Những chỉ số cần đo trong xét nghiệm máu HDL?

Một số người gọi cholesterol lipoprotein tỷ trọng cao (HDL) là cholesterol “tốt”. Bác sĩ có thể đo nồng độ HDL bằng xét nghiệm máu. Mức HDL cholesterol thấp có thể làm tăng nguy cơ mắc một số bệnh, chẳng hạn như bệnh tim mạch.

Video: Đọc và hiểu chỉ số xét nghiệm Cholesterol

Lipoprotein là các phần tử vận chuyển cholesterol trong máu. Có 2 loại chính: lipoprotein tỷ trọng cao và thấp.  

Tương ứng với 2 loại cholesterol chính là: LDL-Cholesterol “xấu” và HDL-Cholesterol “tốt’ 

Cholesterol là chất mà cơ thể sử dụng để cấu tạo ra các tế bào, một số hormon và vitamin. Gan tổng hợp tất cả cholesterol mà cơ thể cần, nhưng nó cũng có trong thực phẩm. 

Dưới đây, hãy tìm hiểu lý do tại sao bác sĩ có thể kiểm tra mức HDL cholesterol và kết quả xét nghiệm có ý nghĩa như thế nào. 

Xét nghiệm HDL là gì? 

Xét nghiệm HDL là xét nghiệm máu để đo nồng độ HDL cholesterol. Đây có thể là một phần của “bảng lipid”, xét nghiệm có thể cung cấp tổng quan về lượng cholesterol trong cơ thể. 

Bảng lipid trong mẫu máu định lượng các chất sau:

  • HDL cholesterol
  • Cholesterol toàn phần
  • Triglycerid, loại chất béo phổ biến nhất trong máu  

Các bác sĩ tính toán lượng LDL cholesterol trong máu bằng cách sử dụng thông tin từ bảng lipid. Tuy nhiên, một số tình trạng sức khỏe nhất định có thể ảnh hưởng đến độ chính xác của phép tính này. Điều này có nghĩa là cần thêm xét nghiệm để xác định mức LDL cholesterol. 

Tại sao xét nghiệm HDL lại cần thiết? 

Các bác sĩ có thể đo nồng độ HDL khi tính tổng lượng cholesterol toàn phần. 

Xét nghiệm HDL cũng có thể hữu ích trong việc theo dõi đáp ứng của người bệnh với điều trị kiểm soát cholesterol. 

Mức LDL cholesterol cao có thể dẫn đến sự tích tụ mảng bám trong mạch máu. Mảng bám dính được tạo thành từ canxi, chất béo, cholesterol và chất thải tế bào. Sự tích tụ trong các động mạch có thể khiến lòng mạch thu hẹp hoặc bị tắc nghẽn, dẫn tới các bệnh lý như:

  • Đau tim
  • Đột quỵ
  • Bệnh mạch vành
  • Bệnh thận mãn tính 

Xác định mức cholesterol toàn phần có thể giúp xác định nguy cơ mắc bệnh tim mạch. Và đặc biệt, việc đo nồng độ HDL cholesterol có thể cung cấp cho bác sĩ những thông tin hữu ích.

Có mức HDL cholesterol cao nói chung là một điều tốt. HDL sẽ vận chuyển LDL trở lại gan, để phân hủy và loại bỏ nó ra khỏi cơ thể. 

Tuy nhiên, một số trường hợp có thể khiến mức HDL cholesterol trở nên quá cao. 

Một bài báo trên tạp chí Khoa học, tập trung vào một biến thể di truyền hiếm gặp có thể dẫn đến mức HDL cholesterol cao bất thường. Biến thể làm thay đổi cách thức hoạt động của cholesterol này trong cơ thể và có thể tăng nguy cơ mắc bệnh tim mạch. 

Mức HDL cholesterol thấp được quan tâm nhiều hơn, vì nó chỉ ra rằng người đó có nguy cơ mắc bệnh tim mạch. Mức độ thấp có thể xảy ra do:

  • Yếu tố di truyền
  • Bệnh đái tháo đường tuýp 2
  • Hút thuốc
  • Béo phì
  • Ít tập thể dục   Hình ảnh mô phỏng chức năng của HDL và LDL cholesterol trong cơ thể. Nguồn ảnh: WeeblyHình ảnh mô phỏng chức năng của HDL và LDL cholesterol trong cơ thể. Nguồn ảnh: Weebly 

Ai nên làm xét nghiệm cholesterol?

Theo Hiệp hội Tim mạch Hoa Kỳ (AHA), bất kỳ ai trên 20 tuổi và không có yếu tố nguy cơ mắc bệnh tim mạch đều nên kiểm tra mức cholesterol trong vòng ⁠4–6 năm. 

Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh Hoa Kỳ(CDC) cũng khuyến cáo rằng trẻ em 9-11 tuổi và thanh niên từ 17–21 tuổi nên làm xét nghiệm này. 

Các yếu tố nguy cơ cần kiểm tra cholesterol thường xuyên hơn bao gồm:

  • Hút thuốc lá
  • Bị béo phì
  • Chế độ ăn uống không lành mạnh
  • Không tập thể dục thường xuyên
  • Nam > 45 tuổi, nữ > 55 tuổi
  • Bị tăng huyết áp
  • Có tiền sử gia đình bị bệnh tim sớm
  • Bị bệnh tim
  • Bị bệnh tiểu đường 

Trước khi xét nghiệm 

Nếu một người đang làm xét nghiệm máu HDL như một phần của bảng lipid, bác sĩ có thể yêu cầu nhịn ăn (được uống nước) từ 9–12 giờ trước đó. 

Một nghiên cứu từ năm 2018 cho thấy rằng nhịn ăn trước khi xét nghiệm lipid có thể hữu ích cho những người có các yếu tố nguy cơ nhất định. 

Một số bác sĩ cho rằng nhịn ăn trước khi xét nghiệm lipid sẽ có kết quả chính xác hơn. Tuy nhiên, nghiên cứu từ năm 2017 cho thấy sự khác biệt do nhịn ăn là không đáng kể. 

Điều quan trọng là phải làm theo hướng dẫn một cách cẩn thận và cung cấp thông tin về bệnh tật hoặc mang thai trước khi xét nghiệm. Những yếu tố này có thể ảnh hưởng đến mức HDL cholesterol.  

Trong quá trình kiểm tra 

Để đo mức HDL cholesterol, bác sĩ sẽ lấy mẫu máu từ tĩnh mạch cánh tay hoặc đầu ngón tay. 

Sau đó, gửi đến phòng thí nghiệm để tiến hành phân tích. 

Phân tích kết quả 

Bác sĩ sẽ giải thích kết quả xét nghiệm và bất kỳ phương pháp điều trị nào trong tương lai. 

Thư viện Y khoa Quốc gia Hoa Kỳ cung cấp các mức phân loại sau đây cho nồng độ HDL cholesterol (mg/dl) ở người lớn:

  • Nguy cơ chính đối với bệnh tim: dưới 40 mg/dl
  • Mức tăng giới, cần lưu ý: 40–59 mg/dl    
  • Nồng độ tối ưu: 60 mg/dl hoặc cao hơn 

Tăng HDL 

Duy trì chế độ ăn lành mạnh để kiểm soát lượng cholesterol trong máu góp phần giảm biến cố tim mạch. Nguồn ảnh: The Times of IndiaDuy trì chế độ ăn lành mạnh để kiểm soát lượng cholesterol trong máu góp phần giảm biến cố tim mạch. Nguồn ảnh: The Times of India

Nếu mức HDL cholesterol quá thấp, bác sĩ có thể đề nghị điều trị để tăng nồng độ lên. Các lựa chọn bao gồm:

  • Có một chế độ ăn uống lành mạnh hơn
  • Duy trì cân nặng vừa phải
  • Tập thể dục nhiều hơn
  • Bỏ hút thuốc
  • Giảm uống rượu
  • Điều trị bệnh đái tháo đường, nếu nó 

Ngoài ra, vì một số loại thuốc làm giảm mức HDL cholesterol, bác sĩ có thể thay thế bằng một loại thuốc khác. 

Tổng kết 

HDL cholesterol được gọi là cholesterol “tốt” và nồng độ cao có thể có lợi. Tuy nhiên, mức quá cao hoặc quá thấp có thể làm tăng nguy cơ mắc bệnh tim. 

Các bác sĩ thường khuyến nghị nên kiểm tra cholesterol định kỳ 4–6 năm một lần. 

Một số người, chẳng hạn như những người có nguy cơ cao mắc bệnh tim, nên làm xét nghiệm này thường xuyên hơn. 

Xét nghiệm máu có thể là một phần của bảng lipid, một bài kiểm tra giúp các bác sĩ tính toán nồng độ cholesterol toàn phần 

Trước khi xét nghiệm máu HDL, có thể cần nhịn ăn trong 9–12 giờ. Sau khi có kết quả, bác sĩ sẽ phân tích và tư vấn xem liệu có cần thiết phải điều trị hay không.

Nếu có bất kỳ lo ngại nào về nồng độ cholesterol của mình, hãy liên hệ bác sĩ để được tư vấn cụ thể.

Xem thêm:

Bình luận (0)

Đăng nhập để có thể bình luận

Chưa có bình luận nào. Bạn hãy là người đầu tiên cho tôi biết ý kiến!