Video: Giải phẫu và sinh lý học về Hệ tiết niệu.
Thận tạo ra nước tiểu và đi xuống hai niệu quản đến bàng quang. Bàng quang chứa nước tiểu, kiểm soát việc đi tiểu. Bàng quang được lót bởi các lớp mô cơ co giãn để giữ nước tiểu. Dung tích bình thường của bàng quang là 400-600 mL.
Trong quá trình đi tiểu, cơ bàng quang co bóp và hai cơ vòng (van) mở ra để nước tiểu chảy ra ngoài. Nước tiểu ra khỏi bàng quang vào niệu đạo, bài tiết nước tiểu ra ngoài. Vì niệu đạo đi qua dương vật nên niệu đạo ở nam giới(18-20cm) dài hơn so với phụ nữ (3-5cm).
Bệnh lý bàng quang
- Viêm bàng quang: Viêm hoặc nhiễm trùng bàng quang gây đau cấp tính hoặc mãn tính, khó chịu, tần suất đi tiểu hoặc tiểu ngắt quãng.
- Sỏi tiết niệu: Sỏi có thể hình thành từ trên thận và di chuyển xuống bàng quang. Nếu sỏi thận gây tắc nghẽn nước tiểu đến hoặc từ bàng quang, có thể gây đau dữ dội.
- Ung thư bàng quang: Khối u trong bàng quang thường được phát hiện khi có triệu chứng đái máu. Nguyên nhân gây ra hầu hết các trường hợp ung thư bàng quang là hút thuốc lá và tiếp xúc với hóa chất nơi làm việc.
- Tiểu không kiểm soát: Đi tiểu không kiểm soát có thể là mãn tính. Són tiểu có thể do nhiều nguyên nhân.
- Bàng quang tăng hoạt: Cơ bàng quang co bóp không kiểm soát, khiến nước tiểu bị rò rỉ ra ngoài. Cơ Detrusor hoạt động quá mức là một nguyên nhân phổ biến của chứng tiểu không tự chủ.
- Đái máu: Tiểu ra máu có thể vô hại. Tuy nhiên cũng có thể do nhiễm trùng hoặc một tình trạng nghiêm trọng như ung thư bàng quang.
- Bí tiểu: Nước tiểu không được đào thải ra ngoài bàng quang do tắc nghẽn hoặc hoạt động cơ bàng quang bị ức chế. Bàng quang có thể tăng kích thước để chứa lượng nước tiểu nhiều hơn 1 lít.
- Sa niệu dục: Các cơ vùng chậu bị suy yếu (thường là do sinh nở) làm bàng quang sa xuống âm đạo. Sa niệu dục có thể dẫn đến các vấn đề về tiểu tiện.
- Đái dầm (đái dầm ban đêm): Đái dầm được định nghĩa là trẻ từ 5 tuổi trở lên làm ướt giường ít nhất một hoặc hai lần một tuần trong ít nhất 3 tháng.
- Chứng khó tiểu (tiểu buốt): Đau hoặc khó chịu khi đi tiểu do nhiễm trùng, kích thích hoặc viêm bàng quang, niệu đạo hoặc bộ phận sinh dục ngoài.
Chẩn đoán bệnh lý bàng quang
- Phân tích nước tiểu: Xét nghiệm nước tiểu cơ bản này được thực hiện thường quy và để chẩn đoán các vấn đề với bàng quang hoặc thận. Tổng phân tích nước tiểu cho biết thông số cơ bản bằng dùng một que thử. Nếu kết quả bất thường, sẽ soi tươi cặn nước tiểu dưới kính hiển vi để phân tích thêm.
- Nội soi bàng quang: Đưa một ống nhỏ qua niệu đạo và vào bàng quang. Dụng cụ có gắn đèn, máy ảnh và thiết bị giúp bác sĩ chẩn đoán và điều trị các vấn đề về bàng quang.
- Xét nghiệm niệu động học: Một số xét nghiệm về tình trạng đi tiểu thường được thực hiện tại phòng khám. Lưu lượng nước tiểu, áp lực, dung tích bàng quang và các chỉ số khác có thể giúp xác định các vấn đề về bàng quang.
Điều trị bệnh lý bàng quang
- Nội soi bàng quang: Đưa một ống nhỏ qua niệu đạo và vào bàng quang. Dụng cụ có gắn đèn, máy ảnh và thiết bị giúp bác sĩ chẩn đoán và điều trị các vấn đề về bàng quang.
- Phẫu thuật: Điều trị ung thư bàng quang cần phải phẫu thuật. Một số trường hợp tiểu không tự chủ và u nang cũng có thể được điều trị bằng phẫu thuật.
- Đặt ống thông bàng quang: Nếu dòng nước tiểu bị tắc nghẽn, có thể cần đặt ống thông để giảm áp lực trong bàng quang.
- Thuốc chống co thắt: Thuốc có thể giúp làm giảm một số hoạt động quá mức và tiểu tiện không kiểm soát của bàng quang (detrusor).
- Bài tập Kegel: Tập các cơ vùng chậu (như khi nhịn tiểu) có thể cải thiện chứng tiểu không tự chủ.
Xem thêm: