8 điều cần biết về VLDL cholesterol

VLDL cholesterol viết tắt của very-low-density lipoprotein cholesterol, nó là một loại lipoprotein tỷ trọng thấp (LDL), mà người ta đôi khi gọi là cholesterol “xấu”.

Cơ thể cần một số VLDL để duy trì chức năng sống. Tuy nhiên, quá nhiều VLDL có thể làm tăng nguy cơ hình thành các vấn đề sức khỏe khác, bao gồm cả bệnh tim mạch.

Bài viết này sẽ giải thích VLDL là gì, chức năng và cách duy trì nó trong phạm vi ổn định. 

Định nghĩa 

Cholesterol là một chất béo như sáp mà cơ thể cần để giữ cho các tế bào và cơ quan khỏe mạnh. Gan là cơ quan tạo ra tất cả các loại cholesterol. Tuy nhiên, nó cũng chứa trong nhiều loại thực phẩm, bao gồm: 

  • Thịt đỏ
  • Động vật có vỏ
  • Trứng
  • Các sản phẩm từ sữa 

Có hai loại cholesterol chính: lipoprotein tỷ trọng thấp (LDL) và lipoprotein tỷ trọng cao (HDL). Mọi người thường gọi LDL là cholesterol “xấu” và HDL là cholesterol “tốt”. 

LDL vận chuyển cholesterol và chất béo đến các tế bào trong cơ thể, HDL mang cholesterol dư thừa trở về gan để đào thải ra ngoài. 

VLDL là gì?

VLDL là một loại cholesterol lipoprotein mà gan tạo ra. Cụ thể, VLDL là một loại cholesterol LDL. Tuy nhiên, trong khi VLDL mang triglycerid – một loại chất béo, đến các tế bào và mô, thì LDL chủ yếu mang cholesterol. 

Những nguy cơ có thể xảy ra khi mức VLDL cao   

Tăng nguy cơ hình thành các mảng xơ vữa động mạch ở những người có lượng cholesterol cao. Nguồn ảnh: BulletproofTăng nguy cơ hình thành các mảng xơ vữa động mạch ở những người có lượng cholesterol cao. Nguồn ảnh: Bulletproof

Nếu cơ thể có nhiều VLDL hơn mức cần thiết, lượng dư thừa sẽ lưu thông trong máu, góp phần hình thành các mảng bám. 

Mảng bám bao gồm chất béo, cholesterol, canxi và các chất khác trong máu. Theo thời gian, nó dính vào thành động mạch và sau đó cứng lại, khiến lòng mạch hẹp hơn. Quá trình này gọi là xơ vữa động mạch. 

Xơ vữa động mạch khiến máu không thể lưu thông tự do trong cơ thể. Mỗi tế bào cần được cung cấp đầy đủ lượng máu giàu oxy và chất dinh dưỡng để tồn tại. 

Do đó, nồng độ cao của VLDL góp phần vào chứng xơ vữa động mạch, khiến người bệnh dễ mắc bệnh tim mạch hoặc đột quỵ. 

Nếu lượng triglycerid trong máu quá cao (là chất béo mà VLDL vận chuyển), cũng có thể làm tăng nguy cơ hình thành bệnh gan nhiễm mỡ không liên quan đến rượu.

Lượng VLDL bình thường là bao nhiêu? 

Theo Hiệp hội Hóa học Lâm sàng Hoa Kỳ (AACC), mức VLDL bình thường lên đến 30 mg/dl, tương đương với 0,77 mmol/l.

Mức VLDL cao hơn tiêu chuẩn cho phép, sẽ làm tăng nguy cơ mắc bệnh tim mạch và đột quỵ.

Cách kiểm tra mức VLDL

Xét nghiệm máu giúp định lượng nồng độ VLDL trong máu. Nguồn ảnh: labtestsguide.comXét nghiệm máu giúp định lượng nồng độ VLDL trong máu. Nguồn ảnh: labtestsguide.com 

Các bác sĩ có thể kiểm tra nồng độ VLDL như một bước của xét nghiệm được gọi là hồ sơ lipid. Xét nghiệm máu sẽ kiểm tra chất béo và các chất giống chất béo hoặc lipid, trong máu. 

Xét nghiệm không trực tiếp VLDL, mà kiểm tra thông qua hàm lượng triglycerid trong máu. Hầu hết triglycerid sẽ nằm trong VLDL và vận chuyển đến các tế bào. 

Xét nghiệm có thể báo cáo giá trị triglycerid tính bằng mg/dl hoặc mmol/l. Các bác sĩ ước tính VLDL bằng cách chia giá trị triglycerid cho 5 nếu đơn vị đo là mg/dl hoặc 2,2 nếu tính bằng mmol/l.

Một xét nghiệm lipid sẽ đo lường:

  • Tổng lượng chất béo
  • HDL
  • LDL 

Theo Hiệp hội Hóa học Lâm sàng Hoa Kỳ (AACC), tiêu chuẩn yêu cầu mọi người nhịn ăn từ 9–12 giờ trước khi xét nghiệm. Trong giai đoạn này, không được ăn bất cứ thứ gì và chỉ được uống nước. Tuy nhiên, các bác sĩ có thể quyết định rằng điều này là không cần thiết. 

Mọi người cũng nên tránh uống rượu trước khi xét nghiệm ít nhất 24 giờ. 

Các triệu chứng của VLDL cao 

Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh Hoa Kỳ (CDC), nói rằng cholesterol cao không có dấu hiệu hoặc triệu chứng. Do đó, chỉ có thể biết lượng cholesterol cao hay không bằng cách thực hiện xét nghiệm hồ sơ lipid. 

Điều trị VLDL cao 

Có thể giảm lượng cholesterol “xấu” bằng cách thay đổi các thói quen hàng ngày. Theo Hiệp hội Tim mạch Hoa Kỳ (AHA), các bác sĩ khuyên bạn nên: 

Một chế độ ăn kiêng tốt cho tim  

Hạn chế đồ ăn nhanh, các thực phẩm chế biến sẵn. Nguồn ảnh: jnews.com.auHạn chế đồ ăn nhanh, các thực phẩm chế biến sẵn. Nguồn ảnh: jnews.com.au Áp dụng một chế độ ăn uống lành mạnh cho tim, tránh thực phẩm chứa chất béo bão hòa và chất béo chuyển hóa. Những thực phẩm này bao gồm: 
  • Thịt đỏ
  • Các sản phẩm sữa đầy đủ chất béo
  • Đồ chiên
  • Thịt đã chế biến 

Thay vào đó, mọi người nên chọn một chế độ ăn kiêng bao gồm: 

  • Nhiều trái cây và rau
  • Các loại ngũ cốc
  • Các sản phẩm từ sữa ít béo hoặc không có chất béo
  • Thịt gia cầm
  • Hạnh nhân 

Tập thể dục 

Hoạt động thể chất làm tăng lượng HDL hay cholesterol tốt trong cơ thể. Cơ thể càng có nhiều HDL càng có thể loại bỏ VLDL khỏi máu một cách hiệu quả. 

AHA nói rằng: Mọi người nên đặt mục tiêu thực hiện các bài tập cường độ vừa phải, tập luyện aerobic – chẳng hạn như đi bộ nhanh, bơi lội, đi xe đạp, ít nhất 150 phút mỗi tuần, nếu có thể. 

Bỏ thuốc lá (nếu có) 

Hút thuốc làm giảm lượng cholesterol tốt trong máu. 

Hút thuốc cũng làm tăng khả năng mắc bệnh tăng huyết áp hoặc đái tháo đường, cả hai đều có thể dẫn đến đau tim và đột quỵ. 

Duy trì cân nặng vừa phải 

AHA cho biết rằng: Nếu ai đó thừa cân hoặc béo phì, họ có nhiều khả năng có LDL cholesterol cao và HDL cholesterol thấp.

Tuy nhiên, AHA lưu ý rằng chỉ cần giảm 5–10% trọng lượng cơ thể có thể giúp một người thừa cân hoặc béo phì cải thiện lượng cholesterol trong máu. 

Đạt hoặc duy trì cân nặng vừa phải cũng giảm bớt nguy cơ mắc các bệnh lý khác, chẳng hạn như bệnh đái tháo đường tuýp 2. 

Dùng một số loại thuốc 

Một số người có thể thấy rằng những thay đổi đối với chế độ ăn uống và mức độ hoạt động thể chất không đủ để kiểm soát lượng cholesterol. 

Trong những trường hợp này, bác sĩ có thể kê đơn thuốc. Cách tiếp cận phù hợp sẽ khác nhau đối với mỗi người. Bác sĩ sẽ trao đổi với từng người để xác định loại thuốc hoặc kết hợp thuốc nào là tốt nhất cho họ. 

Ví dụ về các loại thuốc mà bác sĩ có thể kê đơn bao gồm: 

  • Statin: Thuốc hoạt động bằng cách ngăn gan tạo ra cholesterol. 
  • Ezetimibe (Zetia) : Thuốc ngăn ruột hấp thụ cholesterol từ thức ăn. 
  • Chất cô đặc axit mật: Những chất này thúc đẩy ruột đào thải nhiều cholesterol hơn. 
  • Thuốc ức chế PCSK9: Thuốc ngăn chặn tổng hợp loại protein mà gan sử dụng để tạo ra cholesterol cho hoạt động bình thường. 
  • Chất xơ: Chất xơ làm giảm nồng độ triglycerid trong máu. 
  • Axit nicotinic: Thuốc giúp hạn chế lượng chất béo mà gan có thể tạo ra. 

Bác sĩ có thể khuyên bạn nên bổ sung axit béo omega-3, chẳng hạn như dầu gan cá, giúp giảm nồng độ triglycerid trong máu. 

Khi nào cần liên hệ với bác sĩ 

Cholesterol cao không có triệu chứng, vì vậy những người có mức VLDL cao sẽ không biết trừ khi họ làm xét nghiệm hồ sơ lipid. 

Hầu hết người lớn nên khám sức khỏe định kỳ 4–6 năm một lần. Các bác sĩ sẽ có thể đánh giá nguy cơ mắc bệnh tim tiềm ẩn thông qua các xét nghiệm.  

Là một bước của cuộc kiểm tra sức khỏe, các bác sĩ sẽ chỉ định xét nghiệm hồ sơ lipid để đánh giá nồng độ cholesterol trong máu.

Tổng kết 

VLDL là một loại cholesterol xấu có thể góp phần vào nguy cơ đau tim và đột quỵ.

Áp dụng chế độ ăn uống lành mạnh cho tim, hoạt động thể chất nhiều hơn, hạn chế hút thuốc và duy trì cân nặng vừa phải là những cách tốt nhất để kiểm soát lượng cholesterol trong máu. 

Cholesterol cao không có bất kỳ triệu chứng nào. Cách duy nhất để mọi người có thể chắc chắn về mức cholesterol của mình là yêu cầu bác sĩ làm xét nghiệm hồ sơ lipid.  

Tốt nhất là nên làm xét nghiệm này định kỳ 4–6 năm một lần. 

Xem thêm:

Bình luận (0)

Đăng nhập để có thể bình luận

Chưa có bình luận nào. Bạn hãy là người đầu tiên cho tôi biết ý kiến!