8 biện pháp tự nhiên làm giảm cholesterol máu

Cholesterol là một chất béo trong máu, chia làm hai loại. Cần có sự cân bằng chính xác giữa hai yếu tố này để có sức khỏe tốt.

Video: 5 lời khuyên giúp bạn giảm Cholesterol trong máu 

Lipoprotein tỷ trọng cao (HDL) hay cholesterol “tốt” giúp loại bỏ cholesterol dư thừa ra khỏi cơ thể. Lipoprotein tỷ trọng thấp (LDL) hay cholesterol “xấu” có thể làm tích tụ cholesterol trong động mạch.

Mức HDL thấp hoặc LDL cholesterol cao, làm tăng nguy cơ mắc bệnh mạch vành. LDL cholesterol tạo thành một chất gọi là mảng bám trong động mạch vành. Theo thời gian, mảng bám này có thể tích tụ, tạo thành cục máu đông và làm tắc nghẽn động mạch. Điều này có thể dẫn đến cơn đau thắt ngực hoặc nhồi máu cơ tim. 

Cholesterol cao có nghĩa là quá nhiều LDL, chúng không có triệu chứng, vì vậy nhiều người không biết mình mắc bệnh. Mức cholesterol cao có thể tăng gấp đôi nguy cơ mắc bệnh tim so với mức bình thường. 

Bài viết này xem xét một số biện pháp tự nhiên có thể giúp cải thiện sự cân bằng của hai loại cholesterol.  

Thay đổi lối sống 

Thay đổi lối sống và các thực phẩm bổ sung tự nhiên có thể giúp giảm hoặc kiểm soát mức cholesterol ở nhiều người. Những thay đổi lối sống sau đây đã được phát hiện để giảm nguy cơ tổng thể  bệnh tim mạch thông qua việc giảm cholesterol trong máu và huyết áp.

Tập thể dục

Tập thể dục 30 phút mỗi ngày có thể làm giảm nguy cơ mắc bệnh tim. Nguồn ảnh: watchfit.comTập thể dục 30 phút mỗi ngày có thể làm giảm nguy cơ mắc bệnh tim. Nguồn ảnh: watchfit.com Hoạt động thể chất là một cách tốt để giảm LDL cholesterol và nguy cơ mắc bệnh tim mạch nói chung. Theo Hướng dẫn Hoạt động Thể chất cho Người Mỹ nói rằng: Mọi người nên đặt mục tiêu tập luyện 30 phút mỗi ngày, 5 ngày một tuần (tổng cộng 2,5 giờ mỗi tuần). 

Mặc dù 2,5 giờ trở lên mỗi tuần là tốt nhất, nhưng bất kỳ lượng thời gian nào cũng có thể giúp cải thiện sức khỏe. Nếu một người bị bệnh tim mạch hoặc các tình trạng sức khỏe khác, để tập thể dục an toàn nên trao đổi với bác sĩ trước khi bắt đầu. 

Ăn một chế độ ăn uống có lợi cho tim mạch

Trái cây, rau, ngũ cốc nguyên hạt và sữa là những thực phẩm chủ yếu của một chế độ ăn uống lành mạnh. Tuy nhiên, ăn chất béo tốt cũng rất quan trọng đối với sức khỏe tim mạch và mức cholesterol. 

Chế độ ăn uống nên bao gồm chủ yếu là chất béo không bão hòa, chẳng hạn như chất béo trong cá, hạnh nhân, hạt, quả bơ và dầu thực vật. Những chất béo không bão hòa này có thể cải thiện sức khỏe tim mạch và giảm mức cholesterol. 

Chất béo bão hòa, được tìm thấy trong nhiều sản phẩm động vật béo và thực phẩm chế biến, nên hạn chế ăn dưới 10% lượng calo hàng ngày. 

Tránh sử dụng chất béo chuyển hóa trong một số thực phẩm đóng gói và chiên rán vì không an toàn. Những chất béo này có thể làm tăng nguy cơ cholesterol cao và bệnh tim mạch. 

Đạt được cân nặng hợp lý

Thừa cân có nguy cơ mắc bệnh tim và cholesterol cao. Giảm 5-10% trọng lượng giúp cải thiện sức khỏe đáng kể. 

Tập thể dục thường xuyên và một chế độ ăn uống lành mạnh giúp giảm mỡ trong cơ thể và làm giảm mức cholesterol. Mọi người nên chọn ăn thức ăn giàu chất dinh dưỡng và tránh đồ ăn vặt có hàm lượng calo cao, không có chất dinh dưỡng. 

Bổ sung tự nhiên 

Mặc dù một số chế phẩm bổ sung tự nhiên được bán trên thị trường để chống lại cholesterol cao, nhưng chỉ một số ít được nghiên cứu đầy đủ. 

Chiết xuất tỏi

Chiết xuất tỏi có thể giúp giảm cholesterol trong máu và thường được cơ thể dung nạp tốt. Nguồn ảnh: PinterestChiết xuất tỏi có thể giúp giảm cholesterol trong máu và thường được cơ thể dung nạp tốt. Nguồn ảnh: Pinterest 

Tỏi đã được sử dụng trong y học từ thời cổ đại và nó có thể giúp giảm cholesterol trong máu. Một bài báo trên Tạp chí Avicenna của Phytomedicine chỉ ra một đánh giá của 39 thử nghiệm cho thấy chiết xuất tỏi già có thể làm giảm tổng lượng cholesterol và LDL. 

Một nghiên cứu trên Tạp chí Dinh dưỡng khẳng định rằng, chiết xuất tỏi già làm giảm tổng lượng cholesterol và LDL lần lượt là 7 và 10%. Ăn tỏi thì tốt, nhưng mọi người nên trao đổi với bác sĩ về thực phẩm bổ sung tỏi. 

Hạt lanh

Hạt lanh là một thực phẩm cung cấp một lượng lớn chất xơ hoà tan. Nguồn ảnh: nutrativa.com.brHạt lanh là một thực phẩm cung cấp một lượng lớn chất xơ hoà tan. Nguồn ảnh: nutrativa.com.br 

Hạt lanh là loại hạt nhỏ có chứa chất xơ hòa tan, lignans và axit béo omega-3 có nguồn gốc thực vật. Tất cả các thành phần này có thể có ảnh hưởng đến sức bền động mạch hoặc mức cholesterol trong máu. 

Những hạt có hương vị hấp dẫn này được sử dụng trong nấu ăn, nướng bánh và sinh tố, với hàm lượng chất xơ cao có thể giúp giảm cholesterol. 

Một nghiên cứu trên tạp chí Dinh dưỡng và Chuyển hoá, cho thấy: Đồ uống làm từ hạt lanh giúp giảm tổng lượng cholesterol và LDL cholesterol lần lượt là 12 và 15%. 

Một nghiên cứu khác trên Tạp chí Dinh dưỡng cho thấy dùng hạt lanh xay làm giảm lượng LDL cholesterol xuống 15% trong 1 tháng. 

Vì hạt lanh rất nhỏ và có lớp vỏ cứng bên ngoài nên hạt lanh đã xay được khuyên dùng hơn là nguyên hạt. Khi hạt được xay hoặc nghiền, cơ thể sẽ có khả năng hấp thụ tốt hơn các chất dinh dưỡng bên trong. 

Chất xơ hòa tan

Hầu hết người Mỹ không tiêu thụ đủ chất xơ cần thiết cho quá trình tiêu hóa. Chất xơ cũng đã được chứng minh là làm giảm LDL cholesterol tốt hơn so với một chế độ ăn ít chất béo. 

Hiệp hội Tim mạch Hoa Kỳ nói rằng: Chất xơ hòa tan làm giảm LDL cholesterol, trong khi chất xơ không hòa tan giúp giảm nguy cơ bệnh tim tổng thể. Chất xơ hòa tan được tìm thấy với lượng lớn trong yến mạch. Các nguồn chất xơ hòa tan tốt khác bao gồm trái cây, rau và các loại đậu, chẳng hạn như đậu xanh và đậu Hà Lan. 

Mọi người nên ăn bánh mì và mì sợi làm từ ngũ cốc nguyên hạt và hạn chế các loại ngũ cốc "trắng" hoặc tinh chế. Chế phẩm bổ sung chất xơ cũng có thể giúp tăng lượng chất xơ hòa tan và không hòa tan. 

Quả táo gai

Nguồn ảnh: remediosmd.comQuả táo gai. Nguồn ảnh: remediosmd.com 

Quả táo gai đã được sử dụng trong nhiều thế kỷ để cải thiện sức khỏe tim mạch nhưng nó có thể tương tác với một số loại thuốc.

Một số nghiên cứu đã phát hiện ra rằng táo gai có thể làm giảm cholesterol trong máu. Lá, quả và hoa của cây táo gai đều được sử dụng trong y học hàng trăm năm nay để điều trị các vấn đề về tim, bao gồm cả cholesterol cao. 

Mặc dù táo gai có thể có hiệu quả, nhưng những người có cholesterol cao hoặc bệnh tim nên trao đổi với bác sĩ trước khi bổ sung chúng.

Nó có thể tương tác với một số loại thuốc, bao gồm nhiều loại thuốc được kê đơn cho bệnh tim. 

Chiết xuất men gạo đỏ: Những câu hỏi chính về tính an toàn

Một nghiên cứu được công bố trên Tạp chí Thuốc bổ sung và thay thế cho thấy chiết xuất từ men gạo đỏ làm giảm 22% LDL cholesterol và tổng lượng cholesterol xuống 15% trong 8 tuần. 

Tuy nhiên, Trung tâm Quốc gia về Sức khỏe Bổ sung và Tích hợp cảnh báo rằng, có thể khó biết liệu chế phẩm bổ sung men gạo đỏ có an toàn, hiệu quả hay không. 

Một số sản phẩm này được phát hiện có chứa một thành phần hoạt tính giống như chất được tìm thấy trong thuốc giảm cholesterol có tên là lovastatin. Do đó, những chế phẩm bổ sung này có thể gây ra các tác dụng phụ và tương tác thuốc tương tự như lovastatin và không an toàn cho tất cả mọi người. 

Các chế phẩm bổ sung men gạo đỏ khác đã được nghiên cứu có ít hoặc không có thành phần hoạt tính giống lovastatin, nhưng liệu những chế phẩm bổ sung này có thể làm giảm cholesterol hay không thì vẫn chưa được biết. Một số chế phẩm bổ sung men gạo đỏ cũng được phát hiện có chứa các chất gây suy thận.

Cơ quan Quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Hoa Kỳ (FDA) không giám sát độ tinh khiết hoặc chất lượng của các chế phẩm bổ sung như chiết xuất men gạo đỏ. Vì vậy, nếu bác sĩ đề nghị sử dụng nó, mọi nên mua nó ở những nơi uy tín. 

Các sản phẩm tự nhiên khác, chẳng hạn như nghệ và nhựa cây guggul, có thể làm giảm cholesterol, nhưng các nghiên cứu về chúng còn hạn chế.  

Những điều cần lưu ý

Để đảm bảo an toàn và hiệu quả, mọi người nên trao đổi với bác sĩ về các biện pháp tự nhiên nào tốt nhất cho lối sống và tình trạng sức khỏe của cá nhân mình. 

Những thay đổi lối sống được liệt kê ở trên thường được khuyến nghị như một phần của kế hoạch điều trị giảm cholesterol trong máu. 

Tuy nhiên, các loại thảo mộc hoặc các chế phẩm bổ sung khác chỉ nên được sử dụng khi có sự đồng ý của bác sĩ. Các chế phẩm bổ sung tự nhiên có thể tương tác với các loại thuốc khác, gây ra các tác dụng phụ không mong muốn và nguy hiểm ở một số người. 

Xem thêm:

Bình luận (0)

Đăng nhập để có thể bình luận

Chưa có bình luận nào. Bạn hãy là người đầu tiên cho tôi biết ý kiến!