Rung giật nhãn cầu: Nguyên nhân, triệu chứng, chẩn đoán và điều trị

Rung giật nhãn cầu là tình trạng mắt chuyển động nhanh và không kiểm soát.

Video: hội chứng rung giật nhãn cầu

Mắt có thể di chuyển:

  • Sang 2 bên (rung giật nhãn cầu ngang)
  • Lên và xuống (rung giật nhãn cầu dọc)
  • Xoay vòng tròn (rung giật nhãn cầu quay)

Chuyển động có thể khác nhau nhanh hoặc chậm và thường xảy ra ở cả 2 mắt. Mắt có thể rung giật nhiều hơn khi nhìn theo một số hướng nhất định. Người bị rung giật nhãn cầu có thể nghiêng hoặc quay đầu để nhìn rõ hơn. Điều này giúp làm giảm chuyển động của mắt.

3 loại rung giật nhãn cầu. Nguồn ảnh: icrcat3 loại rung giật nhãn cầu. Nguồn ảnh: icrcat

Rung giật nhãn cầu ở trẻ em và người lớn

Có hai loại rung giật nhãn cầu: bẩm sinh và mắc phải.

  • Rung giật nhãn cầu bẩm sinh

Loại rung giật nhãn cầu này khởi phát ở trẻ sơ sinh, thường từ 6 tuần đến 3 tháng tuổi. Trẻ mắc chứng này thường bị ghèn ở cả 2 mắt, rung giật nhãn cầu ngang. Thông thường các bác sĩ không biết rõ nguyên nhân gây ra tình trạng này của trẻ. Đôi khi nó được di truyền từ cha mẹ.

Trẻ bị rung giật nhãn cầu thường không nhìn thấy mọi thứ rung lắc mà bị mờ một số tầm nhìn.

  • Rung giật nhãn cầu mắc phải

Tình trạng này xảy ra sau này trong cuộc sống. Có nhiều nguyên nhân gây ra như các bệnh nghiêm trọng hoặc sử dụng ma túy và rượu.

Không giống như trẻ em bị rung giật nhãn cầu bẩm sinh, người lớn bị rung giật nhãn cầu thường nhìn mọi thứ xung quanh như đang rung lắc.

Nguyên nhân rung giật nhãn cầu

Não bộ điều khiển chuyển động của mắt. Đôi mắt sẽ tự động để điều chỉnh khi di chuyển đầu. Điều này giúp ổn định hình ảnh để bạn thấy hình ảnh sắc nét hơn. Ở những người bị rung giật nhãn cầu, các vùng não kiểm soát chuyển động của mắt không hoạt động bình thường.

Trong một số trường hợp, không tìm thấy nguyên nhân gây rung giật nhãn cầu. Trong các trường hợp khác, rung giật nhãn cầu có thể liên quan đến các bệnh về mắt khác.

Bệnh bạch tạng có thể gây rung giật nhãn cầu. Nguồn ảnh: creativeinsights.gettyimagesBệnh bạch tạng có thể gây rung giật nhãn cầu. Nguồn ảnh: creativeinsights.gettyimages

Rung giật nhãn cầu có thể liên quan đến những tình trạng sau:

  • Có tiền sử gia đình bị rung giật nhãn cầu
  • Bệnh bạch tạng 
  • Một loạt các vấn đề về mắt ở trẻ sơ sinh như đục thủy tinh thể, lác và các vấn đề về tập trung
  • Các vấn đề về tai trong như bệnh Meniere
  • Bệnh đa xơ cứng
  • Đột quỵ (nguyên nhân phổ biến của rung giật nhãn cầu mắc phải ở người lớn tuổi)
  • Chấn thương đầu (nguyên nhân phổ biến của rung giật nhãn cầu mắc phải ở người trẻ tuổi)
  • Sử dụng một số loại thuốc như lithium hoặc thuốc chống co giật
  • Sử dụng rượu hoặc ma túy

Triệu chứng rung giật nhãn cầu

Triệu chứng chính của rung giật nhãn cầu là mắt chuyển động nhanh không thể kiểm soát thường gặp là rung giật nhãn cầu ngang cũng có thể rung giật ngang hoặc quay. Chuyển động có thể khác nhau nhanh hoặc chậm và thường xảy ra ở cả 2 mắt.

Hình ảnh mọi vật rung chuyển ở người rung giật nhãn cầu. Nguồn ảnh: allaboutvisionHình ảnh mọi vật rung chuyển ở người rung giật nhãn cầu. Nguồn ảnh: allaboutvision

Ngoài chuyển động nhanh của mắt, các triệu chứng rung giật nhãn cầu bao gồm:

  • Nhạy cảm với ánh sáng
  • Chóng mặt
  • Khó nhìn trong bóng tối
  • Vấn đề về thị lực
  • Giữ đầu ở tư thế xoay hoặc nghiêng
  • Cảm giác mọi vật đang rung chuyển

Chẩn đoán rung giật nhãn cầu

Rung giật nhãn cầu được chẩn đoán bởi bác sĩ nhãn khoa. Bác sĩ sẽ kiểm tra thị lực và soi phía bên trong mắt. Bác sĩ cũng sẽ tìm kiếm các bệnh về mắt khác có thể liên quan đến rung giật nhãn cầu như lác, đục thủy tinh thể hoặc vấn đề với dây thần kinh thị giác.

Để chẩn đoán rung giật nhãn cầu quay bác sĩ sẽ xoay người bệnh trong khoảng 30 giây, sau đó dừng lại và để bệnh nhân cố gắng tập trung nhìn vào một vật. Nếu bị rung giật nhãn cầu, mắt sẽ di chuyển chậm theo một hướng, sau đó di chuyển nhanh theo hướng ngược lại.

Các xét nghiệm khác có chẩn đoán rung giật nhãn cầu là:

  • Bản ghi chuyển động của mắt (để xác định loại rung giật nhãn cầu và xem chi tiết chuyển động của mắt)
  • Khám tai
  • Khám thần kinh
  • Các chẩn đoán hình ảnh như chụp cắt lớp vi tính (CT) và chụp cộng hưởng từ (MRI) sọ não

Điều trị rung giật nhãn cầu

Điều trị rung giật nhãn cầu phụ thuộc vào nguyên nhân. Rung giật nhãn cầu bẩm sinh không thể chữa khỏi. Tuy nhiên, người bệnh có thể đeo kính hoặc kính áp tròng. Tuy không khắc phục được chứng rung giật nhãn cầu, nhưng người bệnh sẽ có tầm nhìn rõ ràng hơn và có thể làm chậm chuyển động của mắt.

Đeo kính có thể hỗ trợ chứng rung giật nhãn cầu. Nguồn ảnh: timesofmalta.Đeo kính có thể hỗ trợ chứng rung giật nhãn cầu. Nguồn ảnh: timesofmalta.

 Đôi khi, phẫu thuật điều chỉnh các cơ mắt để di chuyển mắt. Khi đó đầu không cần quay ra xa để mắt không di chuyển. Tuy nhiên, phẫu thuật không điều chỉnh hoặc chữa khỏi rung giật nhãn cầu. Nó chỉ cho phép người đó giữ đầu ở một vị trí thoải mái hơn để hạn chế chuyển động của mắt.

Đôi khi, rung giật nhãn cầu mắc phải có thể biến mất. Điều này xảy ra nếu nguyên nhân gây rung giật nhãn cầu được điều trị như ngừng sử dụng ma túy hoặc rượu,…

Câu hỏi liên quan

Ba cơ chế liên quan đến việc duy trì hình ảnh một vật ở trung tâm hoàng điểm là: định thị, phản xạ tiền đình – nhãn cầu và đường hợp nhất thần kinh.
Xem thêm
Hiện nay vẫn chưa có một phương pháp điều trị đặc hiệu nào cho rung giật nhãn cầu.
Xem thêm
Thuốc Sturgeron là loại thuốc có tác dụng trên rung giật nhãn cầu do nguyên nhân tiền đình hay là hệ thống thăng bằng của cơ thể.
Xem thêm
Rung giật nhãn cầu sinh lý tức là xuất hiện rung giật nhãn cầu xảy ra trong các hoạt động sinh lý của mắt. Tình trạng này không cần điều trị, thường không ảnh hưởng tới khả năng nhìn của mắt.
Xem thêm
Nghiệm pháp rung giật nhẫn cầu là nghiệm pháp khám dựa trên triệu chứng rung giật nhãn cầu. Rung giật nhãn cầu là sự chuyển động theo nhịp có chu kỳ của nhãn cầu, chuyển động này có thể xảy ra ở cả hai mắt hay chỉ một mắt, do nguyên nhân sinh lý hay bệnh lý, do bẩm sinh hay mắc phải.
Xem thêm
Xem tất cả hỏi đáp với chuyên mục: Rung giật nhãn cầu
Bình luận (0)

Đăng nhập để có thể bình luận

Chưa có bình luận nào. Bạn hãy là người đầu tiên cho tôi biết ý kiến!