Nội soi bàng quang: Mục đích, quy trình và rủi ro

Nội soi bàng quang là một thủ thuật để khảo sát bàng quang bằng cách sử dụng một camera nhỏ gọi là ống soi bàng quang.

Video: Nội soi bàng quang.

Một ống soi bàng quang được đưa vào niệu đạo (ống dẫn nước tiểu ra ngoài cơ thể) và đi vào bàng quang để cho phép bác sĩ hoặc y tá đánh giá bên trong bàng quang.

Các dụng cụ phẫu thuật nhỏ cũng có thể được đưa qua ống soi bàng quang để điều trị một số vấn đề về bàng quang.

Phân loại

Có 2 loại nội soi bàng quang:

  • Nội soi bàng quang ống mềm - một ống soi bàng quang mỏng (bằng chiều rộng của một chiếc bút chì) được sử dụng và người bệnh không cần gây mê khi tiến hành
  • Nội soi bàng quang ống cứng – sử dụng ống soi bàng quang to hơn và không uốn cong và người bệnh có thể cần gây mê toàn thân hoặc gây mê nửa dưới cơ thể trong quá trình làm thủ thuật

Soi bàng quang ống mềm thường được sử dụng khi chỉ định đánh giá bên trong bàng quang. Nội soi bàng quang có thể được thực hiện nếu cần điều trị vấn đề trong bàng quang.

Cả 2 loại nội soi bàng quang đều có thể áp dụng cho các đối tượng. Tham khảo ý kiến bác sĩ về phương pháp nội soi bạn lựa chọn.

Tại sao cần nội soi bàng quang?

Nội soi bàng quang được thực hiện để tìm nguyên nhân và điều trị các vấn đề ở bàng quang hoặc niệu đạo.

Ví dụ, nội soi bàng quang có thể được sử dụng để:

  • Tìm nguyên nhân của các vấn đề như tiểu ra máu, nhiễm trùng đường tiết niệu thường xuyên (UTIs), tiểu khó và đau vùng chậu kéo dài
  • Lấy một mẫu mô xét nghiệm (sinh thiết) để chẩn đoán các vấn đề như ung thư bàng quang
  • Phương pháp điều trị, như lấy sỏi bàng quang, đặt hoặc lấy stent (một ống nhỏ được sử dụng để điều trị tắc nghẽn) và tiêm thuốc vào bàng quang

Nội soi bàng quang có đau không?

Nội soi bàng quang có thể hơi khó chịu nhưng thường không gây đau đớn.

Đối với nội soi bàng quang ống mềm, sử dụng gel gây tê tại chỗ để làm tê niệu đạo. Điều này sẽ làm giảm bất kỳ sự khó chịu nào khi đưa ống soi bàng quang vào.

Nội soi bàng quang ống cứng được thực hiện dưới phương pháp gây mê toàn thân (khi mê hoàn toàn) hoặc gây tê tủy sống (gây tê nửa dưới cơ thể), vì vậy người bệnh sẽ không bị đau trong quá trình soi.

Cảm giác khó chịu khi đi tiểu sau khi soi bàng quang là điều bình thường, sẽ hết sau vài ngày.

Quy trình nội soi bàng quang

Có 2 hình thức soi bàng quang: soi bàng quang ống mềm và soi bàng quang ống cứng.

Cả hai phương pháp đều thực hiện đưa một ống soi bàng quang vào niệu đạo (ống dẫn nước tiểu ra ngoài cơ thể) và đi vào bàng quang, nhưng quy trình khác nhau.

Cả 2 loại nội soi bàng quang đều có thể áp dụng cho các đối tượng. Tham khảo ý kiến bác sĩ về phương pháp nội soi bạn lựa chọn. 

Nội soi bàng quang ống mềm

Nội soi bàng quang mềm là thủ thuật sử dụng một ống soi bàng quang mỏng (bằng chiều rộng của bút chì) và uốn cong. Bệnh nhân vẫn tỉnh táo trong khi thực hiện

  • Chuẩn bị

Người bệnh sẽ được hướng dẫn trước lịch hẹn. Hướng dẫn về ăn, uống và các loại thuốc liên quan người bệnh đang dùng.

Người bệnh thường có thể ăn uống như bình thường trước khi nội soi bàng quang ống mềm.

Trước khi quy trình bắt đầu, người bệnh phải cởi quần áo từ thắt lưng trở xuống và mặc áo choàng bệnh viện.

Bạn có thể được yêu cầu lấy mẫu nước tiểu để kiểm tra nhiễm trùng. Thủ thuật có thể bị trì hoãn nếu phát hiện nhiễm trùng nước tiểu.

  • Quy trình

Đối với nội soi bàng quang mềm:

    • Nằm trên một chiếc ghế dài đặc biệt
    • Làm sạch bộ phận sinh dục bằng dung dịch sát khuẩn và trải săng bao phủ lên
    • Gây tê niệu đạo bằng gel gây tê và giúp ống soi bàng quang di chuyển dọc niệu đạo dễ dàng hơn
    • Ống soi bàng quang được đưa vào niệu đạo và nhẹ nhàng đi vào bàng quang
    • Có thể bơm nước vào bàng quang để bác sĩ hoặc y tá có thể nhìn thấy bên trong rõ ràng hơn - bạn có thể nhìn thấy hình ảnh được hiển thị trên màn hình của máy nội soi

Ống soi bàng quang thường được lấy ra sau vài phút làm thủ thuật. Điều dưỡng sẽ giải thích những diễn biến trong quá trình thủ thuật cho người bệnh.

  • Nội soi có đau không?

Mọi người thường lo lắng rằng nội soi bàng quang sẽ đau, nhưng thủ thuật này thường không gây đau. Hãy nói với bác sĩ hoặc y tá nếu bạn cảm thấy đau trong quá trình làm thủ thuật.

Thủ thuật có thể hơi khó chịu và bạn có thể cảm thấy cần đi tiểu trong khi làm thủ thuật, nhưng quy trình sẽ chỉ kéo dài vài phút.

  • Sau thủ thuật

Sau khi ống soi bàng quang được lấy ra, bạn có thể phải đi thẳng vào nhà vệ sinh để làm sạch bàng quang trước khi thay quần áo trở lại.

Bác sĩ hoặc y tá có thể thảo luận về kết quả nội soi bàng quang ngay sau đó. Nhưng nếu sinh thiết một mẫu mô để xét nghiệm, bạn có thể nhận kết quả trong 2 hoặc 3 tuần.

Người bệnh thường có thể về nhà ngay sau khi nội soi bàng quang ống mềm.

Nội soi bàng quang ống cứng

Nội soi bàng quang ống cứng là sử dụng ống soi bàng quang và khó uốn cong. Bệnh nhân sẽ được gây mê hoặc gây tê nửa dưới cơ thể trong quá trình làm thủ thuật. 

  • Chuẩn bị

Người bệnh sẽ được hướng dẫn trước lịch hẹn. Hướng dẫn về chế độ ăn và các loại thuốc liên quan người bệnh đang dùng.

Thông thường, người bệnh sẽ cần phải ngừng ăn và uống trong vài giờ trước khi nội soi bàng quang bằng ống cứng. Ngoài ra cũng cần người thân để đưa về nhà, vì người bệnh sẽ không thể lái xe trong 24 giờ.

Người bệnh phải thay áo choàng bệnh viện để làm thủ thuật.

Bạn có thể được yêu cầu lấy mẫu nước tiểu để kiểm tra nhiễm trùng. Thủ thuật có thể bị trì hoãn nếu phát hiện nhiễm trùng nước tiểu.

  • Quy trình

Đối với nội soi bàng quang ống cứng:

    • Tiêm thuốc gây mê đường tĩnh mạch hoặc thuốc gây tê tủy sống (làm tê nửa người dưới) vào lưng dưới 
    • Người bệnh sẽ nằm trên một chiếc ghế dài có đỡ chân
    • Làm sạch bộ phận sinh dục bằng dung dịch sát khuẩn và trải săng phủ xung quanh
    • Ống soi bàng quang được đưa vào niệu đạo và nhẹ nhàng di chuyển dọc theo bàng quang 
    • Có thể bơm nước vào bàng quang để bác sĩ hoặc y tá có thể nhìn thấy bên trong rõ ràng hơn

Thủ thuật có thể kéo dài đến 30 phút.

  • Nội soi ông cứng có đau không?

Người bệnh có thể bị đau thời gian ngắn và buốt khi tiêm thuốc tê, nhưng sẽ không cảm thấy đau hay khó chịu trong quá trình thủ thuật vì đã được gây mê hoàn toàn hoặc tê nửa dưới cơ thể.

  • Sau thủ thuật

Khi thủ tục kết thúc, người bệnh sẽ được đưa đến phòng theo dõi để hồi phục sau gây mê.

Đôi khi có thể được đặt và lưu ống thông bàng quang để giúp người bệnh đi tiểu. Ống thông sẽ được rút trước khi ra viện.

Bác sĩ hoặc y tá có thể thảo luận về kết quả nội soi bàng quang ngay sau đó. Nhưng nếu sinh thiết một mẫu mô để xét nghiệm ,bạn có thể nhận kết quả trong 2 hoặc 3 tuần.

Người bệnh thường có thể về nhà sau khi thuốc mê hết tác dụng, ống thông đã được rút ra (nếu có) và có thể đi tiểu bình thường.

Hồi phục

Người bệnh sẽ có thể trở lại bình thường khá nhanh sau khi nội soi bàng quang.

Thời gian hồi phục phụ thuộc vào phương pháp soi bàng quang ống mềm (sử dụng gel gây tê cục bộ) hay soi bàng quang ống cứng (gây mê toàn thân hoặc gây tê tủy sống).

Về nhà

Sau khi soi bàng quang ống mềm

Người bệnh sẽ có thể về nhà ngay sau khi nội soi bàng quang ống mềm, khi đã làm sạch bàng quang.

Thường không cần theo dõi thêm tại viện sau khi thuốc tê hết tác dụng.

Sau khi soi bàng quang ống cứng

Nếu nội soi bàng quang bằng ống cứng, có thể người bệnh sẽ phải nằm viện vài giờ cho đến khi thuốc tê hết tác dụng.

Người bệnh có thể về nhà khi cảm thấy khỏe hơn và đã làm sạch bàng quang. Hầu hết đều xuất viện cùng ngày, nhưng đôi khi có thể cần ở lại qua đêm.

Người bệnh sẽ cần đi tắc xi hoặc có người nhà đưa về vì không thể lái xe trong ít nhất 24 giờ.

Trở lại hoạt động bình thường

  • Sau khi soi bàng quang ống mềm

Sau khi nội soi bàng quang ống mềm, người bệnh có thể trở lại các hoạt động bình thường - bao gồm làm việc, tập thể dục và quan hệ tình dục ngay sau khi cảm thấy có thể.

Những hoạt động này thường sẽ muộn hơn cùng ngày hoặc có thể là ngày hôm sau.

  • Sau khi soi bàng quang ống cứng

Sau khi nội soi bàng quang ống cứng:

    • Nghỉ ngơi ở nhà trong một hoặc hai ngày – người bệnh có thể cần phải nghỉ làm vài ngày
    • Đảm bảo có người chăm sóc trong 24 giờ đầu tiên
    • Không lái xe hoặc uống rượu trong ít nhất 24 giờ

Người bệnh thường có thể trở lại các hoạt động bình thường - bao gồm làm việc, tập thể dục và quan hệ tình dục - khi cảm thấy có thể.

Tác dụng phụ sau khi soi bàng quang

Sau khi nội soi bàng quang, có thể gặp các trường hợp:

  • Cảm giác nóng rát hoặc châm chích khi đi tiểu
  • Xuất hiện ít máu trong nước tiểu, có thể hơi chuyển sang màu hồng
  • Nhu cầu đi tiểu thường xuyên hơn bình thường

Những tác dụng phụ này sẽ hết sau một hoặc hai ngày.

Uống nhiều nước trong vài ngày đầu có thể giúp cải thiện tình trạng này. Người bệnh cũng có thể dùng thuốc giảm đau như paracetamol để giảm bớt cảm giác khó chịu.

Khi nào cần được tư vấn y tế

Liên hệ với bác sĩ để được tư vấn nếu:

  • Cơn đau hoặc chảy máu kéo dài hơn một vài ngày
  • Đi tiểu rất đau
  • Nước tiểu màu đỏ đậm 
  • Cục máu đông trong nước tiểu 
  • Tiểu không hết
  • Nước tiểu có mùi hôi
  • Sốt
  • Buồn nôn hoặc nôn mửa
  • Đau ở lưng dưới hoặc bên hông

Hãy đến trung tâm y tế gần nhất nếu người bệnh cảm thấy không khỏe.

Những vấn đề này có thể do các biến chứng của nội soi bàng quang, như nhiễm trùng.

Nguy cơ

Nội soi bàng quang thường là một thủ thuật rất an toàn và rất hiếm khi xảy ra các biến chứng nghiêm trọng.

Trao đổi với bác sĩ hoặc y tá về những nguy cơ có thể có của thủ thuật trước khi thực hiện.

Nhiễm trùng đường tiết niệu

Nhiễm trùng đường tiết niệu (UTIs) là một trong những biến chứng phổ biến nhất của nội soi bàng quang. Đây là tình trạng nhiễm trùng bàng quang, thận hoặc niệu quản.

Các triệu chứng của nhiễm trùng tiểu như:

  • Cảm giác nóng rát khi đi tiểu kéo dài hơn 2 ngày
  • Sốt
  • Đi tiểu có mùi hôi
  • Ốm yếu
  • Đau ở lưng dưới hoặc bên hông 

Liên hệ với bác sĩ nếu có các triệu chứng của nhiễm trùng tiểu. Người bệnh có thể cần dùng thuốc kháng sinh.

Không thể đi tiểu hết

Một số người cảm thấy khó đi tiểu sau khi nội soi bàng quang.

Thông thường, người bệnh sẽ được yêu cầu đi tiểu hết trước khi xuất viện để đảm bảo tiểu được, nhưng đôi khi người bệnh có thể khó đi tiểu sau khi về nhà.

Đây có thể là dấu hiệu cho thấy niệu đạo (ống dẫn nước tiểu ra ngoài cơ thể) hoặc tuyến tiền liệt (một tuyến nhỏ ở nam giới) bị phù nề.

Liên hệ với bác sĩ để được tư vấn nếu bạn không thể đi tiểu sau khi nội soi bàng quang. Có thể cần phải đặt ống thông bàng quang tạm thời để giúp bạn đi tiểu.

Chảy máu và tổn thương bàng quang

Đi tiểu ra máu trong vài ngày là triệu chứng thường gặp sau khi nội soi bàng quang. Nhưng trong một số trường hợp hiếm, có thể đã tổn thương bàng quang.

Hãy liên hệ với bác sĩ nếu có máu trong nước tiểu – ví dụ như nước tiểu không còn trong hoặc cầm máu trong vòng vài ngày.

Người bệnh có thể cần đặt ống thông tiểu tạm thời hoặc phẫu thuật để điều trị tổn thương bàng quang.

Xem thêm:

Chủ đề:
Bình luận (0)

Đăng nhập để có thể bình luận

Chưa có bình luận nào. Bạn hãy là người đầu tiên cho tôi biết ý kiến!