7 điều cần biết về chế độ ăn uống và nồng độ cholesterol máu.

Cholesterol được hấp thu vào cơ thể thông qua các thực phẩm hàng ngày như thịt đỏ, trứng và các sản phẩm từ sữa. Theo Hiệp hội Tim mạch Hoa Kỳ (AHA - American Heart Association), Cholesterol từ thức ăn có thể không ảnh hưởng đến lượng cholesterol trong máu nhiều như bạn nghĩ.

Bên cạnh đó, AHA cũng chỉ ra rằng không có mối liên hệ thực sự nào giữa nguy cơ mắc bệnh tim mạch (CVD - cardiovascular disease) và cholesterol trong chế độ ăn uống.

Tuy nhiên, một chế độ ăn uống và lối sống lành mạnh có thể giúp bạn duy trì một hệ tim mạch khỏe mạnh. Hãy trao đổi với bác sĩ để kiểm soát các yếu tố nguy cơ có thể ảnh hưởng đến mức cholesterol bạn.

Nồng độ Cholesterol máu và lượng cholesterol trong chế độ ăn

Cholesterol là một chất béo do gan tạo ra. Nó có một số chức năng như là nguyên liệu tổng hợp hormone và vitamin D, mang chúng theo máu đi khắp cơ thể. Nó cũng góp phần vào cấu trúc màng tế bào.

Nói chung, cơ thể có khả năng tổng hợp đủ cholesterol để đáp ứng nhu cầu cần thiết. Tuy nhiên, chế độ ăn uống cũng góp phần bổ sung cholesterol, tùy thuộc vào các loại thực phẩm.

Các loại cholesterol

Có hai loại cholesterol khác nhau:

Cholesterol lipoprotein tỉ trọng thấp (LDL) hay còn gọi là “cholesterol xấu”. Nó được tổng hợp trong cơ thể và có trong một số nguồn thực phẩm như thịt đỏ và các sản phẩm từ sữa. Nó có chức năng vận chuyển cholesterol trong máu. Nếu có quá nhiều LDL cholesterol trong máu, nó có thể bám vào thành mạch máu và tạo thành mảng xơ vữa. Những mảng này có thể làm hẹp đường kính mạch máu và làm giảm lưu lượng máu. 

Tăng LDL cholesterol máu làm tăng nguy cơ gây xơ vữa động mạch. Nguồn ảnh: https://www.integrativehealthcare.org/ Tăng LDL cholesterol máu làm tăng nguy cơ gây xơ vữa động mạch. Nguồn ảnh: https://www.integrativehealthcare.org/

Cholesterol lipoprotein tỉ trọng cao (HDL) hay còn được gọi là “cholesterol tốt” vì nó có tác dụng bảo vệ tim mạch. Nó mang cholesterol từ máu về gan, nơi lượng cholesterol này có thể được tái sử dụng hoặc thải trừ.

Cholesterol trong thực phẩm

Cholesterol có thể được hấp thu từ một số thực phẩm như trứng, các sản phẩm từ sữa, thịt và động vật có vỏ.

Trước đây, các hướng dẫn về chế độ ăn uống đã khuyến nghị hạn chế tiêu thụ cholesterol dưới mức 300 mg / ngày. Tuy nhiên, một nghiên cứu mới đây kết luận: không có bằng chứng nào cho thấy chế độ ăn giàu cholesterol làm tăng nguy cơ mắc bệnh tim ở những người khỏe mạnh.

Mặc dù chưa có nghiên cứu nào chứng minh sự ảnh hưởng của chế độ ăn giàu cholesterol với hệ tim mạch, bác sĩ vẫn khuyên chúng ta nên giảm lượng chất béo bão hòa và tăng cường ăn trái cây, rau, chất xơ trong thực đơn hàng ngày.

Hạn chế cholesterol trong chế độ ăn uống 

Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh Hoa Kì (CDC - Centers for Disease Control and Prevention) khuyến cáo rằng, vì cơ thể có thể tổng hợp đủ lượng cholesterol cần thiết, nên trong chế độ ăn chỉ cần một mức tối thiểu cholesterol. Một chế độ ăn lành mạnh như vậy sẽ giúp giảm nguy cơ mắc bệnh tim mạch.

Chế độ ăn uống tốt cho tim mạch

 Chế độ ăn kiêng DASH gồm nhiều trái cây, rau, ngũ cốc nguyên hạt và thực phẩm từ sữa ít chất béo. Nguồn ảnh: https://www.dummies.com/ Chế độ ăn kiêng DASH gồm nhiều trái cây, rau, ngũ cốc nguyên hạt và thực phẩm từ sữa ít chất béo. Nguồn ảnh: https://www.dummies.com/Theo AHA, chế độ ăn kiêng DASH hoặc Địa Trung Hải là những ví dụ về thực đơn ăn uống lành mạnh vì chúng có hàm lượng cholesterol thấp. Những chế độ ăn đó sử dụng các nhóm thực phẩm sau:

  • Rau
  • Trái cây
  • Các loại ngũ cốc
  • Quả hạch
  • Hạt 
  • Sữa ít hoặc không có chất béo
  • Protein từ thịt nạc
  • Dầu thực vật 

Biến chứng

Hãy xét nghiệm định kỳ để đo nồng độ cholesterol máu, cholesterol máu cao có thể không gây ra các triệu chứng nhưng có thể dẫn đến các biến chứng về sức khỏe. Ví dụ, cholesterol máu cao có thể gây nên tình trạng xơ vữa động mạch, là mảng xơ vữa tích tụ trong mạch máu, làm động mạch thu hẹp và trở nên xơ cứng.

Theo thời gian, xơ vữa động mạch là yếu tố nguy cơ mắc các bệnh liên quan đến tim, như:

  • Nhồi máu cơ tim
  • Đột quỵ
  • Bệnh động mạch cảnh
  • Bệnh động mạch vành
  • Đau ngực (đau thắt ngực)
  • Ngừng tim đột ngột

Theo Viện Tim, Phổi và Máu Quốc gia Hoa Kì (NIH - National Heart, Lung and Blood Institute), lối sống của mỗi người, bao gồm chế độ ăn uống và các yếu tố khác có thể ảnh hưởng đến mức cholesterol của họ.

Các yếu tố nguy cơ gây nên cholesterol máu cao

Theo NIH, Các yếu tố nguy cơ gây nên tình trạng cholesterol máu cao bao gồm:

  • Tuổi 
  • Tiền sử gia đình
  • Yếu tố gen
  • Dân tộc hoặc chủng tộc
  • Giới tính

Trong một số trường hợp, bác sĩ cần kê các loại thuốc cho bạn để giảm mức cholesterol.

Thuốc 

Thuốc giảm cholesterol máu như statin là cần thiết cho những người có một số yếu tố nguy cơ sau:

  • Tiền sử gia đình tăng cholesterol máu (FH - Familial hypercholesterolemia), một tình trạng di truyền. Nó có thể bắt đầu từ khi còn trẻ và dẫn đến tăng LDL cholesterol máu.
  • Đái tháo đường type 2, ảnh hưởng đến mức cholesterol và làm tăng nguy cơ đột quỵ hoặc nhồi máu cơ tim.
  • Bệnh tim mạch, cũng làm tăng nguy cơ đột quỵ hoặc nhồi máu cơ tim.

Mỗi người bệnh nên tham khảo ý kiến bác sĩ để đảm bảo rằng mình đang sử dụng loại thuốc chính xác nhất.

Phòng bệnh 

Thay đổi lối sống hoặc chế độ ăn có thể làm hạ cholesterol máu hoặc duy trì một nồng độ có lợi cho sức khỏe, ví dụ:

  • Chế độ ăn uống lành mạnh, hạn chế nguồn thực phẩm giàu chất béo bão hòa.
  • Tập luyện thể chất thường xuyên
  • Duy trì cân nặng hợp lý
  • Tránh sử dụng thuốc lá
  • Hạn chế rượu

 Bạn nên xét nghiệm để theo dõi cholesterol máu định kỳ. Nguồn ảnh: https://www.diabetes.co.uk/ Bạn nên xét nghiệm để theo dõi cholesterol máu định kỳ. Nguồn ảnh: https://www.diabetes.co.uk/Thường xuyên kiểm tra mức cholesterol giúp theo dõi sự biến đổi của nó một cách dài hạn.

Khi nào cần đi khám bác sĩ

Theo CDC, nếu bạn không biết về nồng độ cholesterol máu của mình, bạn nên đến gặp bác sĩ để được xét nghiệm. Nếu không, mỗi người trưởng thành khỏe mạnh nên kiểm tra cholesterol máu mỗi 4 đến 6 năm một lần.

Cholesterol máu cao thường không gây ra các triệu chứng, nhưng nếu có, bạn nên sắp xếp thời gian để đi khám bác sĩ. 

Tổng kết

Cơ thể có thể tổng hợp đủ lượng cholesterol cần thiết, do đó, bạn không cần bổ sung thêm bất kỳ lượng cholesterol nào từ chế độ ăn. Tuy nhiên, cholesterol trong thực phẩm dường như không ảnh hưởng đến mức cholesterol máu như chúng ta vẫn nghĩ trước đây.

Nhiều chuyên gia khuyên rằng, chế độ ăn uống và lối sống lành mạnh có thể giúp giảm nồng độ cholesterol máu. Nếu bạn vẫn lo lắng về cholesterol máu của mình, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ.

Xem thêm:

Bình luận (0)

Đăng nhập để có thể bình luận

Chưa có bình luận nào. Bạn hãy là người đầu tiên cho tôi biết ý kiến!