng chân  

Những triệu chứng này có thể là dấu hiệu của nhiễm trùng hoặc huyết khối, cần được điều trị càng sớm càng tốt.

Nguy cơ của sinh mổ

Sinh mổ nói chung là một thủ thuật rất an toàn, nhưng cũng giống như bất kỳ loại phẫu thuật nào, nó có nguy cơ biến chứng. 

Mức độ rủi ro sẽ phụ thuộc vào phẫu thuật theo kế hoạch hay tiến hành trong trường hợp khẩn cấp, và sức khỏe chung của mẹ. 

Nếu có thời gian để sinh mổ theo kế hoạch, bác sĩ hoặc nữ hộ sinh sẽ trao đổi với mẹ về những rủi ro tiềm ẩn và lợi ích của phẫu thuật này.

Rủi ro đối với mẹ 

Một số rủi ro chính đối với mẹ khi sinh mổ bao gồm: 

  • Nhiễm trùng vết mổ (phổ biến) - gây đỏ, sưng tấy, tăng đau và chảy dịch từ vết mổ
  • Nhiễm trùng niêm mạc tử cung (phổ biến) - các triệu chứng bao gồm sốt, đau bụng, tiết dịch âm đạo bất thường và chảy máu âm đạo nhiều
  • Chảy máu quá nhiều (không phổ biến) – mẹ có thể cần được truyền máu trong trường hợp nghiêm trọng, hoặc có thể phải phẫu thuật để cầm máu
  • Huyết khối tĩnh mạch sâu (hiếm gặp) – gây tắc mạch ở chân, có thể gây đau và sưng, và rất nguy hiểm nếu nó di chuyển đến phổi (thuyên tắc phổi)
  • Tổn thương bàng quang của mẹ hoặc niệu quản (hiếm gặp) – khiến mẹ phải phẫu thuật để sửa chữa. 

Phụ nữ hiện nay được sử dụng thuốc kháng sinh trước khi sinh mổ, điều này có nghĩa là tình trạng nhiễm trùng trở nên ít phổ biến hơn nhiều. 

Rủi ro cho em bé  

Sinh mổ đôi khi có thể gây ra các vấn đề sau ở trẻ sơ sinh: 

  • Vết thương trên da (phổ biến) - điều này có thể vô tình xảy ra khi tử cung của mẹ được rạch, nhưng thường nhẹ và lành mà không gặp vấn đề trầm trọng.
  • Khó thở (phổ biến) - thường ảnh hưởng nhất đến trẻ sinh trước 39 tuần của thai kỳ; tình trạng này thường sẽ cải thiện sau một vài ngày và bé được theo dõi chặt chẽ trong bệnh viện 

Nếu mẹ cho rằng bé khó thở sau khi xuất viện, hãy đến gặp bác sĩ ngay.

Rủi ro đối với những lần mang thai sau đó 

Phụ nữ sinh mổ thường không gặp vấn đề gì ở những lần mang thai sau này. 

Hầu hết phụ nữ đã từng sinh mổ đều có thể sinh thường một cách an toàn ở lần tiếp theo, được gọi là sinh qua đường âm đạo sau khi sinh mổ). 

Nhưng đôi khi sinh mổ ở những lần sau có thể là cần thiết. 

Mặc dù không phổ biến nhưng sinh mổ có thể làm tăng nguy cơ mắc một số vấn đề trong những lần mang thai sau, bao gồm: 

  • Vết sẹo trong tử cung của mẹ mở miệng
  • Nhau thai bám vào thành tử cung một cách bất thường, dẫn đến khó bong rau.
  • Thai chết lưu 

Trao đổi với bác sĩ hoặc nữ hộ sinh nếu mẹ có bất kỳ lo lắng nào. 

Xem thêm:

Câu hỏi liên quan

Vì vậy, sau sinh khoảng 6 tuần, chị em sinh thường có thể đi xe máy nhưng chỉ nên đi gần. Đối với những người sinh mổ phải đợi ít nhất 2 tháng hoặc khi vết mổ lành mới nên đi xe máy.
Xem thêm
Nịt bụng thường có thể sử dụng sau sinh mổ kể từ tuần thứ 4 trở đi, vì lúc này sẹo mổ đã tương đối lành lặn nên không bị ảnh hưởng lớn bởi việc nịt bụng.
Xem thêm
Thông thường, sau sinh khoảng 4 - 6 tuần, khi sản dịch đã hết sạch hoàn toàn, phụ nữ sau sinh có thể quan hệ tình dục trở lại bình thường.
Xem thêm
Dù sinh thường hay sinh mổ thì thai phụ vấn được hưởng Bảo hiểm y tế theo quy định của pháp luật về các chính sách y tế.
Xem thêm
Thông thường trong vòng 20 ngày thì sản dịch sẽ ra hết. Tuy nhiên một số ít sản phụ ra sản dịch kéo dài đến 45 ngày.
Xem thêm
Sau sinh mổ, mẹ cần kiêng khem một số vấn đề dưới đây để vết mổ nhanh hồi phục, mẹ nhanh khỏe lại để có thể chăm sóc bé yêu tốt nhất...
Xem thêm
Theo các Chuyên gia sản phụ khoa, dù là sinh thường hay sinh mổ thì các mẹ cũng đều trải qua các quá trình chuyển dạ và điều này sẽ khiến âm đạo giãn nở một mức độ nhất định.
Xem thêm
Cảm giác đau ở lần sinh mổ thứ 2 so với lần đầu phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố. Đầu tiên sản phụ sẽ được gây tê tủy sống để không có cảm giác đau đớn, điều này có tác dụng trong khoảng vài tiếng.
Xem thêm
Muốn sinh thường sau khi sinh mổ còn phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố như sức khỏe của người mẹ, tình trạng thai nhi, tình trạng nước ối, ngôi thai...
Xem thêm
Hầu hết các trường hợp đẻ mổ theo yêu cầu đều được bác sĩ chỉ định chính xác ngày giờ thực hiện phẫu thuật.
Xem thêm
Xem tất cả hỏi đáp với chuyên mục: Sinh mổ
Chủ đề:
Bình luận (0)

Đăng nhập để có thể bình luận

Chưa có bình luận nào. Bạn hãy là người đầu tiên cho tôi biết ý kiến!